Soạn bài Mùa phơi sân trước – Nguyễn Ngọc Tư gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 89 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm một số từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước”. Đó là tình cảm, cảm xúc gì?

Hướng dẫn trả lời: 

– Từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả khi nhớ lại những kỉ niệm về “mùa phơi sân trước” là:

“Những ngày hửng nắng, trên giàn luôn có gì đó ngóng nắng, khi cám mốc, khi một mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau”

“Những nhà có sân rộng, người ta còn phơi lúa trên giàn…”

“giờ trên giàn bày ra những món ngon chuẩn bị cho cuộc hội hè”

“Bánh phồng vừa quết xong, củ kiệu mới trộn đường xong, mứt gừng mới ngào nửa lửa… thứ nào cũng ưa nắng”

Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,…đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.”

“Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ”

“Mùa đìa kéo dài cả tháng, nghĩa là lúc nào giàn phơi cũng đầy những con cá nằm nhuộm nắng cho đỏ au da thịt”

Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.”

– Đó là những cảm xúc xao xuyến, nhớ nhung, bồi hồi, xúc động và hoài niệm về những kỉ niệm mộc mạc của tuổi thơ bên giàn phơi trước nhà.

Câu 2 trang 89 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về chất trữ tình trong văn bản trên.

Hướng dẫn trả lời:

Văn bản là một tác phẩm đậm chất trữ tình. Xuyên suốt cả tác phẩm là dòng cảm xúc của nhân vật chính. Với những hoài niệm, xao xuyến, bồi hồi, nhớ thương về những kỉ niệm tuổi thơ mộc mạc bên giàn phơi. Cùng với đó, là những cảm xúc yêu thương, vui vẻ của một đứa trẻ thơ bên mẹ, bên những bài học mà phải khi lớn lên mới có thể hiểu hết. Có thể nói, toàn bộ tác phẩm, là một dòng cảm xúc trữ tình trong hồi ức của nhân vật “tôI”.

Câu 3 trang 89 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em cảm nhận được điều gì về cái “tôi” của tác giả đã thể hiện trọng văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

Cái “tôi” của tác giả là một cái tôi trữ tình hoài niệm về những kỉ niệm tuổi thơ gắn liền với sân phơi một cách nhẹ nhàng, tình cảm và sâu lắng

Câu 4 trang 89 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản và cho biết dựa vào đâu để em xác định như vậy.

Hướng dẫn trả lời:

– Chủ đề của văn bản: kỉ niệm về quê hương, về thiên nhiên

– Tiêu chí giúp em xác định chủ đề như vậy là: những cảnh vật của làng quê, của thiên nhiên nơi quê hương tác giả đều thuộc về kí ức của ông, nay được tái hiện lại trong tác phẩm, khi ông đang ở nơi xa quê hương

Câu 5 trang 89 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra những đặc điểm của tản văn thể hiện trong văn bản trên.

Hướng dẫn trả lời:

Soạn bài Mùa phơi sân trước ngắn gọn

>> Xem toàn bộ bài soạn ngắn gọn tại đây Soạn Ngữ văn 7 ngắn gọn bài Mùa phơi sân trước (Nguyễn Ngọc Tư)

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Viết bài văn biểu cảm về con người, sự việc

Trên đây là tài liệu Soạn bài Mùa phơi sân trước – Nguyễn Ngọc Tư. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Tài liệu tham khảo:

  • Chia sẻ cảm nhận về mùi vị của cốm
  • Lý giải câu hỏi: Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?
  • Chia sẻ trải nghiệm về sản vật đặc trưng cho một vùng đất
  • Cảm nhận văn bản Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát