TaiLieuViet chia sẻ tới các bạn bài Soạn văn 9 lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga do Nguyễn Đình Chiểu sáng tác. Bài soạn văn lớp 9 này là tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh “bất bình” đã cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay ác bá giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất. Chúc các bạn học tốt mời các bạn tham khảo

  • Soạn bài lớp 9: Mã Giám Sinh mua Kiều
  • Soạn bài lớp 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • Soạn bài lớp 9: Miêu tả trong văn bản tự sự
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga – Nguyễn Đình Chiểu – Bồi dưỡng HSG Ngữ Văn 9

I. Khái quát về Tác giả Nguyễn Đình Chiểu

1. Tiểu sử cuộc đời tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu 1822 – 1888), tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù), quê ở phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh).

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân trong gia đình nhà nho và là một nhà thơ lớn của miền Nam Việt Nam trong nửa cuối thế kỷ 19.

Năm Mậu Thân (1848), mẹ Nguyễn Đình Chiểu mất ở Gia Định. Được tin, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ trở về Nam chịu tang mẹ. Trên đường trở về, vì quá thương khóc mẹ, vì vất vả và thời tiết thất thường nên đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng nên đã bị mù mắt, hôn thê bội ước, cửa nhà sa sút…

Nguyễn Đình Chiểu đóng cửa chịu tang mẹ cho đến năm 1851 thì mở trường dạy học và làm thuốc ở Bình Vi (Gia Định).

2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho tiết tháo, sống theo đạo nghĩa, tuy mang tật mù lòa và gặp lúc biến loạn nhưng vẫn giữ được phẩm cách thanh cao. Ông không chỉ là người con có hiếu, người thầy thuốc mẫu mực mà còn là một nhà thơ yêu nước, đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị.

Ông là nhà thơ có quan niệm văn chương nhất quán. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa. Vì vậy, mỗi vần thơ của ông đều ngụ ý khen chê công bằng, rạch ròi, và đều bộc lộ một tấm lòng thương dân yêu nước của ông.

Ông thường dùng chữ Nôm, và bằng ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu sức gợi cảm khiến cho tác phẩm của ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc. Ông là nhà thơ đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học Việt, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.

Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

I. Kiến thức cơ bản

1. Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu từng được xem là “một trong những sản phẩm hiếm có của trí tuệ con người có cái ưu điểm lớn là diễn tả được trung thực những tình cảm của một dân tộc” (Lời nói đầu bản dịch của G. Ô-ba-rê, trong Một số tư liệu về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học xã hội, 1965).

  • Mở bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Kết bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

2. Truyện Lục Vân Tiên có kiểu kết cấu ước lệ theo khôn mẫu của truyện truyền thống: người tốt gặp gian truân, bị kẻ xấu hãm hại nhưng được phù trợ và cứu giúp, cuối cùng được đền đáp xứng đáng, kẻ xấu bị trừng trị. Đây là loại truyện thể hiện khát vòng cháy bỏng của nhân dân: ở hiền gặp lành, cái thiện chiến thắng cái ác.

3. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích là một chàng trai nghĩa hiệp, tài giỏi, không chịu nổi cảnh “bất bình”:

Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô…
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang

Hành động đó thể hiện tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng cao thượng của Vân Tiên. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả theo phong cách văn chương cổ, đó là theo cách so sánh với mẫu hình lí tưởng Triệu Tử Long (Triệu Vân) một mình phá vòng vay của Tào Tháo trong trận Đương Dang (Đương Dương) nổi tiếng.

Thái độ cư xử của Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp cũng thể hiện rõ bản chất của con người hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, từ tâm, nhân hậu. Tuy có màu sắc của lễ giáo phong kiến (Khoa khoan ngồi đó chớ ra – Nàng là phận gái, ta là phận trai) nhưng đoạn thơ vẫn thể hiện đức tính khiêm nhường đáng quí của chàng.

4. Đoạn trích cũng cho thấy: Kiều Nguyệt Nga tuy là cô gái khuê các nhưng thuỳ mị, nết na, có học thức. Trước ân nhân, nàng giãi bày rất chan thành:

Trước xe quân tử tạm ngồi
Xin cho tiện thiếp lay rồi sẽ thưa

Không những thế, nàng còn tỏ ra rất áy náy, tìm mọi cách để trả ơn chàng, và ý thức sâu sắc rằng:

Lấy chi cho phỉ tấm lòng cũng ngươi

Đó là một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, cũng là vẻ đẹp lí tưởng nhân văn của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.

4. Truyện Lục Vân Tiên ban được Nguyễn Đình Chiểu sáng tác và truyền miệng qua các môn đệ, dưới hình thức “kể thơ”, tác giả trực tiếp thể hiện tình cảm của mình đối với nhân vật, do đó có tính dân gian đậm nét.

Ngôn ngữ thể hiện trong đoạn trích là ngôn ngữ bình dân, giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ, rất tự nhiên cho nên nó có sức sống lâu bền trong đời sống.

II. Rèn luyện kĩ năng

  • Tóm tắt đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Soạn văn 9: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Nội dung, dàn ý, bố cục, tác giả

………………………………..

TaiLieuViet.com xin giới thiệu Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, ngoài ra các bạn học sinh còn có thể tham khảo các Ngữ văn lớp 9, Soạn văn lớp 9, Học tốt Ngữ Văn lớp 9, Soạn Văn lớp 9 (ngắn nhất) các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 9 này giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới