Soạn bài Lời của cây – Trần Hữu Thung trang 13 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Chuẩn bị đọc

Em đã bao giờ quan sát quá trình lớn lên của một cái cây, một bông hoa hay một con vật chưa? Điều đó gợi cho em suy nghĩ hoặc cảm xúc gì?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý:

Em đã quan sát quá trình lớn lên của cây hoa cúc. Từ khi mẹ mới trồng là một cây con nhỏ xíu, đến lúc nó cao hơn, có nhiều lá và cành hơn. Rồi có nụ, nở hoa.

→ Quá trình ấy khiến em cảm thấy rất yêu quý và trân trọng cây hoa cúc cùng bông hoa hơn. Bởi em biết rằng, để cây có thể trưởng thành như vậy, là cả một quá trình dài mà cả người chăm cây và cây cùng cố gắng.

Trải nghiệm cùng văn bản

Tưởng tượng 1 trang 13 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hình dung thế nào về hiện tượng nảy mầm qua hiện tượng “nhú lên giọt sữa”?

Hướng dẫn trả lời:

Em hình dung hiện tượng nảy mầm, là từ trong lòng đất, một mầm non nhỏ, trắng như một giọt sữa trồi lên, nhô lên, giống như một giọt sữa chảy lên từ dưới đất.

Theo dõi 2 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chú ý những động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm ở các khổ thơ 2, 3 và 4.

Hướng dẫn trả lời:

Các động từ miêu tả quá trình lớn lên của hạt mầm là:

– Khổ 2: nảy, nhú

– Khổ 4: mở mắt

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Năm khổ thơ đầu là lời của ai? Khổ thơ cuối là lời của ai? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

– Năm khổ thơ đầu là lời của: người trồng cây, người quan sát hạt nảy mầm (tác giả)

   → Khẳng định như vậy: dựa vào các hành động “cầm trong tay”, “gieo xuống đất”, “ghé tai nghe”… đây là các hành động của con người (người trồng) đối với cây.

– Khổ thơ cuối là lời của: cây (mầm cây)

   → Khẳng định như vậy: dựa vào đại từ xưng hô “tôi” và câu khẳng định “Cây chính là tôi”

Câu 2 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm một số hình ảnh, từ ngữ đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ để miêu tả quá trình từ hạt thành cây và thể hiện quá trình đó bằng sơ đồ.

Hướng dẫn trả lời:

Khi đang là hạt nằm lặng thinh
Khi đã nảy mầm nhú lên giọt sữa, thì thầm, mầm tròn nằm giữa, mở mắt đón tia nắng hồng
Khi đã thành cây nở vài lá bé, lá nghe màu xanh, bập bẹ, góp xanh cho đời

Câu 3 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Theo em, những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ như thế nào giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ”?

Hướng dẫn trả lời:

Những dòng thơ như “Ghé tai nghe rõ”, “Nghe mầm mở mắt” thể hiện mối quan hệ thân thiết, ngang hàng như những người bạn giữa hạt mầm và nhân vật đang “ghé tai nghe rõ

Câu 4 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Tìm những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây. Hãy cho biết đó là tình cảm gì?

Hướng dẫn trả lời:

– Những hình ảnh, từ ngữ thể hiện tình cảm, cảm xúc mà tác giả dành cho những mầm cây: 

  • “Cầm trong tay mình”
  • ” Nhú lên giọt sữa”
  • “Ghé tai nghe rõ”
  • “Nghe bàn tay vỗ, Nghe tiếng ru hời”
  • “Mầm kiêng gió bắc, Kiêng nhất mưa giông”
  • “Nở vài lá bé”
  • “Bắt đầu bập bẹ”

– Tình cảm của tác giả dành cho những mầm cây là: yêu thương, quan tâm, chăm sóc, năng niu và cả sự kỳ vọng, ngóng chờ mầm cây nhanh lớn dậy.

Câu 5 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Xác định các biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản. Phân tích tác dụng của chúng.

Hướng dẫn trả lời:

– Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: nhân hóa (mầm cây biết nghe, biết cảm nhận, biết trò chuyện…)

– Tác dụng của biện pháp nhân hóa trong bài thơ: Giúp xây dựng hình ảnh mầm cây trở nên đáng yêu, linh động, giúp bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn. Đồng thời các hình ảnh nhân hóa giúp truyền tải tốt hơn đến người đọc tình yêu, sự quan tâm của tác giả dành cho mầm cây nhỏ, từ đó thôi thúc chúng ta hãy xem những mầm cây là bạn bè của mình để yêu thương và bảo vệ.

Câu 6 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách gieo vần, ngắt nhịp trong bài thơ trên và cho biết vần và nhịp đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện “lời của cây”.

Hướng dẫn trả lời:

– Cách gieo vần: bài thơ tập trung gieo vần chân (mình – thinh, mầm – thầm, bắc – mắt, giông – hồng, thành – xanh, bé – bẹ, ơi – trời)

– Ngắt nhịp: các câu thơ chủ yếu ngắt nhịp chẵn (2/2)

→ Tác dụng: cách gieo vần và ngắt nhịp tạo nên chất thơ và nhịp điệu ngắn gọn, dễ nhớ và thú vị như các bài đồng dao, từ đó giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được nội dung và ý nghĩa trong sáng, tình cảm mà tác giả gửi gắm

Câu 7 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

Hướng dẫn trả lời:

– Chủ đề của bài thơ: tình yêu thương và sự gắn bó giữa con người và thiên nhiên

– Thông điệp bài thơ muốn gửi gắm đến người đọc: hãy yêu thương, bảo vệ, chăm sóc và trân trọng những mầm cây nhỏ, vì khi lớn lên chúng sẽ đem đến màu xanh cho trái đất này

Câu 8 trang 14 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Hãy tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà và viết khoảng năm câu thể hiện cảm xúc khi mình hóa thân.

Hướng dẫn trả lời:

>> HS tham khảo các đoạn văn hay và đa dạng tại đây: Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc khi tưởng tượng mình là một cái cây, một bông hoa hoặc một con vật cưng trong nhà

Soạn bài Lời của cây ngắn gọn

>> Xem toàn bộ bài soạn ngắn nhất tại đây Soạn bài Lời của cây ngắn gọn trang 13

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Sang Thu – Hữu Thỉnh

Trên đây là tài liệu Soạn bài Lời của cây – Trần Hữu Thung trang 13. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.