TaiLieuViet xin giới thiệu Soạn bài lớp 9 học kì 1: Kiều ở lầu Ngưng Bích trích trong tác phẩm Truyền Kiều do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác. Bài soạn văn 9 này là tài liệu tham khảo để hiểu rõ hơn về nỗi cô đơn và nhớ thương của Kiều được diễn tả sâu sắc qua từng câu thơ giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt kiến thức để học tốt môn Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng nhất. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tham khảo

  • Giáo án Ngữ văn 9 Bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • Soạn bài lớp 9: Thuật ngữ
  • Soạn bài lớp 9: Miêu tả trong văn bản tự sự

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích mẫu 1

6 câu thơ đầu bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Không gian: rộng lớn với “non xa”, “trăng gần” ⇒ sự bát ngát của không gian càng làm cho con người trở nên cô đơn, lẻ loi.

Từ “xa trông”: biểu lộ rất rõ tâm trạng thẫn thờ, đón đợi.

⇒ Không gian, vũ trụ bao la.

Từ “khóa xuân”: Kiều ý thức được mình không còn trẻ tuổi, đoạn tuyệt với tuổi trẻ khi đã rơi vào chốn lầu xa.

Tâm trạng của Thúy Kiều trước không gian bát ngát, mênh mông.

Từ láy “bẽ bàng”: sự hổ thẹn, sự tự vấn, nỗi chán nản hòa với buồn tủi đang tràn ngập trong tâm trạng Kiều.

8 câu thơ giữa bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Kiều nhớ đến Kim Trọng, nhớ đến cảnh mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng.

Rồi bất chợt, nàng liên tưởng đến thân phận “bên trời góc biển bơ vơ” của mình.

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: tấm lòng son của Kiều, tấm lòng nhớ thương Kim Trọng sẽ không bao giờ phai mờ, nguôi quên dù cho có gặp nhiều trắc trở trong đường đời.

“xót” diễn tả tấm lòng Kiều dành cho đấng sinh thành: lo lắng nghĩ đến hình bóng tội nghiệp của cha mẹ, khi sáng sớm, lúc chiều hôm tựa cửa ngóng tin con, hay mong chờ con đến đỡ đần

Các thành ngữ “rày trông mai chờ”, “quạt nồng ấp lạnh”, “cách mấy nắng mưa” và các điển tích, điển cố “sân Lai, gốc Tử” để nói lên tâm trạng nhớ thương, lo lắng và tấm lòng hiếu thảo của Kiều dành cho cha mẹ.

8 câu thơ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Cặp lục bát 1: Phân tích hình ảnh “cửa bể chiều hôm”, “cánh buồm xa xa” gợi tả nỗi buồn của Kiều khi nghĩ về cha mẹ – những người sinh thành ra mình, nàng cảm thấy xót xa.

Cặp lục bát 2: Phân tính hình ảnh “ngọn nước mới sa”, “hoa trôi man mác” gợi tả nỗi mông lung lo lắng của Kiều không biết cuộc đời sẽ trôi đi đâu về đâu. Tâm trạng của Thúy kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực.

Cặp lục bát 3: Phân tích hình ảnh “nội cỏ rầu rầu”, “chân mây mặt đất” gợi tả sự vô định của Kiều. Từ láy “rầu rầu” gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương, màu xanh tàn úa, héo hắt.

Cặp lục bát 4: Phân tích hình ảnh “gió cuốn mặt duềnh”, “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi” gợi sự sợ hãi, hoảng hốt của Kiều. Sự lênh đênh trên chặng đường đời nhiều sóng gió trước mặt Kiều, cũng là những phong ba, gập ghềnh mà Kiều sẽ phải đi qua.

→ Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Soạn văn 9 bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. Kiến thức cơ bản

1. Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua con mắt của nhân vật, bộc lộ hoàn cảnh tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Thuý Kiều:

  • Kiều bị giam lỏng trong lầu Ngưng Bích: khoá xuân;
  • Vẻ mênh mông, chống chếnh của không gian tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát, xa trông, non xa, trăng gần… Đúng là: Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.
  • Hình ảnh trăng, mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều.

2. Nỗi nhớ thương của Kiều được diễn tả sâu sắc trong tám câu thơ tiếp theo:

Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ); tâm trạng Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận: Bên trời góc bể bơ vơ – Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

  • Mở bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
  • Kết bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều:

Nhớ thương cha mẹ, quê hương, cảnh vật là:

Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Nhớ người yêu, xót xa cho tình duyên lỡ dở, thì cảnh là:

Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu.

Buồn tủi, đau đớn cho thân mình, thì cảnh là:

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Như vậy, từng chi tiết, hình ảnh khung cảnh thiên nhiên đều mang đậm trạng thái tình cảm của Thuý Kiều. Mỗi cảnh là mỗi tình, song tất cả đều buồn thương, đúng là: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa đến gần, thu hẹp dần vào nội cảm con người để đến cuối đoạn thì tâm trạng cô đơn, sầu nhớ, cảm giác đau đớn trào lên. Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ ê chề rồi đây sẽ xảy ra đối với Kiều, là dự cảm cho một đoạn đời “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần.”.

II. Rè luyện kĩ năng

1. Đây là đoạn trích miêu tả cảnh Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích. Cảnh vật tuy đẹp nhưng lòng người vô cùng sầu não đã khiến cho cảnh vật cũng trở nên não nề.

Qua đoạn trích này, chúng ta sẽ hiểu thêm nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du, nhất là quan niệm của ông về mối quan hệ giữa cảnh và tình (“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”).

2. Khi đọc, chú ý nhấn giọng ở tám câu cuối, thể hiện tâm trạng rối bời, tuyệt vọng của Thý Kiều trong hoàn cảnh éo le.

Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn nắm chắc nội dung bài từ đó học tốt môn Ngữ văn lớp 9. Chúc các bạn học tốt và nhớ thường xuyên tương tác với TaiLieuViet.com để nhận được nhiều tài liệu hay bổ ích khác nhé

  • Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa

……………………………………………………………..

Ngoài Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt