Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen trang 59 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Chuẩn bị đọc

Câu 1 trang 59 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy sưu tầm và giới thiệu với các bạn một số bài ca dao viết về hình ảnh hoa sen.

Hướng dẫn trả lời:

Bài ca dao số 1:

Thân chị như cánh hoa sen,
Chúng em như bèo bọt chẳng chen được vào.
Lạy trời cho cả mưa rào,
Cho sấm, cho chớp, cho bão to gió lớn,
Cho sen chìm xuống, bèo trèo lên trên!

Bài ca dao số 2:

Hoa sen mọc bãi cát lầm
Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen
Thài lài mọc cạnh bờ sông
Tuy rằng xanh tốt vẫn tông thài lài.

Bài ca dao số 3:

Xin cho sen sắc ngọt ngào
Ơn đời mưa nắng dạt dào tinh khôi
Tiếng cười luôn thắm trên môi
Dáng thanh tâm tịnh, đứng ngồi thoảng hương

Câu 2 trang 59 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy thực hiện một sản phẩm sáng tạo (bức tranh, đoạn văn,…) để chia sẻ cảm nhận của em về bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng mà chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Hướng dẫn trả lời:

>> Mời các em tham khảo các đoạn văn chia sẻ cảm nhận về bài ca dao tại đây: Cảm nhận về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen…

Trải nghiệm cùng văn bản

Theo dõi 1 trang 60 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em hãy chỉ ra những từ ngữ, câu văn thể hiện ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn bàn luận về câu ca dao thứ hai.

Hướng dẫn trả lời:

Những từ ngữ, câu văn thể hiện:

– Ý kiến: “Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh trong câu thứ nhất”

– Lí lẽ: 

  • “tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên, hợp lí”
  • “nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen”
  • “chứng tỏ đây là một bông hoa sen vừa mới nở”

– Bằng chứng: 

  • “từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”
  • “từ “lại” được dùng rất đắt”
  • “từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị”

Liên hệ 2 trang 61 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Em biết gì về hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác?

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: Hình ảnh hoa sen trong những bài ca dao khác đều có điểm chung là nhấn mạnh về đặc điểm vẻ đẹp trong sáng, thanh khiết, từ đó nói về phẩm chất của người dân Việt Nam ta bao đời nay: trung thực, thật thà, giản dị, không bị môi trường, hoàn cảnh làm đổi thay, bào mòn.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 trang 61 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Hướng dẫn trả lời:

Mối quan hệ giữa các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản là:

– Các ý kiến lớn là các quan điểm chính mà người viết muốn thuyết phục người đọc về vấn đề cần bàn luận

– Các ý kiến nhỏ được nêu ra là các lập luận được dùng để bổ trợ, giải thích, minh chứng cho ý kiến lớn trở nên rõ ràng hơn

Cụ thể:

Vấn đề cần bàn luận

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao

Ý kiến lớn 1

Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

Ý kiến lớn 2

Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Ý kiến nhỏ 1.1

Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

Ý kiến nhỏ 1.2

Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

Ý kiến nhỏ 1.3

Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài, đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết.

Câu 2 trang 62 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra các lí lẽ, bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ cho các ý kiến.

Hướng dẫn trả lời:

Ý kiến lớn 1

Vẻ đẹp hoa sen được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

Ý kiến lớn 2

Qua hình ảnh hoa sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Ý kiến nhỏ 1.1

Ý kiến nhỏ 1.2

Ý kiến nhỏ 1.3

– Lí lẽ: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm.

– Lí lẽ: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất. – Lí lẽ: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

– Lí lẽ: Hầu như không mấy ai dừng lại để suy nghĩ về nghĩa đen, nghĩa bóng của nó mà phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người và ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

– Bằng chứng: “trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục”

– Bằng chứng:

  • Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí.
  • Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen
  • Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở
– Bằng chứng: “đó là câu chuyển (chuyển vần, chuyển nhịp, chuyển ý) để chuẩn bị cho câu kết”

– Bằng chứng: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng. 

Câu 3 trang 62 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Hướng dẫn trả lời:

– Văn bản được viết ra nhằm mục đích: bình luận, cảm nhận, phân tích hình ảnh của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

– Nội dung chính của văn bản: khẳng định cách tả, cách gợi đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Câu 4 trang 62 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Theo em, có thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được không? Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích của văn bản?

Hướng dẫn trả lời:

– Theo em, không thể thay đổi trật tự các ý kiến lớn, ý kiến nhỏ được. Bởi vì các ý kiến lớn, nhỏ được đưa ra nhằm làm rõ cho mục đích của bài viết, sắp xếp tương ứng theo từng câu thơ trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Ý kiến phân tích, cảm nhận câu thơ 1 sẽ đứng trước ý kiến cảm nhận, phân tích câu thơ 2, 3, 4. Cứ như thế thế, trật tự của các ý kiên trong bài thơ đã rất logic, không thể thay đổi.

– Cách sắp xếp trật tự các ý kiến như vậy có tác dụng giúp thể hiện các lí lẽ, cảm nhận theo đúng mạch viết của bài ca dao. Từ đó phân tích được những dụng ý, suy nghĩ mà tác giả gửi gắm qua các tầng lớp câu thơ theo trật tự nhất định.

Câu 5 trang 62 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học?

Hướng dẫn trả lời:

Những dấu hiệu giúp em nhận ra văn bản trên là văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học là:

– Thể hiện rõ ý kiến của người viết về bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen..”

– Trình bày 2 ý kiến lớn và đưa ra các lí lẽ tương ứng cùng phần lập luận, phân tích hợp lí để thuyết phục người đọc

– Các bằng chứng được đưa ra được trích dẫn từ bài thơ “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” được sắp xếp ngay sau từng lí lẽ cụ thể giúp làm rõ và chứng minh cho lí lẽ, ý kiến được đưa ra

Câu 6 trang 62 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo

Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình.

Hướng dẫn trả lời:

>> Học sinh tham khảo các đoạn văn mẫu tại đây: Văn bản trên đã giúp em hiểu thêm điều gì về bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen?

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn bài Bức thư gửi chú lính chì dũng cảm

Trên đây là tài liệu Soạn bài Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.