Soạn bài Gương báu khuyên răn CD được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.

Nội dung chính

– Văn bản “Bảo kính cảnh giới” là bài thơ Nôm Đường luật viết về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè cùng tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.

Trả lời:

– Số chữ trong các câu: có câu thơ 6 chữ xen lẫn các câu thơ 7 chữ

– Những từ thuần Việt: ngày trường, tán rợp giương, tiễn, hồng liên, …

– Những động từ: rợp, phun, tiễn, đàn

– Những từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ: đỏ, lao xao, dắng dỏi, …

Câu 2 trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?

Trả lời:

– Ước nguyện của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:

“Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ, khắp đòi phương”

+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng vẫn luôn nghĩ về dân, về nước.

→ Tác giả khao khát muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc

+ Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.

→ Tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.

Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)

Trả lời:

– Bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43) viết về chủ đề vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè cùng tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.

Câu 2 trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

Trả lời:

– Vai trò của các từ chỉ màu sắc: màu “xanh” của cây hòe, màu “đỏ” của cây thạch lựu, màu “hồng” của hồng liên đều là những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, giúp cho bức tranh thiên nhiên thêm căng tràn nhựa sống.

– Vai trò của các từ chỉ âm thanh: âm thanh của tiếng ve, tiếng “lao xao” của chợ cá đều là những âm thanh sôi động giúp cho bức tranh ngày hè gần gũi hơn, gắn bó dân dã với cuộc sống đời thường.

– Vai trò của các từ láy và phép đối: từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” và phép đối: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tích dương” góp phần thể hiện sinh động, biểu cảm hơn cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.

Trả lời:

* Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43).

– Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người

+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá

+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương

+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.

– Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:

+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.

+ Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.

⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.

Câu 4 trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu rõ hơn điều đó.

Trả lời:

– Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi là:

+ Nguyễn Trãi bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.

+ Hai câu thơ cuối cho ta hiểu được tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân.

=> Qua đó thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng.

Câu 5 trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2

Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.

Trả lời:

– Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:

+ Các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật toàn bài đều là câu 7 chữ và ngắt nhịp 4/3

+ Còn bài Bảo kính cảnh giới (bài 43) thì đan xen câu 6 chữ: các câu 1 và 8 là câu thơ 6 chữ; có những câu 7 chữ ngắt theo nhịp 3 / 4 (Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ – Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương)

– Ý nghĩa của sự khác biệt trên cho thấy Nguyễn Trãi đã tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc để “xây dựng một lối thơ Việt Nam” (Đặng Thai Mai) là thơ Nôm Đường luật.

TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Gương báu khuyên răn CD. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 10 CD. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tài liệu học tập môn Toán 10 CD…