Soạn bài “Gió lạnh đầu mùa” đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được TaiLieuViet sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!
Mục Lục
ToggleI. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Tác giả
– Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942) có tên thật là Nguyễn Tường Lân. Ông sinh ra Hà Nội trong một gia đình công chức gốc quan lại. Thời thơ ấu, ông sống huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương và sau đó theo cha chuyển sang tỉnh Thái Bình.
– Sau khi đỗ tú tài, ông làm báo, viết văn. Ông gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn cùng với những người anh Nhất Linh, Hoàng Đạo của mình.
– Về tính cách, Thạch Lam được mọi người nhận xét là người thông minh, trầm tính, điềm đạm và rất tinh tế.
– Quan điểm văn chương của Thạch Lam rất tiến bộ, nhân văn:
“Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Điều này chi phối sáng tác của ông, khiến Thạch Lam khác với những cây bút thuộc chủ nghĩa lãng mạn cùng thời.
– Phong cách nghệ thuật:
+ Văn phong của Thạch Lam nhẹ nhàng, tinh tế, đượm chất trữ tình.
+ Đặc biệt chú trọng đến những diễn biến tâm lí tinh vi, nhỏ nhặt của con người.
+ Cốt truyện đơn giản, nhiều truyện gần như không có cốt truyện.
– Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…
- Tác phẩm
Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937).
II. Tìm hiểu câu hỏi SGK
-
Tìm hiểu câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 19 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Chú ý nhan đề và bối cảnh của truyện.
– Nhan đề “Gió lạnh đầu mùa” gợi ra ấn tượng về thời gian mùa đông lạnh giá.
– Bối cảnh truyện: làng quê Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 2 (trang 19 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Những chi tiết nào cho thấy trời rất lạnh?
– Những chi tiết cho thấy trời rất lạnh:
+ Qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt.
+ Đất trời khô, cơn gió vi vu bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo.
+ Trời không u ám, toàn một màu trắng đục.
+ Những cây lan trong chậu, lá rung động và hình như sắt lại vì rét.
+ Sơn kéo chăn lên đắp cho em, rồi co ro đứng dậy sang phản bên này…
Câu 3 (trang 20 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Chú ý chi tiết cái áo bông của Duyên.
Cái áo bông của Duyên có cánh đã cũ nhưng vẫn còn lành lặn. Đó là kỉ vật được mẹ Sơn nâng niu.
Câu 4 (trang 20 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Thử hình dung dáng điệu, tâm trạng của Sơn khi chuẩn bị đi chơi.
Sơn mặc những chiếc áo ấm, xúng xính ra chợ khoe với đám trẻ khác với tâm thế vui vẻ, hãnh diện.
Câu 5 (trang 20 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Tại sao lũ trẻ thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ vập?
Lũ trẻ nhìn thấy chị em Sơn thì tỏ ra vui mừng nhưng không dám vồ dập vì chúng muốn có thêm bạn chơi cùng nhưng chúng cũng biết rằng thân phận của mình rẻ rúng, nghèo hèn hai chị em Sơn nên nảy sinh sự tự ti, e dè.
Câu 6 (trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Các câu đối thoại ở đây cho thấy thái độ gì của bọn trẻ?
Các câu thoại thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ cùng khao khát đơn sơ có được chiếc áo ấm của bọn trẻ.
Câu 7 (trang 21 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Hoàn cảnh của Hiên thế nào?
Hoàn cảnh của Hiên rất đáng thương. Mẹ Hiên rất nghèo, làm nghề mò cua bắt ốc, không có tiền mua áo cho con. Hiên mặc manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay, đứng co ro trong tiết trời lạnh giá.
Câu 8 (trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Tại sao Sơn thấy “ấm áp vui vui”?
Sơn thấy “ấm áp vui vui” vì đã làm được một việc tốt, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.
Câu 9 (trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Sinh là người thế nào?
Sinh được miêu tả là đứa trẻ xấc láo, hãy nói hỗn với vú già nên không được vú quý mến.
Câu 10 (trang 22 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết nào?
– Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:
+ Lo quá, sắp ăn, bỏ đũa đứng dậy, van.
+ Vội vàng ra chợ tìm cái Hiên…
+ Hai chị em lo sợ, đi ra cánh đồng tìm cũng không gặp.
Câu 11 (trang 23 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Vì sao chị em Sơn cho cái áo ấy lại bị mắng?
Chị em Sơn đem cho chiếc áo và lại bị mắng vì hai chị em đã giấu mẹ. Chiếc áo là kỉ vật của bé Duyên, không thể tùy tiện cho đi.
Câu 12 (trang 23 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Câu nói của mẹ Hiên thể hiện điều gì?
Câu nói của mẹ Hiên thể hiện bà là một người rất hiểu chuyện và có lòng tự trọng. Dù nghèo khổ nhưng khi thấy con mặc chiếc áo mà Sơn đưa cho đã lập tức đem trả áo ngay.
Câu 13 (trang 23 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Kết thúc truyện có gì bất ngờ?
Khi biết hoàn cảnh gia đình Hiên, mẹ Sơn đã cho mẹ Hiên mượn năm hào để may áo cho Hiên. Bà không hề trách mắng con về chuyện cái áo kỉ vật.
Qua đó, ta thấy được mẹ Sơn là một người giàu lòng yêu thương, bao dung, nhân hậu.
-
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Hãy tóm tắt nội dung chính của truyện Gió lạnh đầu mùa. Xét về cốt truyện, văn bản Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) và Tôi đi học (Thanh Tịnh) có gì giống nhau?
– Tóm tắt văn bản:
Mùa đông đến bất ngờ. Mẹ và chị Lan đã thức dậy từ sớm, mặc áo ấm cả. Đến khi Sơn tỉnh giấc, cậu được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Xong, chị em Sơn ra ngoài chơi. Những đứa trẻ nghèo sống ở xóm chợ sán lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ trước quần áo mới của Sơn. Cô bé Hiên đứng cách đó không xa, chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Biết được sự tình, chị em Sơn động lòng thương. Sơn đã nói với chị Lan đem chiếc áo của em Duyên đến cho Hiên mặc. Đến khi về nhà, Lan và Sơn nghe người vú già nói mẹ đã biết chuyện. Cả hai lo lắng, sợ sệt nên đã chạy sang nhà Hiên đòi lại áo nhưng không có ai ở nhà. Đến khi Sơn và Lan về nhà đã thấy mẹ con Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn biết rõ mọi chuyện, liền cho mẹ Hiên vay năm hào về may áo cho con. Khi họ ra về, mẹ Sơn nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?”.
– Xét về cốt truyện, văn bản “Gió lạnh đầu mùa” và “Tôi đi học” có điểm giống nhau là:
+ Kể về những sự việc giản dị, đời thường.
+ Tập trung diễn tả dòng cảm xúc, những diễn biến tâm trạng khác nhau của nhân vật trong từng sự việc của truyện.
Câu 2 (trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Những chi tiết nào trong truyện giúp em hình dung ra bối cảnh chị em Sơn cho chiếc áo bông? Bối cảnh ấy cho em biết gì về cuộc sống được miêu tả trong truyện?
– Chi tiết cho thấy chị em Sơn có cuộc sống khá giả:
+ “Chị Lan từ trong buồng đi ra, khệ nệ ôm cái thúng quần áo…đống quần áo rét.”
+ “Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ…thâm dài.”
+ “Nhà Sơn quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn.”
– Chi tiết miêu tả lũ trẻ nhà nghèo:
+ “Chúng nó thấy chị em Sơn…Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy.”
+ “Sơn nhận thấy chúng ăn mắc không khác ngày thường…. hàm răng đập vào nhau.”
+ “Sơn bây giờ mới chợt nhớ đến là mẹ cái Hiên rất nghèo….cho con nữa.”
⇒ Những chi tiết trên cho thấy Sơn và Lan là hai chị em sinh ra trong một gia đình khá giả, khác với những đứa trẻ nghèo cùng phố huyện. Thời điểm đó, đời sống nhân dân ta còn khó khăn, thậm chí không có đủ áo ấm để mặc trong mùa đông giá rét.
Câu 3 (trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Phân tích diễn biến tâm trạng của Sơn trước và sau khi cho chiếc áo. Chi tiết nào làm em chú ý và xúc động nhất? Vì sao?
– Tâm trạng của Sơn trước khi cho chiếc áo:
+ Thương xót khi thấy hoàn cảnh của Hiên.
+ Nhớ đến đứa em gái đã mất của mình ngày trước.
+ Thì thầm với chị, mong muốn đem cho Hiên cái áo bông cũ và trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
– Tâm trạng của Sơn sau khi cho chiếc áo:
+ Lo lắng, sợ hãi khi biết được tin cái Sinh sẽ đi mách với mẹ mình.
+Muốn giúp đỡ Hiên nhưng trong lòng lại lo sợ mẹ trách phạt nên đã đi tìm Hiên để đòi lại áo.
– Chi tiết làm em xúc động nhất: chi tiết Sơn thấy động lòng thương trước hoàn cảnh của Hiên và muốn đem chiếc áo bông cũ cho Hiên. Chi tiết này cho thấy Sơn là cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương con người. Dù về sau, cậu bé có sợ hãi nhưng đó là tâm lí thường tình của trẻ con. Về bản chất, Sơn vẫn là con người tốt bụng.
Câu 4 (trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Nhận xét về thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ (mẹ Sơn và mẹ Hiên) trong phần cuối của truyện. Theo em, vì sao mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy?
– Thái độ và cách ứng xử của hai bà mẹ trong phần cuối của truyện:
+ Mẹ Hiên: không cho con lấy đồ của người khác, đem trả lại món đồ cho chủ nhân dù biết món đồ ấy vô cùng cần. Mẹ Hiên cho thấy sự thật thà, giàu lòng tự trọng, không đánh mất phẩm giá của mình.
+ Mẹ Sơn: nói với hai con rằng “Hai con tôi quý quá, dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng à?” và “âu yếm ôm con vào lòng”. Mẹ Sơn còn cho mẹ Hiên vay tiền may áo cho con. Từ đó, ta thấy đây là người mẹ nhân hậu, biết thương người và cảm thông cho hành động của hai con.
– Theo em, mẹ Sơn lại không hài lòng khi chị em Sơn cho Hiên chiếc áo bông ấy là vì đó là kỉ vật thiêng liêng của người con đã mất.
Câu 5 (trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Có người cho rằng, truyện “Gió lạnh đầu mùa” chỉ có ý nghĩa đơn giản là việc cho chiếc áo bông cũ. Em có đồng ý không? Vì sao? Theo em, truyện ngắn này có ý nghĩa như thế nào?
“Gió lạnh đầu mùa” viết về câu chuyện cho áo bông cũ nhưng ý nghĩa của nó đã vượt xa hơn một câu chuyện trẻ con. Đằng sau tấm áo bông là lòng trắc ẩn, tinh thần tương thân tương ái của con người. Cho áo bông là hành động thể hiện tình yêu thương, đùm bọc giữa người với người. Trong cuộc sống, “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Hạnh phúc bình thường của người này có thể là niềm khao khát của người khác. Chính vì vậy, con người phải biết giúp đỡ nhau. Đó là ý nghĩa cao cả nhất của truyện.
Câu 6 (trang 24 SGK Ngữ Văn lớp 8 Tập 1 CD)
Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Hãy viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) làm rõ nhận xét đó.
Vẻ đẹp của truyện Gió lạnh đầu mùa không chỉ hiện lên qua hình thức (câu chữ, hình ảnh,…) mà còn ở tình cảm trong sáng của những tấm lòng nhân hậu bao dung. Trước hết, giọng điệu kể chuyện của Thạch Lam vô cùng chậm rãi, nhẹ nhàng nên ngôn ngữ kể vì thế cũng giản dị, trong sáng, tinh tế. Từ khung cảnh thiên nhiên đến hoạt động con người đều được ông đặc biệt lưu ý, không bỏ sót một biến động nào. Hình ảnh trong tác phẩm cũng dung dị, gần gũi mà đậm chất thơ, thoáng chút buồn lãng mạn. Bên cạnh đó, chính nội dung ý nghĩa đã khiến tác phẩm trở nên giá trị. Câu chuyện tặng chiếc áo bông chẳng phải điều gì quá lớn lao nhưng đã cho thấy tình yêu thương nảy nở giữa những đứa trẻ, sự bao dung nhân hậu của con người trong những hoàn cảnh khốn khó.
—————————–
Trên đây TaiLieuViet đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Tôi đi học. Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn bài lớp 8, Ngữ Văn 8… Chúc các bạn học tốt và đạt được kết quả cao!
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)