Soạn văn 11 Kết nối tri thức: Củng cố, mở rộng trang 97

Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 Kết nối tri thức được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Văn 11 Kết nối tri thức nhé.

Củng cố, mở rộng trang 97

Câu 1: Hãy so sánh luận đề, luận điểm, các yếu tố bổ trợ của ba văn bản: Cầu hiền chiếu, Tôi có một ước mơ, Mội thời đại trong thi ca.

Bài làm

Cầu hiền chiếu

Tôi có một ước mơ

Một thời đại trong thi ca

Luận đề

Bài viết nhằm tới các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài giúp nước

Giấc mơ bình đẳng, tự do của người da đen ở nước Mỹ

Tinh thần của Thơ mới

Luận điểm

– Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

– Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước

– Lời bố cáo

– Thực trạng cuộc sống người da đen.

– Cuộc đấu tranh của những người da đen.

– Giấc mơ của người da đen ở nước Mỹ

– Nguyên tắc chung của việc đánh giá Thơ mới.

– Đối sánh, tìm ra đặc trưng giữa thơ cũ và Thơ mới.

– Luận giải về nội dung, biểu hiện của chữ ta và chữ tôi trong thơ ca.

Các yếu tố bổ trợ

– Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự,…

– Sử dụng điển cố, hình ảnh ẩn dụ.

– Từ ngữ giàu sức gợi.

– Kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự,…

– Sử dụng những hình ảnh, câu văn có sức truyền cảm.

– Cách viết linh hoạt, uyển chuyển, giàu hình ảnh, so sánh gợi nhiều liên tưởng, có sức hấp dẫn mạnh mẽ

– Dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phân tích tinh tế.

Câu 2: Qua việc đọc ba văn bản trong bài học, theo bạn, sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bán nghị luận phụ thuộc vào những điều gì?

Bài làm

Sự chặt chẽ trong cấu trúc của văn bản nghị luận phụ thuộc vào những yếu tố:

– Văn nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự chính xác, tinh tế của lời văn; đạt tới yêu cầu thấu lí đạt tình, không chỉ thuyết phục người ta bằng cách nêu vấn đề, cách luận giải sắc sảo, chặt chẽ mà còn tác động cả tới tình cảm của người đọc (người nghe).

– Kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứng: là việc huy động dẫn chứng, chọn dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả. Kĩ năng trích dẫn dẫn chứng: yêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu; dẫn chứng phải tiêu biểu, xác đáng, có tính mới. Khi lấy dẫn chứng cần chú ý đến tính hệ thống, sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính, không gian từ xa đến gần.

Câu 3: Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng gì?

Bài làm

Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm được sử dụng trong văn bản nghị luận có tác dụng tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận.

– Thuyết minh trong văn bản nghị luận có tác dụng giải thích, cung cấp những thông tin cơ bản xung quanh một vấn đề, khái niệm, đối tượng nào đó, làm cho việc luận bàn trở nên xác thực.

– Miêu tả được dùng để tái hiện rõ nét, sinh động hơn những đối tượng có liên quan.

– Tự sự đảm nhiệm việc kể câu chuyện làm bằng chứng cho luận điểm mà người viết nêu lên.

– Biểu cảm giúp người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm làm cho văn bản có thêm sức lôi cuốn, thuyết phục.

Câu 4: Bạn hãy chọn một đề tài trong rnục Chuẩn bị viết của phần Viết và thực hiện các nhiệm vụ sau:

a, Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết về đề tài đã chọn, Viết hai đoạn triển khai hai ý kế nhau,

b. Chuyển từ dàn ý bài viết sang dàn ý bài nói, dựa vào đó để tập luyện cách trình bày bài nói.

Bài làm

Chọn đề tài: Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.

a. Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý

– Bài viết bàn luận về vấn đề: học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.

– Các khía cạnh được bàn luận: giải thích “sinh hoạt cộng đồng”, vai trò của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, biểu hiện của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, phản bác ý kiến trái chiều, ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.

– Những lí lẽ và bằng chứng cần huy động: Nêu lí lẽ làm rõ vai trò và biểu hiện của việc tham gia các hoạt động cộng đồng. Những bằng chứng được đưa ra phải từ thực tế quan sát, trải nghiệm hoặc thu thập qua sách báo và các phương tiện truyền thông phù hợp.

– Ý kiến trái chiều: Phản bác quan niệm sống không cần quan tâm đến xung quanh để tránh khỏi lo nghĩ, phiền toái.

– Ý nghĩa của vấn đề bàn luận: Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người.

* Lập dàn ý:

1. Mở Bài

– Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống… nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

* Vai trò:

– Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.

– Người có tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có nhiều mối quan hệ hữu ích.

* Biểu hiện của ý thức cộng đồng:

– Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…

– Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, …

– Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.

– Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người.

* Thực trạng

– Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.

– Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh.

3. Kết Bài

Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

* Hai đoạn triển khai hai ý kề nhau:

Trong cuộc sống, việc học sinh tham gia các cộng đồng biểu hiện ở nhiều mặt, ví dụ như việc giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, … Việc tham gia các hoạt động cộng đồng còn thể hiện ở khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng, mong muốn gắn kết mọi người trong một tập thể lại với nhau, vì một mục tiêu chung, đưa tập thể phát triển đi lên. Ngoài ra khi tham gia các hoạt động cộng đồng còn thể hiện ở đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người như: Giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ đồng bào chịu ảnh hưởng của thiên tai bão lũ,… Những hoạt động tri ân, tưởng niệm của các cá nhân tổ chức, đoàn thể dành cho người có công với cách mạng, các vị anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập của dân tộc cũng được gọi là ý thức cộng đồng. Chung quy lại ý việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng được thể hiện trong nhiều khía cạnh, lĩnh vực của cuộc sống đóng vai trò xây dựng một xã hội văn minh, tốt đẹp, phối hợp với ý thức cá nhân giúp con người phát triển toàn diện về cả phẩm chất đạo đức lẫn trí tuệ.

Ngược lại, trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, còn thế giới, đồng loại ngoài kia họ từ chối bận tâm đến. Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh. Phải biết rằng ý thức cá nhân nằm trong ý thức cộng đồng và ngược lại, chúng ta sống cần phải dung hòa giữa hai thứ ấy thì bản thân mới có thể hoàn thiện và thành công trong cuộc đời được.

b. Dàn ý bài nói:

– Mở đầu: Trong xã hội hiện đại, việc tham gia các hoạt động cộng đồng đã trở thành một chuẩn mực cũng như là thước đo những giá trị đạo đức và phẩm cách của một con người.

– Triển khai:

+ Khái niệm: Sinh hoạt cộng đồng là hoạt động tập thể của một nhóm người, một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập, nơi sinh sống… nhằm mục đích tạo sự vui tươi, giao lưu, giáo dục qua đó nhằm phát triển năng lực của cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể.

+ Vai trò:

Nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động sinh hoạt chung.

Người có tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sẽ dễ dàng kết giao, có nhiều mối quan hệ hữu ích.

+ Biểu hiện của ý thức cộng đồng:

Tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể của địa phương…

Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp, ý thức giữ gìn của công, …

Khả năng hạ thấp cái “tôi” cá nhân, hòa nhập với tập thể, hy sinh lợi ích cá nhân vì cộng đồng.

Đoàn kết, yêu thương đùm bọc giữa con người với con người.

+ Thực trạng

Trong xã hội cũng có rất nhiều cá thể hoàn toàn không có ý thức tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, điều đó thể hiện ở sự ích kỷ, bo bo giữ mình, chỉ biết đến lợi ích của bản thân.

Đó là sự khiếm khuyết trong tâm hồn và nhận thức, người sống như vậy là người có một tâm hồn trống rỗng thiếu đi sự thấu cảm, sẻ chia, sẽ dễ bị cô lập và bị mọi người xa lánh.

– Kết luận: Việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng là điều cần thiết, rèn luyện ý thức và phẩm chất của con người đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Câu 5: Tìm đọc thêm một số văn bản nghị luận và ghi chép các thông tin cơ bản sau:

– Vấn đề được bàn luận, ý nghĩa của vấn đề;

– Quan điểm của người viết;

– Đối tượng tác động;

– Nghệ thuật lập luận;

– Mức độ thuyết phục.

Bài làm

Một số văn bản nghị luận khác: Đừng gây tổn thương (Karen Casey), Bản sắc là hành trang,…

Một số thông tin cơ bản của văn bản: Đừng gây tổn thương.

– Vấn đề bàn luận: đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào; ý nghĩa: Đừng bao giờ gây tổn thương tới người khác dưới bất kì hình thức nào. Chúng ta hãy sống yêu thương lẫn nhau vì con người đã quá mệt mỏi trong guồng quay công việc bộn bề của xã hội hiện đại rồi. Nếu chúng ta sống không gây tổn thương tới người khác thì không chỉ họ mà cả tâm hồn và thể chất chúng ta cũng được nhẹ nhõm, thanh thản.

– Quan điểm của người viết: lời khuyên cho mọi người trước vấn đề đừng gây tổn thương cho người khác dưới bất cứ hình thức nào.

– Đối tượng tác động: mọi người.

– Nghệ thuật lập luận:

+ Dùng lí lẽ, ngôn từ sắc bén, thuyết phục

+ Lập luận chặt chẽ

+ Luận điểm rất rõ ràng

– Mức độ thuyết phục: Bài học rất ý nghĩa về cách cư xử, đối nhân xử thế giữa con người với con người trong xã hội.

———————————-

Bài tiếp theo: Soạn bài Lời tiễn dặn Kết nối tri thức

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 97 Kết nối tri thức. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Hóa học 11 Kết nối tri thức.