Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 47 Kết nối tri thức gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 tập 2 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 37 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:

STT Các yếu tố Đặc điểm
1 Chủ đề
2 Nhân vật
3 Cốt truyện
4 Lời kể
5 Yếu tố kì ảo

Hướng dẫn trả lời:

Điền các thông tin như sau:

STT Các yếu tố Đặc điểm
1 Chủ đề – Truyện cổ tích thường kể về những xung đột trong gia đình, xã hội, phản ánh số phận của các cá nhân và thể hiện ước mơ thay đổi số phận của chính họ.
2 Nhân vật

– Nhân vật trong truyện cổ tích thường đại diện choc ác kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia làm hai tuyến:

Nhân vật chính diện (tốt, thiện)

Nhân vật phản diện (xấu, ác)

3 Cốt truyện

– Thường là các câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật tài giỏi , nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người có hình dạng xấu xí, người thông minh, người ngốc nghếch và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động như con người

– Truyện được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ quan hệ nhân quả giữa các sự kiện

4 Lời kể – Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định. Tùy thuộc vào bối cảnh, người kể chuyện có thể thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau trên cùng 1 cốt truyện
5 Yếu tố kì ảo – Các yếu tố kì ảo không được sử dụng quá nhiều, mà xuất hiện khá ít và xâm nhập vào cuộc sống trần tụt, qua hình ảnh những ông bụt, bà tiên, những con vật kì lạ có phép thuật, nhằm tạo ra tình huống hoặc giúp con người vượt qua tình huống khó khăn

Câu 2 trang 38 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện thơ, kịch, phim hoạt hình,…) của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế. So sánh và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó.

Hướng dẫn trả lời:

– Truyện cổ tích Thạch Sanh

  • Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
  • Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)

→ Điểm giống: cả hai bản kể đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh với cốt truyện chính gồm các sự kiện gốc (sinh ra, bị Lý Thông lừa, giết trăn tinh, giết đại bàng tinh cứu công chúa, đánh đuổi đội quân mười tám nước chư hầu)

→ Điểm khác:

  • Bản truyện: chủ yếu là trần thuật lại các sự kiện được diễn ra, kể lại một cách khách quan, không đan xen nhiều yếu tố biểu cảm
  • Bản thơ: miêu tả chi tiết hoàn cảnh, không gian xảy ra sự kiện, các hành động nhỏ xoay quanh sự kiện chính cũng được miêu tả, đồng thời bộc lộ các suy nghĩ, tình cảm, đánh giá của tác giả cũng như các nhân vật trong câu chuyện

Câu 3 trang 39 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) về “Thế giới cổ tích” theo sự hình dung, tưởng tượng của em.

Bài tham khảo

(1) Từ nhỏ, em đã được nghe bà kể rất nhiều các câu chuyện cổ tích. (2) Chính vì vậy, lúc nào em cũng ấp ủ trong trí tưởng tượng của mình về một miền cổ tích. (3) Đó là thế giới chỉ toàn những hạnh phúc, vui vẻ, không hề có nỗi buồn và khổ đau. (4) Ở thế giới đó, ai cũng hiền lành, tốt bụng lại chăm chỉ chịu khó. (5) Mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ nhau để mỗi ngày luôn tràn ngập niềm vui. (6) Những kẻ xấu xa, độc ác sẽ bị trừng phạt và đuổi ra khỏi thế giới cổ tích hạnh phúc ấy. (7) Đó sẽ là một thế giới tuyệt vời vô cùng.

Các bài văn mẫu của Bài 7: Thế giới cổ tích:

  • Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
  • Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn
  • Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Cây tre trăm đốt
  • Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Sơn Tinh Thủy Tinh
  • Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Thạch Sanh
  • Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Tấm Cám
  • Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Vua chích chòe
  • Đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Sọ dừa
  • Tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Cây khế
  • Viết đoạn văn kể về một dũng sĩ mà em gặp ngoài đời
  • Viết đoạn văn về “thế giới cổ tích” theo sự hình dung, tưởng tượng của em

————————————————-

>> Tiếp theo: Soạn Xem người ta kìa trang 53

Ngoài bài Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 6 trang 47 Kết nối tri thức trên đây, chúng tôi còn biên soạn và sưu tầm chọn lọc nhiều đề thi KSCL đầu năm lớp 6, đề thi giữa kì 1 lớp 6, đề thi học kì 1 lớp 6, đề thi giữa kì 2 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 tất cả các môn. Mời quý thầy cô, phụ huynh và các em học sinh tham khảo.