Soạn bài Cốm Vòng trang 78 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo.
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Mục Lục
ToggleChuẩn bị đọc
Câu 1 trang 78 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Em đã từng ăn cốm chưa? Hãy chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Em đã từng được ăn cốm. Cốm rang giòn xốp, ăn có vị bùi bùi, ngọt nhẹ, thơm dịu. Khi ăn uống thêm chút trà xanh thì rất ngon.
>> Tham khảo: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận của em về mùi vị của cốm
Câu 2 trang 78 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Dựa vào nhan đề, em hãy dự đoán nội dung của văn bản
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Dự đoán rằng nội dung của văn bản sẽ nói về món cốm của làng Vòng, Hà Nội
Trải nghiệm cùng văn bản
Theo dõi 1 trang 78 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng.
Hướng dẫn trả lời:
Từ ngữ miêu tả | Cốm | Hồng |
Màu sắc | giản dị, thanh khiết | chói lọi, vương giả |
Mùi vị | thơm | ngọt lừ |
Tưởng tượng 2 trang 78 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?
Hướng dẫn trả lời:
Em hình dung đó là những cô gái trẻ, cần mẫn và chăm chỉ. Họ mang vẻ đẹp truyền thống với trang phục xưa có chiếc khăn mỏ quạ. Họ có nét mộc mạc chân chất như chính món ăn mà mình đang gánh trên vai mang đi bán.
Theo dõi 3 trang 80 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Để làm ra sản phẩm cốm, cần bao nhiêu công đoạn?
Hướng dẫn trả lời:
Các công đoạn làm ra cốm là:
– Ngắt lúa đem ở đồng về
– Tuốt để cho những hạt thóc vàng rơi ra
– Cho thóc vào nồi để rang lên
– Đem thóc ra xay, giã
– Sàng thóc
– Làm hồ (lấy mạ giã ra, hòa với nước, làm thành một thứ phẩm màu xanh lá để hồ cốm)
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 trang 80 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi, và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng
Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
– Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn là:
- ăn miếng cốm cho ra miếng cốm
- tỏ ra một chút gì thanh lịch cao quý
- tiếc từng hạt rơi, hạt vãi
- ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một
- không được phũ phàng
- nhai nhỏ nhẹ
- ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm
- nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng
– Đó là những tình cảm yêu mến, thấu hiểu về cốm, về giá trị của cốm, từ đó càng thêm tự hào, nâng niu, quý trọng từng hạt cốm, từng công sức làm nên hạt cốm thơm ngon.
Câu 2 trang 81 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.
Hướng dẫn trả lời:
– Chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản:
- Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi…phơi phới.
- Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.
– Tác dụng:
- Giúp hình ảnh thiên nhiên được miêu tả chân thực hơn, sống động hơn, sâu sắc hơn và gần gũi hơn, dễ cảm nhận hơn, khi được lồng ghép qua thế giới cảm xúc của nhà văn
- Giúp cho người đọc cảm nhận được sự tinh tế và tâm hồn nhạy cảm của nhà văn, đồng thời cảm nhận được sự hòa hợp giữa tâm hồn của nhà văn và thiên nhiên
Câu 3 trang 81 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?
Hướng dẫn trả lời:
Đọc văn bản, em cảm nhận được:
– Nhà văn Vũ Bằng có một tâm hồn đa cảm, nhạy bén và tinh tế, bay bổng, bởi ông có thể đồng điệu với thiên nhiên, với sự vật để nắm bắt được những vị, những màu dù là đơn giản, nhỏ bé nhất
– Nhà văn Vũ Bằng là người nặng tình với ẩm thực thôn quê, với công sức của người lao động, với quê hương, đất nước. Tình cảm ấy thể hiện rõ nét qua sự hiểu biết và trân trọng của ông dành cho món cốm nói riêng và ẩm thực nước nhà nói chung
Câu 4 trang 81 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Xác định chủ đề của văn bản. Dựa vào đâu em xác định như vậy?
Hướng dẫn trả lời:
– Chủ đề của văn bản: một thức quà đặc sắc của thiên nhiên – món cốm làng Vòng
– Em xác định như vậy dựa vào tên gọi của văn bản, các lý lẽ và dẫn chứng được đưa ra trong toàn văn bản – đều xoay quanh nhân vật chính là món cốm làng Vòng
Câu 5 trang 81 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.
Hướng dẫn trả lời:
Một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản là:
– Nội dung:
- Ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà tác giả quan sát, chứng kiến được về quá trình thu hoạch, làm nên món cốm và thưởng thức món ăn này
- Thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả trước món cốm
– Chất trữ tình: được tạo nên từ vẻ đẹp, sự hấp dẫn của chính món cốm, hình ảnh chế biến kì công, cách thưởng thức điệu nghệ của thức quà ấy, tạo nên rung động thẩm mĩ cho người đọc
– Cái tôi: văn bản là dòng suy nghĩ, cảm xúc, đánh giá của riêng tác giả qua ngôi thứ nhất, hoàn toàn mang tính chủ quan từ cái nhìn và trải nghiệm của nhà văn về món cốm
– Ngôn ngữ:
- Ngôn từ tinh tế, sống động, đa dạng, mang đậm hơi thở đời sống, không nặng về ngôn từ bác học
- Hình ảnh được sử dụng đơn giản, đậm chất trữ tình, gắn liền với đời sống thường ngày nhưng đã được chải chuốt, chọn lọc
Câu 6 trang 81 Ngữ văn 7 Tập 1 Chân trời sáng tạo
“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?”. Hãy viết từ 3 đến 5 câu trình bày cách lí giải của em về câu hỏi trên
Hướng dẫn trả lời:
>> Học sinh tham khảo ở đây: Viết đoạn văn 3-5 câu lý giải câu hỏi: Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?
————————————————-
>> Tiếp theo: Soạn bài Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ
Trên đây là tài liệu Soạn bài Cốm Vòng trang 78. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)