Soạn Văn 8 bài Chùm ca dao trào phúng hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 Kết nối tri thức, giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn 8. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài ca dao số 1 nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

Bài ca dao số 1 nói về hoạt động một buổi cúng lễ.

Căn cứ để nhận biết: có âm thanh của chiêng, mõ; có lễ vật là xôi, gà; có thầy cúng

Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

Hướng dẫn trả lời:

Đối tượng bị phê phán ở bài ca dao số 1: thầy cúng

Lí do đối tượng đó bị phê phán: Thầy cúng trong tình huống này không nhất tâm trong việc khấn vái, cúng lễ mà chỉ để tâm đến đồ lễ (đồ ăn) là gà và xôi. Gà phải là “con gà sống lớn”, xôi phải “đơm cho đầy” đĩa. Lễ vật phải nhiều mới vừa lòng thầy cúng. Thầy mà “không ưa” thì xem ra buổi lễ không linh ứng. Ở bài ca dao này, thầy cúng là một người tham lam, lừa bịp

Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo với chuột?

Hướng dẫn trả lời:

Những yếu tố tạo dựng sự tương phản, đối nghịch ở bài ca dao số 2: thủ pháp trào phúng

Tính cách của mèo thể hiện ở bài ca dao: đi săn chuột nhưng lại giả bộ ân cần hỏi thăm, tương phản với giã tâm của mèo => thói đạo đức giả

Mối quan hệ giữa mèo và chuột: đối nghịch giữa kẻ mạnh – kẻ yếu

Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

Hướng dẫn trả lời:

Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán bể, bán sông để có tiền dẫn cưới.

Những đồ dẫn cưới: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mười chum vàng cốm bạc, ba chum mật ong, mười thúng mỡ muỗi.

=> Những điều đó là phi thực tế, là những thứ có giá trị quá lớn so với tầm mức một đám cưới, cũng là những thứ mà anh học trò nghèo không bao giờ có nổi, thậm chí có những thứ không bao giờ tìm được trong thực tế như ông sao, mỡ muỗi

Câu 5 (trang 112, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời:

Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới. Cách lên án đó có phần hài hước, dí dỏm nên không tạo ra sự căng thẳng. Do sử dụng thủ pháp phóng đại, nói quá. Phóng đại ở cả khả năng, mức độ, số lượng. Tiếng cười còn toát lên ở sự liệt kê tưởng như không dứt đồ lễ vật. Dấu ba chấm kết thúc bài ca dao để ngỏ khả năng điền tiếp các lễ vật khác. Trong ca dao có nhiều bài viết về chủ đề thách cưới, đều có chung thủ pháp phóng đại, liệt kê này.

…………………….

Trên đây TaiLieuViet đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Chùm ca dao trào phúng. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi trong bài, từ đó học tốt môn Văn lớp 8 hơn. Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 Kết nối tri thức trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn chi tiết đầy đủ, giúp các em có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 8, Lý thuyết Văn 8… mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Soạn bài Chùm ca dao trào phúngBài tiếp theo: Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 113