Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 32: Công nghệ gen được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết cơ bản trong chương trình Sinh học 9 bài 32, bên cạnh đó là bài tập trắc nghiệm đi kèm giúp các em ghi nhớ kiến thức, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

  • Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 29
  • Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 30
  • Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 31

A. Giải bài tập Sinh học 9 bài 32

  • Giải bài tập trang 95 SGK Sinh lớp 9: Công nghệ gen
  • Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 32: Công nghệ gen

B. Lý thuyết Sinh học 9 bài 32

I. KHÁI NIỆM KĨ THUẬT GEN VÀ CÔNG NGHỆ GEN

– Kĩ thuật gen (kĩ thuật di truyền) là các thao tác tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang một hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền.

– Thể truyền: là 1 phân tử ADN nhỏ có khả năng tự nhân đôi 1 cách độc lập với hệ gen của TB cũng như có thể gắn vào hệ gen của tế bào. Ví dụ: plasmit, virut hoặc 1 số NST nhân tạo…

– Các khâu của kĩ thuật gen:

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 32: Công nghệ gen

+ Bước 1: Tách ADN của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut

+ Bước 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN ở tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN tế bào cho và ADN làm thể truyền bằng enzim nối.

+ Bước 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện

– Mục đích: tạo được các phân tử ADN lai tổng hợp ra những phân tử protein những sản phẩm biến đổi gen (vật nuôi, cây trồng, vi sinh vật …).

– Công nghệ gen là: ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

II. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GEN

1. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

– Ứng dụng tạo ra các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học (axit amin, protein, vitamin, enzim, hoocmon, kháng sinh …) với số lượng lớn và giá thành rẻ.

– Tế bào nhận dùng phổ biến hiện nay là E.coli và nấm men. Vì chúng có các ưu điểm: dễ nuôi cấy và có khả năng sinh sản nhanh → Tăng nhanh số bản sao của gen được chuyển gen.

– Ví dụ: dùng chủng E.coli được cấy gen mã hóa hoocmon insulin ở người trong sản xuất thì giá thành insulin rẻ hơn nhiều so với trước đây phải tách chiết từ mô động vật.

2. Tạo giống cây trồng biến đổi gen

– Là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý (năng suất, hàm lượng dinh dưỡng cao, kháng sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ và chịu được các điều kiện bất lợi, tăng thời gian bảo quản, khó bị dập nát …) vào cây trồng.

– Ví dụ:

+ Chuyển gen tổng hợp β – caroten (tiền vitamin A) tạo giống lúa giàu vitamin A.

+ Chuyển gen kháng sâu Bt tạo cây bông kháng sâu bệnh.

+ Chuyển gen kháng được nhiều loại thuốc diệt cỏ từ thuốc lá cảnh vào đậu tương, chuyển gen kháng virut gây thối vào củ khoai tây…

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 32: Công nghệ gen

3. Tạo động vật biến đổi gen

– Thành tựu chuyển gen vào động vật còn hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen.

– 1 số thành tựu:

+ Trên thế giới,chuyển gen sinh trưởng ở bò vào lợn hiệu quả tiêu thụ thức ăn cao hơn, hàm lượng mỡ ít hơn lợn bình thường (xuất hiện các vấn đề: tim to, hay bị loét dạ dày, viêm da)…

III. CÔNG NGHỆ SINH HỌC

– Công nghệ sinh học là ngành sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người.

– Công nghệ sinh học bao gồm các lĩnh vực:

+ Công nghệ tế bào thực vật và động vật.

+ Công nghệ chuyển nhân và phôi.

+ Công nghệ sinh học xử lí môi trường.

+ Công nghệ lên men.

+ Công nghệ enzim/protein.

+ Công nghệ gen là công nghệ cao và là công nghệ quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học.

+ Công nghệ sinh học y – dược.

Công nghệ sinh học là hướng ưu tiên đầu tư và phát triển trên thế giới và ở Việt Nam vì ngành công nghệ này có hiệu quả kinh tế và xã hội cao.

C. Trắc nghiệm Sinh học 9 bài 32

Câu 1: Kĩ thuật gen là gì?

A. Kĩ thuật gen là kĩ thuật tạo ra một gen mới.

B. Kĩ thuật gen là các thao tác sửa chữa một gen hư hỏng.

C. Kĩ thuật gen là các thao tác chuyển một gen từ tế bào nhận sang tế bào khác.

D. Kĩ thuật gen là các thao tác tác động lên ADN, để chuyển một đoạn ADN mang một gen hoặc một cụm gen từ tế bào của loài cho sang tế bào của loài nhận nhờ thể truyền

Câu 2: Trong kĩ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp được hình thành bởi

A. Phân tử ADN của tế bào nhận là plasmit

B. Một đoạn ADN của tế bào cho với một đoạn ADN của tế bào nhận là plasmit

C. Một đoạn mang gen của tế bào cho với ADN của thể truyền

D. Một đoạn ADN mang gen của tế bào cho với ADN tái tổ hợp

Câu 3: Công nghệ gen là gì?

A. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen

B. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo các ADN tái tổ hợp

C. Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình tạo ra các sinh vật biến đổi gen

D. Công nghệ gen là ngành khoa học nghiên cứu về cấu trúc về hoạt động của các gen

Câu 4: Ứng dụng của công nghệ gen là gì?

A. Tạo ra các chủng vi sinh vật mới

B. Tạo ra giống cây trồng biến đổi gen

C. Tạo giống vật nuôi biến đổi gen

D. Tạo giống vật nuôi và cây trồng đa bội hóa

Câu 5: Trong các khâu sau: Trình tự nào là đúng với kĩ thuật cấy gen?

I. Tạo ADN tái tổ hợp

II. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen ghép biểu hiện

II. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc vi rút

A. I, II, III B. III, II, I C. III, I, II D. II, III, I

Câu 6: Mục đích của việc sử dụng kĩ thuật gen là

A. Là sử dụng những kiểu gen tốt, ổn định để làm giống

B. Để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa trên quy mô công nghiệp.

A. Là một ngành công nghệ vận dụng cơ chế của các quá trình sống ở cấp độ tế bào và phân tử vào sản xuất

B. Là một ngành công nghệ nghiên cứu và vận dụng những kĩ nghệ về tế bào trong sản xuất

C. Là một ngành công nghệ vận dụng cơ chế của các quá trình sống trong chăn nuôi và trồng trọt

D. Cả B và C

Câu 8: Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?

A. Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới

B. Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác.

C. Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém

D. Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản, dễ làm.

Câu 9: Trong ứng dụng kĩ thuật gen. Sản phẩm nào sau đây tạo ra qua ứng dụng lĩnh vực “tạo ra các chủng vi sinh vật mới”

A. Hoocmôn insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người

B. Tạo giống lúa giàu vitamin A

C. Sữa bò có mùi sữa người và dễ tiêu hóa, dùng để nuôi trẻ trong vòng 6 tháng tuổi

D. Cá trạch có trọng lượng cao

Câu 10: Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học:

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen

B. Công nghệ lên men và công nghệ enzim

C. Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi

D. Công nghệ hoá chất

Câu 11: Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng

A. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người

B. Sản xuất ra chất kháng sinh

C. Tổng hợp được kháng thể

D. Tổng hợp được nhiều loại Protein khác nhau

Câu 12: Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người là ngành

A. Công nghệ enzim / prôtêin

B. Công nghệ tế bào thực vật và động vật

C. Công nghệ gen

D. Công nghệ sinh học

Câu 13: Ngành công nghệ nào là công nghệ cao và mang tính quyết định sự thành công của cuộc cách mạng sinh học?

A. Công nghệ gen

B. Công nghệ enzim / prôtêin

C. Công nghệ chuyển nhân và phôi

D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Câu 14: Công nghệ sinh học hiện đại gồm những lĩnh vực nào?

Công nghệ tế bào thực vật và động vật

Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi

Công nghệ lắp ghép và thay thế nội tạng ở động vật

Công nghệ sinh học xử lí môi trường

Công nghệ enzim, protein để sản xuất Axit Amin từ nhiều nguồn nguyên liệu, chế tạo các chất cảm ứng sinh học và thuốc phát hiện chất độc

Công nghệ gen (công nghệ cao) quyết định sự thành công của cách mạng sinh học

Công nghệ làm dấm và làm tương

Công nghệ lên men để sản xuất các chế phẩm vi sinh dùng trong chăn nuôi trồng trọt và bảo quản

A. 1, 3, 4, 5, 6, 7

B. 1, 3, 4, 5, 6, 8

C. 2, 3, 4, 5, 6, 8

D. 3, 4, 5, 6, 7, 8

Câu 15: Kỹ thuật gen gồm những khâu nào?

A. Tách ADN NST của tế bào cho và tách phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut

B. Tạo ADN lai, rồi cắt ADN của tế bào cho, ADN làm thể truyền ở vị trí xác định, ngay sau đó ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN thể truyền

C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

D. Cả ba đáp án trên

Đáp án

Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: D Câu 5: C Câu 6: B Câu 7: A Câu 8: A
Câu 9: A Câu 10: D Câu 11: A Câu 12: D Câu 13: A Câu 14: B Câu 15: D

……………………………

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 32 Công nghệ gen. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Sinh học 9 hơn. Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Sinh học lớp 9,Giải Vở BT Sinh Học 9,Chuyên đề Sinh học 9,Giải bài tập Sinh học 9,Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.