Lý thuyết Sinh học 12 bài 42: Hệ sinh thái được TaiLieuViet tổng hợp các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 42

I. Khái niệm hệ sinh thái

– Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

– Trong hệ sinh thái, trao đổi chất và năng lượng luôn diễn ra giữa các cá thể trong quần xã và giữa quần xã với sinh cảnh của chúng. Trong đó, quá trình “đồng hóa” tổng hợp chất hữu cơ do các sinh vật tự dưỡng thực hiện và quá trình “dị hóa” do các sinh vật phân giải chất hữu cơ thực hiện.

– Bất kì một sự gắn kết nào giữa sinh vật với các nhân tố sinh thái của môi trường để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh, dù ở mức đơn giản nhất, đều được coi là một hệ sinh thái. Ví dụ: 1 giọt nước có nhiều vi sinh vật sống trong đó.

II. Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái

1. Thành phần vô sinh

+ Các yếu tố khí hậu (to, độ ẩm, ánh sáng, gió, lượng mưa,…)

+ Các yếu tố thổ nhưỡng.

+ Nước.

+ Xác sinh vật trong môi trường

2. Thành phần hữu sinh

– Thực vật, động vật, vi sinh vật. Tùy theo quan hệ dinh dưỡng trong hệ sinh thái mà xếp chúng thành 3 nhóm:

+ Nhóm sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ. (chủ yếu là thực vật, vi sinh vật quang hợp)

+ Nhóm sinh vật tiêu thụ: gồm các sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật.

+ Nhóm sinh vật phân giải: gồm VK, nấm, một số động vật không xương (giun đất, sâu bọ); chúng phân giải xác sinh vật thành chất vô cơ của môi trường.

III. Các kiểu hệ sinh thái chủ yếu trên Trái đất

1. Các hệ sinh thái tự nhiên

+ Các hệ sinh thái trên cạn: hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, savan đồng cỏ, thảo nguyên, rừng ôn đới, rừng thông phương Bắc, đồng rêu đới lạnh.

+ Các hệ sinh thái dưới nước:

+ Hệ sinh thái nước mặn: ở ven biển, những vùng ngập mặn, vùng biển khơi

+ Hệ sinh thái nước ngọt: Hệ sinh thái nước đứng (ao, hồ) và hệ sinh thái nước chảy (sông, suối).

2. Các hệ sinh thái nhân tạo

– Đồng ruộng, hồ nước, rừng thông, thành phố… đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 42

Câu 1: Hệ sinh thái tự nhiên có cấu trúc ổn định và hoàn chỉnh vì

  1. Có cấu trúc lớn nhất
  2. Có chu trình tuần hoàn vật chất
  3. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn
  4. Có sự đa dạng sinh học

Câu 2: Câu nào không đúng?

  1. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên.
  2. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra, phục vụ cho mục đích của con người.
  3. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
  4. Hệ sinh thái là một cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là hệ thống mở tự điều chỉnh.
  1. Vì không có sinh vật sống ở đó.
  2. Vì không có đầy đủ các chất vô cơ và hữu cơ.
  3. Vì mặt trăng nhiệt độ thấp, quanh năm lạnh.
  4. Vì ở đó không có nước.

Câu 4: Hệ sinh thái biểu hiện chức năng của một tổ chức sống vì

  1. Nó có chu trình sinh học hoàn chỉnh
  2. Nó bao gồm các cơ thể sống tạo thành
  3. Nó có cấu trúc của một hệ thống sống
  4. Nó luôn tồn tại bền vững

Câu 5: Hệ sinh thái nào sau đây cần phải bổ sung thêm nguồn vật chất để nâng cao hiệu quả sử dụng?

  1. Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới
  2. Hệ sinh thái biển
  3. Hệ sinh thái sông, suối
  4. Hệ sinh thái nông nghiệp

Câu 6: Tại sao có thể coi một giọt nước lấy từ ao hồ là 1 hệ sinh thái?

  1. Vì nó có hầu hết các yếu tố của một hệ sinh thái.
  2. Vì thành phần chính là nước.
  3. Vì nó chứa nhiều động vật thủy sinh.
  4. Vì nó chứa nhiều động vật, thực vật và vi sinh vật.

Câu 7: Câu nào sau đây là không đúng?

  1. Hệ sinh thái là 1 cấu trúc hoàn chỉnh của tự nhiên, là 1 hệ thống mở tự điều chỉnh
  2. Hệ sinh thái là sự thống nhất của quần xã sinh vật với môi trường mà nó tồn tại
  3. Các hệ sinh thái nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên
  4. Các hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra và phục vụ cho mục đích của con người

Câu 8: Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm

  1. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ
  2. Sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải
  3. Sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
  4. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải

Câu 9: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hệ sinh thái rừng nhiệt đới?

  1. Khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp, xanh tốt quanh năm, có nhiều tầng.
  2. Ánh sáng mặt trời ít soi xuống mặt đất nên có nhiều loài cây ưa bóng.
  3. Động vật và thực vật đa dạng và phong phú, có nhiều động vật cỡ lớn.
  4. Khí hậu ít ổn định, vai trò của các nhân tố hữu sinh và các nhân tố vô sinh là như nhau.

Câu 10: Hệ sinh thái nào dưới đây là hệ sinh thái trên cạn?

(1) Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

(2) Sa van

(3) Sa mạc

(4) Hệ sinh thái rừng ngập mặn

(5) Hệ sinh thái thảo nguyên.

  1. 1, 2, 3, 4
  2. 1,2 ,3 , 5
  3. 1, 2, 4, 5
  4. 1, 3, 4, 5

Câu 11: Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, có các chu trình chuyển hóa vật chất và có số lượng loài sinh vật phong phú là

  1. Hệ sinh thái biển
  2. Hệ sinh thái nông nghiệp
  3. Hệ sinh thái thành phố
  4. Hệ sinh thái tự nhiên

Câu 12: Hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo ở

  1. Thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng
  2. Thành phần cấu trúc, chu trình dinh dưỡng
  3. Chu trình dinh dưỡng , chuyển hóa năng lượng
  4. Thành phần cấu trúc, chuyển hóa năng lượng

Câu 13: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn sơ cấp, số loài hạn chế và thường xuyên được bổ sung vật chất?

  1. Hệ sinh thái nông nghiệp
  2. Hệ sinh thái biển
  3. Dòng sông đoạn hạ lưu
  4. Rừng mưa nhiệt đới

Câu 14: Hệ sinh thái bền vững nhất khi sự chênh lệch về sinh khối giữa các bậc sinh dưỡng

  1. Lớn nhất
  2. Tương đối lớn
  3. Ít nhất
  4. Tương đối ít

Câu 15: Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu

  1. Các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước
  2. Các hệ sinh thái lục địa và đại dương
  3. Các hệ sinh thái rừng và biển
  4. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo

Câu 16: Các hệ sinh thái được sắp xếp theo chiều tăng dần của vĩ độ từ xích đạo lên Bắc Cực lần lượt là

  1. Thảo nguyên, rừng mưa nhiệt đới, đồng rêu hàn đới, rừng Taiga
  2. Đồng rêu hàn đới, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  3. Rừng Taiga, rừng mưa nhiệt đới, rừng Taiga, thảo nguyên
  4. Savan, thảo nguyên, rừng Taiga, đồng rêu hàn đới

Câu 17: Khi nói về hệ sinh thái, nhận định nào sau đây sai?

  1. Hệ sinh thái là 1 hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
  2. Một giọt nước ao cũng được coi là 1 hệ sinh thái
  3. Ở hệ sinh thái nhân tạo, con người không phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ
  4. Một hệ sinh thái gồm hai thành phần cấu trúc là thành phần vô sinh và quần xả sinh vật.

Câu 18: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?

  1. Vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau, đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  2. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau
  3. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh
  4. Vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau, đồng thời tác động lên các thành phần vô sinh của sinh cảnh

Câu 19: Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái

(1) Trong hệ sinh thái, sinh vật sản xuất là nhóm có khả năng truyền năng lượng từ quần xã đến môi trường vô sinh

(2) Bất kì sự gắn kết nào giữa các sinh vật với sinh cảnh đủ để tạo thành một chu trình sinh học hoàn chỉnh đều được xem là một hệ sinh thái

(3) Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải gồm chủ yếu các loài sống dị dưỡng như vi khuẩn, nấm và 1 số vi sinh vật hóa tự dưỡng

(4) Hệ sinh thái tự nhiên thường có tính ổn định cao hơn nhưng thành phần loài kém đa dạng hơn hệ sinh thái nhân tạo

Số phát biểu đúng là:

  1. 0
  2. 1
  3. 2
  4. 3

Câu 20: Thành phần cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên khác hệ sinh thái nhân tạo là hệ sinh thái tự nhiên có

  1. Thành phần loài phong phú, số lượng cá thể nhiều,…
  2. Kích thước cá thể đa dạng, các cá thể có tuổi khác nhau,…
  3. Có đủ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải, phân bố không gian nhiều tầng,…
  4. Tất cả đều đúng

Đáp án

1D

2A

3A

4A

5D

6A

7C

8D

9D

10A

11D

12A

13A

14A

15D

16D

17C

18D

19C

20D

—————————————-

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 42: Hệ sinh thái các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của hệ sinh thái…

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 42: Hệ sinh thái. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12,Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD