Lý thuyết Sinh học 12 bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất gồm các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 33

I. Hóa thạch và vai trò của hóa thạch trong nghiên cứu sự phát triển của sinh giới

1. Hóa thạch là gì?

– Hóa thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất. Di tích của sinh vật để lại có thể dưới dạng các bộ xương, những dấu vết của sinh vật để lại trên đá (vết chân, hình dáng…), xác các sinh vật được bảo quản gần như nguyên vẹn trong các lớp hổ phách hoặc trong các lớp băng,…

2. Vai trò của các hóa thạch trong nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới

– Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng trực tiếp về sự phát triển của sinh giới. Bằng phương pháp xác định tuổi của các hóa thạch, người ta có thể biết được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau cũng như mối liên hệ họ hàng giữa các loài.

– Tuổi của hóa thạch có thể xác định bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ của Cacbon hoặc Urani.

II. Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất

1. Hiện tượng trôi dạt lục địa

– Hiện tượng trôi dạt lục địa là hiện tượng các phiến kiến tạo trên lớp vỏ trái đất liên tục di chuyển do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

– Những biến đổi về kiến tạo của vỏ trái đất như quá trình tạo núi, trôi dạt lục địa dẫn đến thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của trái đất, do vậy có thể dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt các loài và sau đó là thời điểm bùng nổ sự phát sinh các loài mới.

2. Sinh vật trong các đại địa chất

– Dựa vào quá trình biến đổi của trái đất, và các hóa thạch điển hình các nhà địa chất học chia lịch sử phát triển của trái đất thành các giai đoạn chính được gọi là các đại địa chất. Bao gồm: đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. Các đại lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là các giai đoạn có những biến đổi của trái đất làm cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của các sinh vật sống sót. Các sinh vật sống sót tiến hóa và bước vào giai đoạn bùng nổ, phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.

– Mỗi đại, mỗi kỉ thường có các đặc điểm về địa chất và khí hậu riêng biệt nên cũng kéo theo sự phát triển của nhóm sinh vật điển hình. Ví dụ: đại Trung sinh còn được gọi là kỷ nguyên của bò sát.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 33

Câu 1: Đối với các dạng hóa thạch của sinh vật, di tích thu được thường là

  1. Cơ thể sinh vật nguyên vẹn
  2. Chỉ là từng phần của cơ thể
  3. Cơ thể sinh vật giữ nguyên hình dạng, màu sắc
  4. cơ thể sinh vật được bảo vẹn toàn vẹn

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

  1. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.
  2. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.
  3. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.
  4. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.

Câu 3: Cách đây bao lâu tất cả các phiến kiến tạo liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất trên trái đất?

  1. 12 triệu năm
  2. 20 triệu năm
  3. 50 triệu năm
  4. 250 triệu năm

Câu 4: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim xuất hiện đầu tiên ở

  1. Kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh.
  2. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.
  3. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
  4. Kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh.

Câu 5: Thực vật có hoa xuất hiện ở giai đoạn nào sau đây?

  1. Kỉ Đệ tứ thuộc đại Tân sinh
  2. Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh
  3. Kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh
  4. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh

Câu 6: Trường hợp nào sau đây không phải là hóa thạch?

  1. Than đá có vết lá dương xỉ
  2. Dấu chân khủng long trên than bùn
  3. Mũi tên đồng, trống đồng Đông sơn
  4. Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm

Câu 7: Sự di cư của các động, thực vật ở cạn vào kỉ đệ tứ là do

  1. khí hậu khô, băng tan, biển rút tạo điều kiện cho sự di cư
  2. Sự phát triển ồ ạt của thực vật hạt kín và thú ăn thịt
  3. Diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ
  4. Xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do băng hà phát triển, mực nước biển rút xuống
  1. Thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú
  2. Thực vật hạt trần, chim và thú
  3. Thực vật hạt kín, chim và thú
  4. Thực vật hạt kín và thú

Câu 9: Dựa vào đâu người ta chia lịch sử phát triển của sinh giới thành các mốc thời gian địa chất?

  1. Hóa thạch
  2. Đặc điểm khí hậu, địa chất
  3. Hóa thạch và các đặc điểm khí hậu, địa chất
  4. Đặc điểm sinh vật

Câu 10: Hóa thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?

  1. Châu Phi
  2. Châu Á
  3. Đông nam châu Á
  4. Châu Mỹ

Câu 11: Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào?

  1. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-yếm khí
  2. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-hiếu khí
  3. Cấu tạo đơn giản-dị dưỡng-hiếu khí
  4. Cấu tạo đơn giản-tự dưỡng-yếm khí

Câu 12: Chu kì bán rã của 14C và 238U là

  1. 5.730 năm và 4,5 tỉ năm
  2. 5.730 năm và 4,5 triệu năm
  3. 570 năm và 4,5 triệu năm
  4. 570 năm và 4,5 tỉ năm

Câu 13: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, người ta thường dùng

  1. Cacbon 12
  2. Cacbon 14
  3. Urani 238
  4. Phương pháp địa tầng

Câu 14: Cây có mạch và động vật lên cạn vào kỉ nào?

  1. Cacbon
  2. Đêvôn
  3. Silua
  4. Pecmi

Câu 15: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hóa là không đúng?

  1. Sự tiến hóa của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống nhau
  2. Quá trình tiến hóa lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
  3. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu gen tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
  4. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng, phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung

Đáp án

1B

2D

3D

4A

5C

6C

7D

8A

9C

10A

11A

12A

13B

14C

15A

—————————————-

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò sự phát triển sinh giới qua các đại địa chất mà hình thành…

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 33: Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12,Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD