Lý thuyết Sinh học 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hóa vừa được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 24

I. Bằng chứng giải phẫu

– Là 1 lĩnh vực của sinh học, nghiên cứu mối quan hệ tiến hóa giữa các loài dựa trên việc so sánh các đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài và cấu tạo bên trong cơ thể sinh vật.

– Cơ quan tương đồng: là cơ quan được tiến hóa từ 1 cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau

Vd: tay người, cánh dơi, vây cá voi → chi trước của lớp thú

– Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Những sai khác về chi tiết là do chúng thực hiện những chức năng khác nhau.

– Cơ quan thoái hóa cũng là 1 loại cơ quan tương đồng nhưng cấu trúc đã bị tiêu giảm và không còn chức năng. Cơ quan thoái hóa giúp ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, là bằng chứng rõ rệt nhất chứng tỏ những loài này bắt nguồn từ một tổ tiên chung.

Vd: xương cụt → vết tích của đuôi, ruột thừa→ vết tích manh tràng, mấu thịt trong khóe mắt → vết tích của mí mắt thứ 3

– Cơ quan tương tự: là những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc

Vd: chân ếch và chân vịt → đều có màng; cánh chim, cánh bướm, cánh dơi → để bay

– Sự tương đồng về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng cho thấy chúng được tiến hóa từ một loài tổ tiên.

Vd: loài người và tinh tinh ngày nay.

– Bảng so sánh:

Cơ quan tương đồng

Cơ quan tương tự

– Các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng hiện tại có chức năng khác nhau

– Các cơ quan có cùng chức chăng nhưng có nguồn gốc khác nhau

– Phản ánh quá trình tiến hóa phân li

– Phản ánh quá trình tiến hóa hội tụ

– Do sống trong các môi trường khác nhau

– Do sống trong cùng môi trường như nhau

II. Bằng chứng phôi sinh học

– Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ rằng chúng đều được tiến hóa từ 1 nguồn gốc chung. Các loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi của chúng càng giống nhau.

– Ví dụ: sự tương đồng trong quá trình phát triển phôi của một số động vật có xương sống như: cá, thằn lằn, thỏ, người…

III. Bằng chứng địa lý sinh vật học

Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất, cho chúng ta những bằng chứng rằng các loài sinh vật đều bắt nguồn từ 1 tổ tiên chung.

Khi nghiên cứu về sự phân bố địa lí các loài, Dacwin rút ra kết luận:

– Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do chúng sống trong môi trường giống nhau.

– Do điều kiện môi trường ở mỗi đảo khác nhau và do các sinh vật sống trên đảo cách li sinh sản với nhau → xuất hiện các loài khác nhau (có nhiều đảo có các loài đặc hữu, TD: Ở Úc có các loài thú có túi)

Ngoài ra nghiên cứu phân bố địa lí của các loài cho ta biết sự hình thành, phát tán và tiến hóa của loài xảy ra như thế nào

IV. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử

1. Bằng chứng tế bào

– Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

– Các tế bào đều có thành phần hoá học và nhiều đặc điểm cấu trúc giống nhau.

– Tất cả các tế bào đều cấu tạo từ phân tử prôtêin – lipit.

– Mọi sinh vật đều có ADN.

– Những loài có quan hệ họ hàng gần gũi thì trình tự các axit amin hay trình tự các nu càng giống nhau và ngược lại: vì các loài vừa tách nhau ra từ 1 tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để chọn lọc tự nhiên làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử

b. Xác định quan hệ họ hàng giữa các loài dựa trên mức độ tương đồng về ADN:

– Dùng phương pháp lai phân tử: lai các phân tử ADN của các loài với nhau và đánh giá mức độ tương đồng về trình tự nu giữa các loài qua khả năng bắt cặp bổ sung giữa các sợi ADN đơn thuộc 2 loài khác nhau.

– Nếu 2 loài có họ hàng gần có nhiều đoạn bắt cặp bổ sung nhau, “phân tử lai” càng bền vững với nhiệt (mức độ tương đồng được đánh giá qua nhiệt độ làm “nóng chảy phân tử lai”)

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 24

Câu 1. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?  

  1. Mang cá và mang tôm.   
  2. Cánh sâu bọ và cánh dơi.  
  3. Chân chuột chũi và chân dế chũi.   
  4. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của các sâu bọ khác.

Câu 2.  Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì không thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.
  2. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng.
  3. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau được gọi là cơ quan tương tự.
  4. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

Câu 3. Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
  2. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
  3. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
  4. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.

Câu 4. Bằng chứng tiến hóa nào phác họa lược sử tiến hóa của loài?   

  1. Giải phẫu học so sánh.    
  2. Phôi sinh học so sánh.    
  3. Tế bào học.    
  4. Sinh học phân tử.

Câu 5. Một trong những bằng chứng quan trọng được cung cấp từ giải phẫu học so sánh: các cơ quan có bề ngoài giống nhau nhưng cấu tạo bên trong khác nhau phản ánh  

  1. Các cá thể mang các cơ quan đó đã tiến hóa từ một tổ tiên chung.
  2. Các cá thể mang các cơ quan đó có họ hàng gần với nhau. 
  3. Các cá thể mang cơ quan đó sống trong các môi trường tương tự nhau.
  4. Có nhóm cá thể không sử dụng cơ quan đó nữa nên cấu trúc của cơ quan thoái hóa dần.

Câu 6. Khi nói về hóa thạch, phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Căn cứ vào tuổi của hóa thạch, có thể biết được loài nào đã xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau.
  2. Hóa thạch là di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
  3. Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.
  4. Tuổi của hóa thạch có thể được xác định nhờ phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hóa thạch.

Câu 7.Cơ quan tương đồng là những cơ quan

  1. Nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thế, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi. Được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.
  2. Nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.
  3. Nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo không giống nhau.

Câu 8. Cho các cơ quan sau:

1.    Xương cùng.

2.    Ruột thừa.

3.    Răng khôn.

4.    Những nếp ngang ở vòm miệng.

5.   Tá tràng.

Những cơ quan nào là cơ quan thoái hóa ở người?

  1. 1, 2, 3, 4, 5.
  2. 1, 2, 3, 4.
  3. 1, 2, 3, 5.
  4. 2, 3, 4, 5.

Câu 9. Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi là rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?

  1. Sự tiến hóa của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
  2. Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tạo ra những biến đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.
  3. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn ở người và dơi.
  4. Cá voi được xếp vào lớp Thú là không chính xác.

Câu 10. Dựa trên các số liệu giải phẫu và phân tích trình tự ADN, người ta đã xây dựng được cây tiến hóa phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài như hình sau:

Lý thuyết sinh học 12

Dựa vào cây tiến hóa đó, hãy cho biết phát biểu nào sau đây là không chính xác?

  1. Cá sấu có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thằn lằn và rắn.
  2. Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với chim.
  3. Thằn lằn có họ hàng gần gũi với chim hơn là với thú.
  4. Thú có họ hàng gần gũi với lưỡng cư hơn là với cá phổi.

Câu 11. Bằng chứng sinh học phân tử ủng hộ học thuyết tiến hóa bằng cách chỉ ra rằng

  1. Các prôtêin tương đồng đã phát sinh một cách độc lập ở các nhóm động vật khác nhau.
  2. Các loài thân thuộc thường có chung một khu phân bố địa lí.
  3. Các loài càng gần nhau thì càng có tỉ lệ lớn ADN và prôtêin giống nhau.
  4. Các loài gần nhau có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau.

Câu 12. So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa vì

  1. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật.
  2. Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến có lợi.
  3. Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
  4. Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ.
Câu 13. Phát biểu nào sau đây không thuộc quan điểm của Đacuyn?
  1. Đối tượng tác động của chọn lọc tự là các quần thể.
  2. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót  của các cá thể trong quần thể.
  3. Nguồn nguyên liệu cho quá trình tự nhiên là các biến dị cá thể.
  4. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.
Câu 14. Phát biểu nào sau đây về chọn lọc tự nhiên không đúng theo quan niệm hiện đại?
  1. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số alen của quần thể.
  2. Kết quả của quá trình CLTN dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
  3. CLTN làm biến đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ nhanh hơn quần thể có kích thước lớn.
  4. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì CLTN sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. Vì vậy CLTN quy định chiều hướng tiến hóa.
Câu 15. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi có sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 
(2) Cơ quan tương đồng là các cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác nhau về chức năng. 
(3) Quần thể là đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa. 
(4) Cơ quan tương tự là các cơ quan có cùng chức năng nhưng nguồn gốc khác nhau.

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.
Câu 16. Trong bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
  1. Hóa thạch là các bằng chứng tiến hóa trực tiếp.
  2. Cánh sâu bọ và cánh dơi là các cơ quan tương đồng.
  3. Các cơ quan thoái hóa thực chất là các cơ quan tương tự.
  4. Các cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Câu 17. Trong vai trò của cách li địa lí, trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể cách li.

(2) Cách li địa lí kéo dài là điều kiện cần thiết để dẫn đến cách li sinh sản.

(3) Cách li địa lí có vai trò thúc đẩy quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra nhanh hơn.

(4) Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau.

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.
Câu 18. Cho các phát biểu sau về nhân tố tiến hóa:

1. Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.

2. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen làm thay đổi tần số tương đối các alen theo 1 hướng xác định.

3. Di nhập gen cơ thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.

5. Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Các phát biểu đúng là gì?

  1. 1,2,3,4.
  2. 1,3,4.
  3. 1,2,3,4,5.
  4. 1,2,4,5.
Câu 19. Trong quá trình hình thành loài mới, có các phát biểu sau đây:

1. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.

2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.

3. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa thường diễn ra ở thực vật.

4. Trong quá trình hình thành loài mới các cơ chế cách li đã thúc đẩy quá trình phân li tính trạng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  1. 2.
  2. 4.
  3. 3.
  4. 1.
Câu 20. Phát biểu nào sau đây là đúng về quá trình hình thành loài mới?
  1. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn tới hình thành loài mới.
  2. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh đột biến.
  3. Sự cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.
  4. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn tới hình thành loài mới.
Câu 21. Khi nói về các bằng chứng tiến hóa xét các phát biểu sau:

(1) Bằng chứng cho thấy sự tiến hóa của các loài trong sinh giới theo hình thức phân li là cơ quan tương đồng.

(2) Bằng chứng nói lên mối quan hệ về nguồn gốc chung giữa các loài là giải phẫu học so sánh, địa lí sinh học, tế bào học, sinh học phân tử.

(3) Mã di truyền có tính thoái hóa là một bằng chứng về nguồn gốc thống nhất giữa các loài.

(4) Hóa thạch là một trong các bằng chứng tiến hóa của sinh vật qua các thời gian địa chất.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.
Câu 22. Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như sau:

trắc nghiệm sinh học lớp 12
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?

  1. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các cặp gen dị hợp và đồng hợp lặn.
  2. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
  3. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
  4. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại các kiểu gen dị hợp.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng?
  1. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương tự với nhau thì quan hệ càng gần gũi.
  2. Hai loài có quá trình phát triển phôi càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng gần gũi.
  3. Hai loài có càng nhiều cơ quan tương đồng với nhau thì quan hệ càng gần gũi.
  4. Trình tự axit amin hay trình tự nucleotit ở hai loài càng giống nhau thì hai loài có quan hệ càng gần gũi.
Câu 24. Câu nào dưới đây về vai trò của sự cách li địa lý trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
  1. Môi trường địa lý khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến phân hóa thành phần kiểu gen của các quần thể cách ly.
  2. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản.
  3. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới.
  4. Do cách ly địa lí, chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác có thể làm cho tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị biến đổi lâu dần tạo thành loài mới.
Câu 25. Theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, đơn vị cơ sở của tiến hóa là
  1. Nòi.
  2. Loài.
  3. Cá thể.
  4. Quần thể.
Câu 26. Ở loài ruồi Drosophila, các con đực sống ở một khu vực có tập tính giao hoan tinh tế như tập tính đánh đuổi con đực khác và các kiểu di chuyển đặc trưng để thu hút con cái. Đây là kiểu cách li
  1. Tập tính.
  2. Nơi ở.
  3. Cơ học.
  4. Mùa vụ.
Câu 27. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên có vai trò
  1. Sàng lọc, giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
  2. Tạo ra các kiểu gen mới thích nghi với môi trường.
  3. Vừa tạo ra các kiểu gen thích nghi, vừa giữ lại các kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
  4. Tạo ra các cơ thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi.
Câu 28. Bằng chứng chứng tỏ sinh giới có nguồn gốc chung?
  1. Bằng chứng tế bào học về hệ NST.
  2. Bằng chứng về hiện tượng lại giống.
  3. Bằng chứng phôi sinh học.
  4. Tính phổ biến của mã di truyền.
Câu 29. Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lý trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tiến hóa của sinh vật?
  1. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
  2. Nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
  3. Điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
  4. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.
Câu 30. Khẳng định nào dưới đây không chính xác?
  1. Con lai tam bội giữa loài tứ bội và lưỡng bội, bộ NST của chúng là 3n do đó không thể giảm phân bình thường sẽ gây nên hiện tượng bất thụ. Vậy nên trên thực tế không có các loài tam bội.
  2. Khi có hiện tượng lai xa, quá trình đa hội hóa sẽ góp phần hình thành nên loài mới trong cùng một khu vực địa lý vì sự sai khác về nhiễm sắc thể đã nhanh chóng dẫn đến sự cách ly sinh sản.
  3. Phần lớn các loài thực vật đang tồn tại hiện nay đều được hình thành nhờ con đường lai xa kết hợp với đa bội hóa.
  4. Với một loài lưỡng bội đột biến đa bội thể tạo thành dạng tứ bội, có thể coi đây là một loài mới xuất phát từ loài lưỡng bội ban đầu.

—————————————-

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hóa. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, TaiLieuViet.vn mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 12,Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

C. Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD