Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 16

I. Các đặc trưng di truyền của quần thể

1. Khái niệm

– Quần thể là 1 tổ chức của các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, ở vào một thời điểm xác định và có khả năng sinh sản ra thế hệ sau.

– Quần thể được đặc trưng bởi vốn gen, tần số tương đối của các kiểu gen, kiểu hình và các alen.

2. Tần số tương đối của các alen và tỉ lệ kiểu gen

Xét một gen có 2 alen: A,a trong một quần thể

– Tần số của một kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ số giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.

– Tần số alen của locut gen A được tính bằng tỉ số giữa các giao tử mang alen đó trên tổng số giao tử mà quần thể đó tạo ra tại một thời điểm xác định.

Ví dụ: một quần thể có tỉ lệ các kiểu gen như sau

0.6AA: 0.2Aa: 0.2aa (1)

– (1) được gọi là cấu trúc di truyền của quần thể đó

+ Gọi p là tần số tương đối của alen A

+ Gọi q là tần số tương đối của alen a

– Khi đó: pA = (0.6 + 0.2/2) = 0.7

qa = (0.2 + 0.2/2) = 0.3

II. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần

– Quá trình tự phối làm cho quần thể dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ dị hợp tử và tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử, nhưng không làm thay đổi tần số tương đối của các alen.

– Sự biến đổi cấu trúc di truyền quần thể tự phối qua các thế hệ:

Quần thể xuất phát

0% AA

100% Aa

0% aa

F1

25% AA

50% Aa

25% aa

F2

37.5% AA

25% Aa

37.5% aa

F3

43.75% AA

12.5% Aa

43.75%aa

Fn

(1 – 1/2n )/2 %AA

1/2n %Aa

(1 – 1/2n )/2 %aa

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 16

Câu 1. Loại đột biến làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể là đột biến

  1. Điểm.      
  2. Dị đa bội.
  3. Tự đa bội.
  4. Lệch bội. 

Câu 2. Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen đột biến a làm cây bị chết từ giai đoạn còn hai lá mầm; alen trội A quy định kiểu hình bình thường. Ở một locut khác có alen B quy định màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định màu hoa trắng. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường phân ly độc lập với nhau. Ở một thế hệ (quần thể F1), người ta nhận thấy có 4% số cây bị chết từ giai đoạn hai lá mầm, 48,96% số cây sống và cho hoa màu đỏ, 47,04% số cây sống và cho hoa màu trắng. Biết quần thể ở trạng thái cân bằng đối với gen quy định màu hoa, không có đột biến mới phát sinh. Theo lý thuyết, tỷ lệ cây trưởng thành thuần chủng về cả hai cặp gen trên ở quần thể trước đó (quần thể P) là

  1. 5,4%.
  2. 5,76%.
  3. 34,8%.
  4. 37,12%.
Câu 3.Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, trên một NST thường xét hai locut gen: gen A có 3 alen, gen B có 4 alen. Trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y, xét một locut có 4 alen. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, số loại kiểu gen dị hợp về tất cả các gen trên trong quần thể là
  1. 108.               
  2. 216.           
  3. 648.           
  4. 1296.

Câu 4. Một gen có 3 alen (A và A1 đồng trội so với a) đã cho 4 kiểu hình khác nhau trong quần thể. Nếu tần số và khả năng thụ tinh của mỗi alen đều bằng nhau, alen trội mang những đặc tính có lợi cho con người thì tổng tỷ lệ những cá thể có thể dùng làm giống trong quần thể trên là

  1.  44,44%.         
  2. 11,11%.            
  3. 22,22%.                 
  4. 33,33%.
Câu 5. Trong một quần thể cân bằng có 90% alen ở lôcut Rh là R. Alen còn lại là r. Cả 40 trẻ em của quần thể này đến một trường học nhất định . Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính là bao nhiêu? (RR, Rr: dương tính, rr: âm tính).
  1. (0,99)40.
  2. (0,90)40.
  3. (0,81)40.
  4. 0,99.
Câu 6. Ở một quần thể của một loài động vật, gen A nằm trên NST X (không có alen trên Y) có  4 alen; gen B nằm trên Y (không có alen trên X) có 5 alen; gen D nằm trên NST thường có 6 alen. Trong trường hợp không có đột biến mới, số loại kiểu gen tối đa trong quần thể này về 3 gen trên là
  1. 120.
  2. 630.
  3. 270.
  4. 51.
Câu 7. Ở một loài thực vật lưỡng bội sinh sản bằng tự thụ phấn, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể có 100% cây hoa đỏ. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 13 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng. Ở thế hệ xuất phát, trong số các cây hoa đỏ thì cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
  1. 20%.
  2. 10%.
  3. 25%.
  4. 35%.
Câu 8.Ở bò, gen A nằm trên NST thường quy định chân cao trội hoàn toàn so với a quy định chân thấp. Trong một trại nhân giống, có 15 con đực giống chân cao và 200 con cái chân thấp. Quá trình ngẫu phối đã sinh ra đời con có 80% cá thể chân cao và 20% cá thể chân thấp. Trong số 15 bò đực nói trên, có bao nhiêu con có kiểu gen dị hợp?
  1. 5.
  2. 6.
  3. 3.
  4. 8.
Câu 9.Ở một quần thể của một loài động vật, gen A nằm trên NST X (không có alen trên Y) có  4 alen; gen B nằm trên Y (không có alen trên X) có 5 alen; gen D nằm trên NST thường có 6 alen. Trong trường hợp không có đột biến mới, số loại kiểu gen tối đa trong quần thể này về 3 gen trên là
  1. 120.
  2. 630.
  3. 270.
  4. 51.
Câu 10.Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?
  1. Các cá thể trong các quần thể khác nhau trong cùng một loài không giao phối với nhau.
  2. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.
  3. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên và tự do.
  4. Đặc trưng về tần số tương đối các alen.

Câu 11. Ở một loài thú, gen quy định màu lông gồm 3 alen và theo thứ tự trội hoàn toàn như sau: A> a1>a2, trong đó A quy định lông đen; a1 quy định lông xám; a2 quy định lông trắng. Một quần thể có tỉ lệ kiểu hình là 0,51 lông đen; 0,24 lông xám: 0,25 lông trắng. Tần số tương đối của alen a2

  1. 0,2.
  2. 0, 3.
  3. 0,4.
  4. 0,5.
Câu 12.  Ở một locut trên NST thường có n+1 alen. Tần số của một alen là 1/2, trong khi mỗi alen còn lại có có tần số là 1/(2n). Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy – Weinberg, thì tần số tổng cộng của các cá thể dị hợp tử bằng bao nhiêu?
  1. (n – 1)/(2n).
  2. (2n – 1)/(3n).
  3. (3n – 1)/(4n).
  4. (4n – 1)/(5n).
Câu 13. Ở một locut mã hóa cho một enzym di truyền độc lập với giới tính, tần số kiểu gen trong quần thể được tìm thấy như sau: Nữ  0,3 FF: 0,6 FS : 0,1 SS. Nam 0,2 FF : 0,4 FS : 0,4 SS.  Hãy dự đoán tần số của kiểu gen FS trong thế hệ kế tiếp là bao nhiêu? Giả sử giao phối xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
  1. 0,46.
  2. 0,48.
  3. 0,50.
  4. 0,52.
Câu 14. Ở mèo, có một locut có 2 alen (A, a). Trong quần thể có 1300 mèo có kiểu gen AA, 7400 mèo có kiểu gen dị hợp tử, và 1300 mèo có kiểu gen lặn aa. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
  1. Tần số alen A trong quần thể là 0,5.
  2. Ở trạng thái cân bằng Hacđi-Venbec, chỉ có 60% mèo có kiểu gen dị hợp tại locut này.
  3. Nếu quần thể được cách ly và giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ mèo thứ ba sẽ đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec.
  4. Tần số alen a trong quần thể là 0,25.
Câu 15. Ở một loài thực vật giao phấn, gen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen quy định hoa trắng. Quần thể của loài hoa trên đạt trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec là quần thể có
  1. Toàn hoa đỏ.
  2. Toàn hoa trắng.
  3. 25% cây hoa đỏ: 75% cây hoa trắng.
  4. 50% cây hoa đỏ: 50% cây hoa trắng.
Câu 16. Một gen có 5 alen nếu gen đó nằm
  1. Trên NST thường thì tối đa sẽ tạo ra 15 kiểu gen dị hợp.
  2. Trên NST X thì tối đa sẽ tạo ra 20 kiểu gen dị hợp.
  3. Trên NST Y thì tối đa sẽ tạo ra 6 kiểu gen.
  4. Trong tế bào chất thì tối đa chỉ tạo ra 3 loại kiểu hình khác nhau.
Câu 17.Một quần thể của loài ngẫu phối, thế hệ xuất phát có 100 cá thể trong đó có 64 con cái mang kiểu gen AA, 32 con cái mang kiểu gen Aa, 4 con đực mang kiểu gen aa. Ở thế hệ F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ
  1. 2/25.
  2. 8/25.
  3. 35/72.
  4. 5/6.
Câu 18. Số tổ hợp các alen của một gen hình thành trong quần thể có 10 kiểu gen khác nhau. Tính theo lí thuyết sẽ có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xuất hiện trong quần thể?
  1. 45.
  2. 110.
  3. 55.
  4. 1024.
Câu 19. Ở người, một bệnh hiếm gặp do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Trong một quần thể gồm 20000 người có một người bị bệnh. Hỏi trung bình cứ bao nhiêu người thì có một người mang gen bệnh?
  1. 120.
  2. 72.
  3. 140.
  4. 68.
Câu 20. Tần số tương đối của alen A trong phần đực của quần thể ban đầu là 0,7. Qua ngẫu phối, quần thể F2 đạt trạng thái cân bằng với cấu trúc di truyền là 0,64AA:0,32Aa:0,04aa. Cấu trúc di truyền của quần thể F1 là
  1. 0,63AA:0,34Aa:0,03aa.
  2. 0,64AA:0,32Aa:0,04aa.
  3. 0,49AA:0,42Aa:0,09aa.
  4. 0,36AA:0,48Aa:0,16aa.
Câu 21. Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. Khi trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen đồng hợp thì
  1. Alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
  2. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
  3. Tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
  4. Alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
Câu 22. Ở một loài thực vật, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát (P) của một quần thể thuộc loài này có tỉ lệ kiểu hình 9 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng. Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, ở F3 cây có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 7,5%. Theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thế hệ P là
  1. 0,6AA + 0,3Aa + 0,1aa = 1.
  2. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1.
  3. 0,1AA + 0,6Aa + 0,3aa = 1.
  4. 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1.
Câu 23. Ở một loài động vật, xét hai lôcut gen trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Trên nhiễm sắc thể thường, xét lôcut III có 4 alen. Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về ba lôcut trên?
  1. 570.
  2. 180.
  3. 270.
  4. 210.
Câu 24. Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là
  1. 15.
  2. 6.
  3. 9.
  4. 12.
Câu 25. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường: alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền có số cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 4%. Cho toàn bộ các cây hoa đỏ trong quần thể đó giao phấn ngẫu nhiên với nhau, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
  1. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
  2. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
  3. 24 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
  4. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
Câu 26. Ở một quần thể, cấu trúc di truyền của 4 thế hệ liên tiếp như sau:

F1 : 0,12AA; 0,56Aa; 0,32aa               F2 : 0,18AA; 0,44Aa; 0,38aa

F3 : 0,24AA; 0,32Aa; 0,44aa               F4 : 0,28AA; 0,24Aa; 0,48aa

Cho biết các kiểu gen khác nhau có sức sống và khả năng sinh sản như nhau. Quần thể có khả năng đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây?

  1. Các yếu tố ngẫu nhiên.
  2. Giao phối không ngẫu nhiên.
  3. Giao phối ngẫu nhiên.
  4. Đột biến gen.
Câu 27. Trong quần thể của một loài thú, xét hai lôcut: lôcut I có 3 alen là A1, A2 và A3; lôcut II có 2 alen là B và b. Cả hai lôcut đều nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và các alen của hai lôcut này liên kết không hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, số kiểu gen tối đa về hai lôcut trên trong quần thể này là
  1. 18.
  2. 36.
  3. 30.
  4. 27.
Câu 28. Từ một quần thể thực vật ban đầu (P), sau 3 thế hệ tự thụ phấn thì thành phần kiểu gen của quần thể là 0,525AA : 0,050Aa : 0,425aa. Cho rằng quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của (P) là
  1. 0,250AA : 0,400Aa : 0,350aa.
  2. 0,350AA : 0,400Aa : 0,250aa.
  3. 0,400AA : 0,400Aa : 0,200aa.
  4. 0,375AA : 0,400Aa : 0,225aa.
Câu 29. Trong quần thể của một loài lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 5 loại kiểu gen về gen trên. Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể trên cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 1?
  1. AA × Aa.
  2. Aa × aa.
  3. XAXA × XaY.
  4. XAXa × XAY.
Câu 30. Ở một loài thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa màu đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa màu trắng, thể dị hợp về cặp gen này có hoa màu hồng. Quần thể của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền là quần thể gồm
  1. Các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu hồng.
  2. Tất cả các cây đều có hoa màu đỏ.
  3. Tất cả các cây đều có hoa màu hồng.
  4. Các cây có hoa màu đỏ và các cây có hoa màu trắng.

—————————————-

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò cấu trúc di truyền của quần thể….

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 12,Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD