Lý thuyết Sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen vừa được TaiLieuViet.vn sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng kết các nội dung cơ bản và những vấn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học 12. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

A. Lý thuyết Sinh học 12 bài 10

I. Tương tác gen

– Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các lôcut khác nhau (gen không alen) trong quá trình hình thành một kiểu hình.

– Thực tế, các gen trong tế bào không trực tiếp tương tác với nhau mà do sản phẩm của chúng tác động qua lại với nhau để tạo kiểu hình.

1. Tương tác bổ sung

– Là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen không alen làm xuất hiện kiểu hình mới.

* Thí nghiệm: Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng

Bố mẹ thuần chủng: hoa trắng x hoa trắng

Con lai thế hệ thứ nhất: 100% hoa đỏ

Cho F1 tự thụ phấn

Con lai thế hệ thứ 2: 912 cây hoa đỏ: 708 cây hoa trắng

Tỉ lệ này xấp xỉ: (9 đỏ: 7 trắng)

* Giải thích kết quả lai:

– F2 phân li tỉ lệ (9: 7) = 16 tổ hợp giao tử, vì vậy mỗi bên F1 phải tạo ra được 4 loại giao tử.

– Để F1 tạo được 4 loại giao tử thì F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen và có kiểu gen là AaBb —> hoa đỏ

* Sơ đồ lai:

Ptc: AAbb x aaBB

Gp: Ab aB

AaBb

100% hoa đỏ

F1 x F1: AaBb x AaBb

GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

Khung penet:

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 12 bài 10

Kết luận:

– Sự có mặt của 2 gen trội không alen (A và B) trong cùng 1 kiểu gen làm xuất hiện màu đỏ (kiểu hình mới). Ta nói A và B đã tác động bổ sung cho nhau trong việc qui định màu đỏ.

– Sự tác động riêng lẻ của các gen trội và gen lặn khác qui định kiểu hình hoa trắng

– Tương tác kiểu bổ sung có 2 tỉ lệ F2 là: 9: 6: 1 và 9: 7

2. Tương tác cộng gộp

– Là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của cùng 1 tính trạng.

P: A1A1 A2A2 A3A3 x a1 a1 a2 a2 a3 a3

(da đen) (da trắng)

F1: A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)

Nhận xét:

– Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia tăng khả năng tổng hợp melanine nên làm da có màu sậm hơn.

– Mỗi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc tổng hợp sắc tố da (tác động cộng gộp)

II. Tác động đa hiệu của gen

– Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu.

– Trong tế bào có nhiều gen, trong cơ thể có nhiều tế bào. Các gen trong cùng tế bào không hoạt động độc lập mà sản phẩm của chúng sau khi được tạo thành sẽ tương tác với nhiều sản phẩm của các gen khác trong cơ thể.

B. Trắc nghiệm Sinh học 12 bài 10

Câu 1. Cho chuột F1 mang các gen dị hợp có kiểu hình lông trắng giao phối với chuột lông trắng thu được F2 có 55 chuột lông trắng : 9 chuột lông đen : 9 chuột lông xám. Biết gen nằm trên NST thường. Trường hợp A là át chế, kiểu gen của F1 và cá thể lai với F1 là gì?

  1. AaBb × Aabb.
  2. AaBb × aaBb.
  3. AaBb × Aabb (hoặc aaBb).
  4. Aabb × aaBb.
Câu 2. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen có kiểu hình thân cao lai với cây thân thấp (P), đời con có 62,5% cây thân thấp; 37,5% cây thân cao. Kết luận nào sau đây không đúng?
  1. Cây thấp ở thế hệ P dị hợp về một cặp gen.
  2. Cho cây dị hợp hai cặp gen lai phân tích thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 3.
  3. Cho cây dị hợp hai cặp gen lai với nhau đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 7 : 9.
  4. Có 3 dòng thuần chủng về tính trạng cây cao.
Câu 3. Gọi a, b lần lượt là số alen trội, lặn xuất hiện ở kiểu gen của F2. Cho giao phối giữa F1 đều dị hợp n/2 cặp alen. Trong tương tác cộng gộp, tỉ lệ phân ly kiểu hình của F2 theo công thức tổng quát là
  1. (3+1)n.            
  2. (a+b)n/2.                 
  3. (a+b)n.                    
  4. (1:2:1)n.
Câu 4. Ở đậu thơm, sự có mặt của 2 gen trội A, B trong cùng kiểu gen qui định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có 1 trong 2 loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết các gen phân li độc lập.  Lai 2 giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 thu được toàn hoa màu đỏ. Cho F1 giao phấn với hoa trắng thu được F2 phân tính theo tỉ lệ 37.5% đỏ: 62,5% trắng. Kiểu gen hoa trắng đem lai với F1 là gì?
  1. Aabb hoặc aaBb.
  2. Aabb hoặc AaBB.
  3. aaBb hoặc AABb.
  4. AaBB hoặc AABb.
Câu 5. Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × AaBbDd cho đời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
  1. 1/64.
  2. 15/64.
  3. 5/16.
  4. 3/32.
Câu 6. Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì hoa không có màu (hoa trắng). Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
  1. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng.
  2. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
  3. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng.
  4. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng.
Câu 7. Giao phấn giữa hai cây (P) đều có hoa màu trắng thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây có hoa màu đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa màu đỏ : 7 cây hoa màu trắng. Chọn ngẫu nhiên hai cây có hoa màu đỏ ở F2 cho giao phấn với nhau. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, xác suất để xuất hiện cây hoa màu trắng có kiểu gen đồng hợp lặn ở F3 là
  1. 1/16             
  2. 1/81                     
  3. 16/81    
  4. 81/256
Câu 8. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A,a và B,b) phân li độc lập. Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:

trắc nghiệm sinh học 12 bài 10

Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là

  1. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
  2. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
  3. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng.
  4. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng.
Câu 9. Ở một loài thực vật chỉ có 2 dạng màu hoa là đỏ và trắng. Trong phép lai phân tích một cây hoa màu đỏ đã thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ. Có thể kết luận, màu sắc hoa được quy định bởi
  1. Một cặp gen, di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
  2. Hai cặp gen liên kết hoàn toàn.
  3. Hai cặp gen không alen tương tác bổ trợ (bổ sung).
  4. Hai cặp gen không alen tương tác cộng gộp.

Câu 10. Ở ngô, 3 cặp gen không alen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST tương tác cộng gộp cùng quy định tính trạng chiều cao cây. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây cao thêm 10 cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 100cm. Kiểu gen của cây cao 140 cm là gì?

  1. AABBDD.
  2. AaBBDd.
  3. aaBbdd.
  4. AabbDd.
Câu 11. Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ và hoa trang với nhau, F1 thu được toàn đậu đỏ, F2 thu được 9/16 đỏ: 7/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên NST thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu
  1. Cộng gộp.
  2. Áp chế.
  3. Bổ sung.
  4. Gen đa hiệu.

Câu 12. A, B, D, E là các gen trên NST thường phân ly độc lập, điều khiển chuỗi tổng hợp sắc tố để hình thành lên màu đen theo sơ đồ dưới đây

trắc nghiệm sinh học 12 bài 10

Các alen này bị đột biến thành dạng mất chức năng tương ứng là a,b,c và d. Người ta tiến hành lai một cá thể màu đen có kiểu gen AABBDDEE với một cá thể không màu có kiểu gen aabbccdd và thu được con lai Fl. Cho các cá thể F1 lai với nhau, thì tỷ lệ cá thể ở F2 tương ứng với kiểu hình không màu và màu nâu là bao nhiêu?

  1. 27/64 và 37/256.
  2. 37/64 và 27/256.
  3. 37/64 và 27/64.
  4. 33/64 và 27/64.
Câu 13. Ở một loài thực vật, khi lai giữa dạng hoa đỏ thẫm thuần chủng với dạng hoa trắng thuần chủng được F1 toàn màu hồng. Khi cho F1 tự thụ phấn ở F2 thu được tỷ lệ: 1 đỏ thẫm:4 đỏ tươi: 6 hồng: 4 đỏ nhạt: 1 trắng. Quy luật di truyền đã chi phối phép lai này là gì?
  1. Phân ly độc lập.
  2. Tương tác át chế giữa các gen không alen.
  3. Tương tác bổ sung giữa các gen không alen.
  4. Tương tác cộng gộp giữa các gen không alen.

Câu 14. Ở một loài thực vật, chiều cao của thân cây do 3 cặp gen tác động cộng gộp với nhau quy định. Mỗi gen trội làm cây lùn đi 20 cm. Lai cây thấp nhất với cây cao nhất, thu được F1 toàn cây cao 150 cm. Chiều cao của các cây bố, mẹ trong phép lai trên là

  1. 90 cm và 210 cm.
  2. 100 cm và 210 cm.
  3. 90 cm và 200 cm.
  4. 80 cm và 210 cm.
Câu 15. Ở một giống gà, thực hiện tổ hợp lai gà lông trắng có kiểu gen dị hợp AaBb với gà lông nâu có kiểu gen aaBb được tỉ lệ kiểu hình 5 gà lông trắng : 3 gà lông nâu. Thực hiện phép lai giữa gà có kiểu gen AaBb với gà có kiểu gen Aabb. Theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình ở đời lai thu được là
  1. 3 : 1.
  2. 3 : 3 : 1 : 1.
  3. 7 : 1.
  4. 13 : 3.
Câu 16. Một loại tính trạng, chiều cao cây do 2 cặp gen A, a và B, b cùng quy định; màu hoa do cặp gen D, d quy định. Cho cây P tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không có hoán vị gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cây P dị hợp tử về 3 cặp gen đang xét

II. có 2 loại kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa vàng

III. Lấy ngẫu nhiên một cây thân thấp, hoa vàng ở, xác suất lấy được cây thuần chủng là

IV. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, hoa vàng ở, xác suất lấy được cây dị hợp tử về 3 cặp gen là

  1. 1.                 
  2. 2.                  
  3. 4.               
  4. 3.

Câu 17.  Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.

II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.

III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.

IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 75% số cây hoa đỏ.

  1. 3.
  2. 2.
  3. 4.
  4. 1.

Câu 18. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì 2 phép lai này cho đời con có số loại kiểu hình khác nhau.

II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.

III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình.

IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 19. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.

II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.

III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, thu được đời con gồm toàn cây hoa đỏ.

IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.

  1. 4.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 1.

Câu 20. Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa chất K màu trắng trong tế bào cánh hoa: alen A quy định enzim A chuyển hóa chất K thành sắc tố đỏ; alen B quy định enzim B chuyển hóa chất K thành sắc tố xanh. Khi trong tế bào có cả sắc tố đỏ và sắc tố xanh thì cánh hoa có màu vàng. Các alen đột biến lặn a và b quy định các prôtêin không có hoạt tính enzim. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cho cây dị hợp tử về 2 cặp gen tự thụ phấn hoặc cho cây này giao phấn với cây hoa trắng thì cả 2 phép lai này đều cho đời con có 4 loại kiểu hình.

II. Cho cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa xanh, có thể thu được đời con có tối đa 4 loại kiểu gen.

III. Cho hai cây hoa đỏ có kiểu gen khác nhau giao phấn với nhau, có thể thu được đời con có 2 loại kiểu hình.

IV. Cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, có thể thu được đời con có 50% số cây hoa đỏ.

  1. 1.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 2.

—————————————-

Với nội dung bài Sinh học 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về khái niệm, đặc điểm và vai trò của việc tương tác gen và tác động đa hiệu của gen… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết nhé.

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 12 bài 10: Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 12 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, TaiLieuViet.vn mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Sinh học 12,Giải bài tập Sinh học lớp 12, Lý thuyết Sinh học 12, Giải Vở BT Sinh Học 12, Chuyên đề Sinh học lớp 12, Tài liệu học tập lớp 12.

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. TaiLieuViet.vn mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của TaiLieuViet nhé.

Mời các bạn cùng tham khảo thêm bộ đề thi thử THPT theo từng môn dưới đây:

Đề thi thử THPT được tải nhiều nhất

  1. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Toán
  2. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn
  3. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Anh
  4. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Lý
  5. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Hóa
  6. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sinh
  7. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Sử
  8. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Địa
  9. Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn GDCD