TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Sinh 11 Kết nối tri thức bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải bài tập Sinh 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi.

Dừng lại và suy ngẫm trang 50 SGK Sinh 11 Kết nối

Câu 1: Điền tên một số loài động vật: hàu, sò, rệp, nhện, ong, thằn lằn, cá chép, cá voi, đại bàng vào bảng kẻ trong vở và đánh dấu × vào kiểu lấy thức ăn tương ứng.

Sinh 11 Kết nối tri thức bài 8

Bài làm

Loài

Kiểu lấy thức ăn

Ăn lọc

Ăn hút

Ăn thức ăn rắn kích cỡ khác nhau

1. Hàu

x

2. Sò

x

3. Rệp

x

4. Nhện

x

5. Ong

x

6. Thằn lằn

x

7. Cá chép

x

8. Cá voi

x

9. Đại bàng

x

Câu 2: Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào.

Bài làm

Phân biệt tiêu hóa nội bào với tiêu hóa ngoại bào:

Tiêu chí

Tiêu hóa nội bào

Tiêu hóa ngoại bào

Khái niệm

– Là sự tiêu hóa thức ăn diễn ra bên trong tế bào.

– Là sự tiêu hóa thức ăn diễn ra bên ngoài tế bào.

Cơ chế

– Trong tiêu hóa nội hóa, các mảnh thức ăn nhỏ được tế bào thực bào, sau đó, các enzyme của lysosome phân giải thành các chất dinh dưỡng đơn giản mà cơ thể có thể sử dụng được.

– Trong tiêu hóa ngoại bào, thức ăn được biến đổi thành những mảnh nhỏ nhờ các enzyme tiêu hóa (ở túi tiêu hóa) hoặc biến đổi thành các chất đơn giản nhờ hoạt động cơ học và enzyme tiêu hóa (ở ống tiêu hóa).

Đặc điểm

– Chỉ tiêu hóa được thức ăn có kích thước nhỏ.

– Tiêu hóa được các thức ăn có kích thước khác nhau.

Câu 3: Cho biết tác dụng của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học thức ăn trong ống tiêu hóa.

Bài làm

– Tác dụng của tiêu hóa cơ học trong ống tiêu hóa: Tiêu hóa cơ học làm cho thức ăn được phân nhỏ, thấm đều với dịch tiêu hóa vừa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu hóa hóa học thức ăn, vừa giúp vận chuyển thức ăn đi dọc theo ống tiêu hóa.

– Tác dụng của tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa: Tiêu hóa hóa học giúp phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp trong thức ăn thành những hợp chất đơn giải để cơ thể có thể hấp thụ.

Dừng lại và suy ngẫm trang 52 SGK Sinh 11 Kết nối

Câu 1: Cần áp dụng chế độ ăn uống như thế nào để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể? Giải thích.

Bài làm

– Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, cần áp dụng một chế độ ăn uống khoa học: đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần.

– Giải thích:

+ Chế độ ăn uống đủ năng lượng đảm bảo cung cấp đủ năng lượng mà cơ thể cần theo độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lí (mang thai, cho con bú,…).

+ Chế độ dinh dưỡng đủ các chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng giúp cung cấp đủ 6 nhóm chất dinh dưỡng (carbohydrate, lipid, protein, vitamin, khoáng chất và nước) với tỉ lệ cân đối, thích hợp.

Câu 2: Tại sao cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú?

Bài làm

Cần có chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi như trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ trong thời kì cho con bú vì: Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau, tùy thuộc vào giới tính, lứa tuổi và trạng thái sinh lí của cơ thể: trẻ em cần nhiều năng lượng và các chất để cung cấp cho quá trình phát triển tầm vóc cơ thể, phụ nữ khi mang thời và cho con bú cũng cần nhiều năng lượng và các chất để đáp ứng đủ nhu cầu của cả cơ thể mẹ và sự phát triển của em bé,… Do đó, cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và hoạt động bình thường.

Câu 3: Tìm hiểu qua tài liệu, internet, đồng thời tìm gặp bác sĩ hoặc những người có chuyên môn về dinh dưỡng hỏi về các bệnh tiêu hóa phổ biến, các bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng, sau đó kẻ và hoàn thành các bảng vào vở theo mẫu sau:

Bài làm

• Một số bệnh tiêu hóa phổ biến:

Các bệnh tiêu hóa

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. Tiêu chảy

– Do lây nhiễm virus (như Rotavirus,…), vi khuẩn (E.coli, Shigella, Tả,…) hoặc kí sinh trùng (Giardia, Cryptosporidium, amip,…).

– Do thuốc, thức ăn không hợp vệ sinh, dị ứng,…

– Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Rửa tay thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn và sau khi ăn; không đi vệ sinh bừa bãi; không sử dụng phân chưa qua xử lí để bón cây;…

– Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín uống sôi; không ăn thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu hoặc chứa tác nhân gây dị ứng; sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến và bảo quản thực phẩm;…

2. Viêm loét dạ dày tá tràng

– Do nhiễm vi khuẩn HP.

– Do sử dụng thường xuyên các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID).

– Ăn thức ăn cay, thực phẩm không lành mạnh và căng thẳng thần kinh khiến viêm loét dạ dày tá tràng trở nên nghiêm trọng hơn.

– Hạn chế nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP bằng cách vệ sinh tay thường xuyên và ăn những loại thực phẩm sạch, được nấu chín hoàn toàn.

– Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn chuyên môn từ phía bác sĩ để tránh tình trạng sử dụng quá nhiều NSAID.

– Không uống rượu và hút thuốc lá; hạn chế sử dụng thức ăn cay nóng; giữ tinh thần thoải mái;…

3. Ung thư đại tràng

– Do di truyền: Ung thư đại tràng do liên quan đến một số hội chứng di truyền như bệnh đa polyp đại tràng gia đình (FAP), hội chứng ung thư đại tràng di truyền không polyp.

– Do các tổn thương tiền ung thư như: Viêm đại tràng chảy máu, Bệnh Crohn, Polyp đại tràng,…

– Do yếu tố dinh dưỡng: Chế độ ăn nhiều thịt, mỡ động vật, ít chất xơ, thiếu vitamin, hoặc thực phẩm có chứa nitrosamin,…

– Không hút thuốc lá.

– Hạn chế thức uống có cồn.

– Duy trì cân nặng hợp lí, tránh tình trạng thừa cân hoặc béo phì.

– Tuân thủ chế độ ăn nhiều chất xơ, tiêu thụ lượng chất đạm hợp lí; chế biến thức ăn khoa học.

– Tập thể dục thể thao đều đặn, 2 – 3 lần/tuần.

– Chủ động đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để tầm soát ung thư đại tràng nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả.

– Một số bệnh học đường liên quan đến dinh dưỡng:

Các bệnh học đường

Nguyên nhân

Cách phòng tránh

1. Béo phì

– Do ăn nhiều loại thực phẩm nhiều năng lượng, thực phẩm nhiều mỡ, nhiều đường hoặc muối, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có gas,…

– Do lười vận động.

– Do căng thẳng thường xuyên.

– Do mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.

– Do gene di truyền.

– Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh như tập thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc, thường xuyên vận động.

– Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, không quá nhiều chất béo, đồ ngọt, đồ uống có ga,…

2. Thiếu vi chất dinh dưỡng

– Chủ yếu do khẩu phần ăn không đảm bảo cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho nhu cầu cơ thể, đặc biệt trong một số giai đoạn quan trọng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú, trẻ em đang tuổi lớn.

– Uống bổ sung vi chất dinh dưỡng.

– Thực hiện chế độ ăn đa dạng và đa dạng thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày.

Luyện tập và vận dụng trang 53 SGK Sinh 11 Kết nối

Mỗi loại thực phẩm sẽ chứa một lượng chất dinh dưỡng nhất định, ví dụ:

Tên

Năng lượng (kcal)

Nước (g)

Chất đạm (g)

Chất béo (g)

Chất bột (g)

Chất xơ (g)

756

15.40

0.5

83.5

0.5

0

Muối

0

99.8

0

0

0

0

Đậu phụ

95

81.9

10.9

5.4

0.7

0.4

Đu đủ chín

35.00

90.00

1.00

0.00

7.70

0.60

Điều

605.00

5.50

18.40

46.30

28.70

0.60

Na

64.00

82.40

1.60

0.00

14.50

0.80

Vì vậy, để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì cần đa dạng thực phẩm trong chế độ ăn.

Câu 2: Vận dụng những hiểu biết về tiêu hóa, hãy đề xuất một số biện pháp giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.

Bài làm

Một số biện pháp giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động hiệu quả:

  • Không dùng thực phẩm đóng hộp;
  • Bổ sung nhiều chất xơ;
  • Bổ sung thêm một số chất béo lành mạnh;
  • Cung cấp đủ lượng nước cần thiết;
  • Giữ tinh thần thoải mái;
  • Tập trung khi ăn;
  • Ăn chậm nhai kỹ;
  • Tích cực vận động thể chất;
  • Từ bỏ một số thói quen xấu;
  • Hỗ trợ ruột bằng các chất dinh dưỡng; …

—————————————-

Bài tiếp theo: Sinh học 11 Kết nối tri thức bài 9

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh 11 Kết nối tri thức bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Hóa học 11 Kết nối tri thức.