Sách giáo khoa Sinh học lớp 11 (Bộ sách Cánh Diều) được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024 tại quyết định số 4607/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2022. Dưới đây là hướng dẫn giải Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật được TaiLieuViet.vn tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải bài tập SGK Sinh học 11 sách Cánh Diều mới. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
- Sinh học 11 Cánh Diều bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
- Sinh học 11 Cánh Diều bài 3: Nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Mục Lục
ToggleMở đầu trang 9 Sinh học 11
Quan sát hình 2.1, cho biết cây có biểu hiện như thế nào khi không được cung cấp đủ nước và dinh dưỡng khoáng? Nên làm gì để tránh xảy ra các hiện tượng này?
Lời giải:
– Biểu hiện của cây khi không được cung cấp đủ nước: Lá cây héo rũ và rụng dần, thân và rễ suy yếu, cây sinh trưởng và phát triển chậm, thậm chí là chết.
– Biểu hiện của cây khi không được cung cấp đủ dinh dưỡng khoáng: Lá thường có màu sắc bị thay đổi, sinh trưởng và phát triển chậm, thậm chí là chết.
– Để tránh xảy ra các hiện tượng trên cần cung cấp nước và dinh dưỡng khoáng cho cây trồng một cách đầy đủ và hợp lí.
I. Vai trò của nước và một số nguyên tố khoáng đối với thực vật
Luyện tập trang 11 Sinh học 11
Quan sát hình 2.3, xác định nguyên tố dinh dưỡng khoáng bị thiếu theo gợi ý ở bảng 2.2.
Bảng 2.2: Mô tả triệu chứng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây ngô
Lời giải:
Mô tả triệu chứng thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng ở cây ngô.
II. Sự hấp thụ nước, khoáng và vận chuyển các chất trong cây
1. Giải Sinh học 11 trang 12
Câu hỏi trang 12 Sinh học 11: Quan sát hình 2.3 và cho biết sự trao đổi nước trong cây gồm những quá trình nào?
Lời giải:
Sự trao đổi nước trong cây gồm 3 quá trình:
– Hấp thụ nước (chủ yếu ở rễ)
– Vận chuyển nước trong cây (trong mạch gỗ)
– Thoát hơi nước (chủ yếu ở lá)
Câu hỏi trang 12 Sinh học 11: Quan sát hình 2.3, cho biết:
– Cây hấp thụ nước và khoáng nhờ cơ quan nào?
– Nước và khoáng được hấp thụ vào rễ cây nhờ cơ chế nào?
– Sự hấp thụ nước vào rễ cây nhờ cơ chế thẩm thấu (thụ động): Nước di chuyển từ dung dịch đất (môi trường nhược trương) vào tế bào lông hút (môi trường ưu trương).
– Sự hấp thụ khoáng vào rễ cây theo hai cơ chế: thụ động và chủ động.
+ Cơ chế thụ động: Ion khoáng từ dung dịch đất (nơi có nồng độ cao) khuếch tán đến dịch tế bào lông hút (nơi có nồng độ thấp); hoặc xâm nhập vào rễ cây theo dòng nước liên kết; hoặc từ bề mặt hạt keo đất trao đổi với ion khoáng trên bề mặt rễ khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa lông hút và hạt keo đất.
+ Cơ chế chủ động: Phần lớn ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào rễ cây ngược chiều nồng độ, đòi hỏi tiêu tốn năng lượng ATP.
2. Giải Sinh học 11 trang 13
Câu hỏi trang 13 Sinh học 11: Quan sát hình 2.4, mô tả con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ.
Lời giải:
Con đường di chuyển của nước và khoáng từ tế bào lông hút vào trong rễ theo con đường gian bào và con đường tế bào chất:
– Con đường gian bào: Nước và các ion khoáng di chuyển hướng tâm trong khoảng trống giữa các tế bào và khoảng trống giữa các bó sợi cellulose trong thành tế bào. Khi đến lớp nội bì, nước và các ion khoáng bị đai Caspary trong thành tế bào nội bì chặn lại. Dòng nước và các ion khoáng chuyển sang con đường tế bào chất.
– Con đường tế bào chất: Nước và khoáng di chuyển hướng tâm qua tế bào chất của các lớp tế bào vỏ rễ đến mạch gỗ thông qua cầu sinh chất.
3. Giải Sinh học 11 trang 14
Câu hỏi trang 14 Sinh học 11: Quan sát hình 2.5, cho biết nước và khoáng hấp thụ ở rễ được đưa đến các cơ quan khác như thế nào?
Lời giải:
Nước và khoáng hấp thụ ở rễ được vận chuyển một chiều trong mạch gỗ (xylem) của thân cây lên lá và các cơ quan phía trên.
Luyện tập trang 14 Sinh học 11: Mô tả đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây theo gợi ý ở bảng 2.3.
Lời giải:
Đặc điểm dòng vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây:
Đặc điểm |
Dòng mạch gỗ |
Dòng mạch rây |
Chất được vận chuyển |
Nước, các chất khoáng hòa tan và một số hợp chất hữu cơ như amino acid, amide, cytokinine, alkaloid,… |
Các sản phẩm quang hợp (chủ yếu là sucrose), một số hợp chất như amino acid, hormone thực vật, các ion khoáng tái sử dụng. |
Chiều vận chuyển |
Vận chuyển một chiều từ rễ lên thân, lá và các cơ quan phía trên. |
Vận chuyển theo hai chiều. |
Động lực vận chuyển |
Áp suất rễ (lực đẩy), thoát hơi nước ở lá (lực kéo), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ (động lực trung gian). |
Chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi có áp suất thẩm thấu cao) và các cơ quan sử dụng (nơi có áp suất thẩm thấu thấp). |
III. Sự thoát hơi nước ở thực vật
1. Giải Sinh học 11 trang 15
Câu hỏi trang 15 Sinh học 11: Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra như thế nào?
Lời giải:
Quá trình thoát hơi nước ở thực vật diễn ra chủ yếu ở lá qua hai con đường:
– Thoát hơi nước qua lớp cutin: Nước có thể khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài. Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua lớp cutin càng nhỏ và ngược lại.
– Thoát hơi nước qua khí khổng: Khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu ở thực vật. Gồm ba giai đoạn: nước chuyển thành dạng hơi đi vào gian bào, hơi nước từ gian bào khuếch tán qua lỗ khí vào khí quyển xung quanh bề mặt lá, hơi nước khuếch tán từ không khí quanh bề mặt lá ra không khí xa hơn. Tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng do độ mở của khí khổng điều tiết.
Câu hỏi trang 15 Sinh học 11: Quan sát hình 2.6 và giải thích cơ chế đóng mở của khí khổng
Lời giải:
Cơ chế đóng mở của khí khổng dựa trên sự biến đổi sức trương nước trong các tế bào khí khổng:
– Khi tế bào khí khổng tích lũy các chất thẩm thấu (K+, malate, sucrose) sẽ trương nước, thành mỏng phía ngoài bị căng mạnh và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở.
– Ngược lại, sự giải phóng các chất thẩm thấu khỏi tế bào khí khổng làm giảm sự hút nước, lỗ khí đóng lại.
2. Giải Sinh học 11 trang 16
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Thoát hơi nước có vai trò gì đối với thực vật?
Lời giải:
Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với thực vật:
– Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên.
– Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất.
– Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
– Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Giải thích tại sao quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần lớn lượng nước cây hấp thụ được
Lời giải:
Quá trình thoát hơi nước có ích với thực vật dù tiêu tốn phần lớn lượng nước cây hấp thụ được vì quá trình thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sống của cây:
– Tạo động lực đầu trên cho quá trình hấp thụ, vận chuyển vật chất ở rễ lên lá và cơ quan phía trên.
– Duy trì sức trương và liên kết các cơ quan của cây thành một thể thống nhất.
– Đảm bảo CO2 có thể khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
– Giảm nhiệt độ bề mặt lá trong những ngày nắng nóng, bảo vệ các cơ quan khỏi bị tổn thương bởi nhiệt độ và duy trì các hoạt động sống bình thường.
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Quan sát hình 2.7 và cho biết cây có thể lấy nitrogen từ đâu?
Lời giải:
Cây hấp thụ nitrogen chủ yếu ở hai dạng NO3– và NH4+ từ các nguồn sau:
– Quá trình hóa lí trong tự nhiên: sự phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO3–.
– Quá trình cố định nitrogen tự do thành NH4+ nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay cộng sinh với thực vật (nguồn chủ yếu).
– Quá trình vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ.
– Con người bổ sung phân bón chứa nitrogen cho cây trồng.
Câu hỏi trang 16 Sinh học 11: Nitrate và ammonium được biến đổi trong cây như thế nào?
Lời giải:
– Quá trình khử nitrate (NO3-) trong cây: NO3- sau khi được hấp thụ cần được chuyển hóa thành NH4+ trong các cơ quan thực vật. Quá trình khử nitrate diễn ra trong rễ cây và cành cây qua hai giai đoạn:
– Quá trình đồng hóa ammonium (NH4+) trong cây: NH4+ sau khi được hấp thụ hoặc hình thành từ quá trình khử nitrate sẽ nhanh chóng kết hợp với các keto acid sinh ra các amino acid sơ cấp hoặc có thể kết hợp với glutamic acid, aspartic tạo thành các amide là glutamine và asparagine.
3. Giải Sinh học 11 trang 17
Luyện tập trang 17 Sinh học 11: Hãy cho biết ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật.
Lời giải:
Ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật:
– Tránh sự tích lũy NH4+ ở nồng độ cao sẽ gây kiềm hóa dịch bào và gây độc cho tế bào.
– Giúp dự trữ NH4+ cho cơ thể thực vật khi cần sinh tổng hợp amino acid.
Vận dụng trang 17 Sinh học 11: Molybdenum tham gia cấu tạo enzyme nitrogenase. Giải thích cơ sở sinh học của việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu.
Lời giải:
Cơ sở sinh học của việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu: Cây họ Đậu hình thành mối quan hệ cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm. Mà molybdenum tham gia cấu tạo enzyme nitrogenase – loại enzyme xúc tác cho phản ứng cố định đạm của các vi khuẩn cố định đạm. Bởi vậy, việc thường xuyên bổ sung molybdenum cho cây họ Đậu sẽ giúp các vi sinh vật cố định đạm phát triển, tăng hiệu quả cố định đạm để cung cấp đạm cho cây trồng, nhờ đó, giúp tăng năng suất của các cây họ Đậu.
——————————-
Trên đây TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Sinh học 11 Cánh Diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Sinh học 11 Cánh Diều.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)