Văn mẫu lớp 9: Phân tích tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và Sóng của Tago dưới đây được TaiLieuViet.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Mục Lục
ToggleTình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và Sóng mẫu 1
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải thưởng Nobel về văn học (1913). Ông để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng một trăm truyện ngắn, rất nhiều bút ký, luận văn, diễn văn, thư tín… và trên 1500 bức họa và một số lượng ca khúc rất lớn. Ông đã có những đóng góp xuất sắc cho nền thơ ca Ấn Độ và thế giới. Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc, dân chủ sâu sắc, tính nhân văn cao cả và chất trữ tình, chất triết lý nồng đượm.
Bài thơ “Mây và Sóng” viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập “Si-su” (Trẻ thơ) ra đời năm 1909, được tác giả dịch sang tiếng Anh, in trong tập thơ “Trăng non” năm 1915. Vốn rất am hiểu về tâm lý, những tình cảm và ước mơ của trẻ em, vì vậy trong tập thơ, ông đã lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ và những câu chuyện gần gũi với các em nhất để ca ngợi những nét hồn nhiên, tình cảm đẹp và dễ thương trong tâm hồn trẻ. Trong “Mây và Sóng”, bằng cách hóa thân vào lời trò chuyện ngây thơ của em bé với mẹ, Ta –go đã làm hiện lên tình thương yêu mẹ, tình yêu thiên nhiên tha thiết và trí tưởng tượng tuyệt vời trong tâm hồn trẻ em. Từ đó, gieo vào trong lòng độc giả những suy ngẫm sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt trên đời.
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?”
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo- “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.
Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.
Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng.
Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết có trò chơi khác hay hơn
Con là sóng còn mẹ là bến bờ kì lạ
Con lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
(Nguyễn Khắc Phi dịch)
Nhân vật trữ tình trong bài thơ là em bé. Mẹ là đối tượng để em bé đối thoại và biểu cảm. Xem như có hai lượt thoại của em bé với mẹ mình. Mỗi phần thuật lại lời rủ rê của thiên nhiên, thuật lại lời từ chối, lý do từ chối của em bé và bày tỏ trò chơi do em bé sáng tạo ra. Hình ảnh mẹ, tình yêu mẹ chỉ được hiện lên qua lời của con, kết thúc mỗi phần, hình ảnh thơ được tỏa sáng và gợi nhiều suy ngẫm về tình mẫu tử và những vấn đề mang tính triết lý.
Thử nghe cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về những người trên mây:
Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.
Em bé tâm sự với mẹ về lời rủ rê của những người trên mây. Lời rủ rê ấy thủ thỉ, tâm tình, gần gũi, gợi lên trong em bé một thế giới phóng khoáng, tự do, sinh động, thú vị! Nếu lên với mây, em sẽ được bay bổng trên bầu trời cao rộng, trong ánh sáng và những sắc màu tươi đẹp, lung linh của “bình minh vàng” và “vầng trăng bạc”. Rất thú vị là em được vui chơi thỏa thích, vô tư không cần biết đến thời gian. Trẻ em nào chẳng thích được mải miết vui chơi, mà ở đó lại là một thế giới thơ mộng, mời gọi, hấp dẫn! Em bé rất thích được đi cùng những người trên mây nên mới hỏi: “Nhưng làm thế nào mà mình lên đó được?” Phần nào em bé đã bị lôi cuốn bởi những người bạn trên mây. Theo lời họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”, rất dễ dàng và nhẹ nhàng, em sẽ được bay bổng trên mây cao như đi vào cõi mơ vậy. Nhưng không! Dẫu sao thì việc xa rời mẹ mình là điều rất khó đối với em:“Mẹ mình đang đợi ở nhà”,“Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”. Thường thì trẻ em rất ham vui, thích được làm bạn với thiên nhiên. Chúng có thể vui chơi với bất cứ thứ gì chúng có thể tìm được giữa vạn vật xung quanh mình, có khi chỉ với một cành cây khô gãy cũng trở thành một thứ đồ chơi đầy thú vị của chúng.“ Em bé ơi, em sung sướng biết bao/ Khi em ngồi suốt cả buổi mai trong đất bụi/ Chơi với một cành cây gãy…Với bất cứ một thứ gì em đã tìm ra/ Em đều tạo được những trò chơi thú vị (Đồ chơi- tập Trăng non). Ở đây, em bé rất thích đi chơi nhưng lại yêu mẹ hơn. Làm sao em có thể rời mẹ hiền để đi chơi xa như thế! Khước từ lời mời gọi để mẹ ở nhà khỏi phải chờ đợi, để luôn được gần mẹ, em bé quả là đứa con ngoan, hiếu thảo, luôn thương yêu mẹ, không thể rời mẹ mình để đi chơi được.
Rồi với trí tưởng tượng tuyệt diệu, em bé đã sáng tạo ra trò chơi rất thú vị: “Con là mây và mẹ là mặt trăng /Hai bàn tay con ôm lấy mẹ và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm”. Em đã sáng tạo ra một trò chơi tuyệt vời, chính em bé làm mây và mẹ làm mặt trăng ngay trong mái nhà êm ấm của mình là bầu trời xanh thẳm. Như thế, em bé không chỉ được hoà hợp cùng thiên nhiên thơ mộng mà còn được gần gũi trong vòng tay yêu thương của mẹ hiền, của gia đình em. Tình yêu thiên nhiên và đặc biệt là tình yêu mẹ đã thắp sáng và nâng cánh cho trí tưởng tượng tâm hồn trẻ thơ bay bổng, đắm mình trong giấc mơ hạnh phúc cùng người mẹ yêu quý của mình. Phải chăng tình yêu là khởi nguồn cho sự sáng tạo và tình yêu mẹ là khởi nguồn cho những sáng tạo kỳ diệu của con người?
“Bé có hàng đống vàng, đống ngọc,
Thế nhưng bé đã đến mặt đất này
Như một kẻ ăn xin.
Không phải tự nhiên mà bé đã đến, cải trang như vậy.
Cậu bé ăn xin, trần truồng, yêu mến này
Muốn làm ra thảm hại vô cùng
Để có thể xin cả kho báu tình thương của mẹ”
(Cung cách của bé)
Đối với em bé mẹ là vẻ đẹp, niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ! Từ đó, em đã tưởng tượng trò chơi độc đáo hơn cả trò chơi với những người trên mây:“Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn/ Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ/ Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ/ Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Con là “sóng”- mẹ là “bến bờ kì lạ”, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn lòng tiếp đón con. Trăm con sóng ở đại dương, sóng nhỏ, sóng to, sóng chìm, sóng nổi, có con sóng nào không về với bến bờ? Có hình ảnh nào đẹp hơn những con sóng lăn ,lăn mãi vào bến bờ vô hạn? Vui mắt biết bao khi được ngắm lúc những con sóng chạm bờ rào rạt? “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”, con vô tư, hồn nhiên, tha hồ đùa nghịch, vui thích trong vòng tay che chở bao dung của mẹ! “Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào”. Có nghĩa là “mẹ con ta” ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời và chia cách được. Trong vũ trụ bao la, trong ngôi nhà rộng lớn của thiên nhiên mà con tưởng tưởng ra ấy, ở đâu cũng có tình mẫu tử! Tình mẫu tử luôn có ở khắp nơi trên thế gian này, thiêng liêng và bất diệt! Từ xưa đến nay, hình ảnh sóng và bến bờ không lạ trong thơ văn, nhưng ở đây lại trở thành hình ảnh thơ độc đáo bởi nó đã ngợi ca, nâng tình mẹ con lên tầm kích vũ trụ, đem đến cho độc giả thông điệp đậm chất nhân văn về tình mẹ cao cả trên đời!
Không những thế, từ những hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm về một số vấn đề khác trong cuộc sống. Những trò chơi trên mây và trong sóng tượng trưng cho bao thú vui hấp dẫn trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Khi con người đứng trước những quyến rũ và cám dỗ, muốn khước từ chúng thì cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. Trong bài thơ, cả hai lần em bé đều sáng tạo ra hai trò chơi để vừa được đến với thiên nhiên nên thơ, hấp dẫn, vừa được hạnh phúc bên người mẹ yêu quý, nhân hậu, chính tình yêu đã thôi thúc em bé tưởng tượng ra một thế giới độc đáo, lạ thường, chính tình yêu đã thăng hoa cho sự sáng tạo của con người? Và đối với chúng ta, hạnh phúc không phải điều gì bí ẩn, không ở đâu ở xa xôi mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
Thi hào Ta-go từng nói: Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người già nhất trong làng. Nhờ đó, sự hóa thân thành em bé trong bài“Mây và sóng”như người trẻ nhất mà cũng già nhất để gửi gắm những thông điệp quý giá về tình yêu dành cho thế giới tâm hồn trẻ thơ, thế giới thiên nhiên và cuộc sống muôn vẻ xung quanh ta, đặc biệt là tình yêu dành cho người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng bất tử trên đời này
Tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và Sóng mẫu 2
Rabindranath Tagore là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, một hoạ sĩ có tài, một nhạc sĩ nổi tiếng, một nhà giáo, một nhà hoạt động xã hội, một vị hiền triết hiểu sâu biết rộng. Ông là thiên tài của Ấn Độ và thế giới. Ông đã để lại một sự nghiệp thơ ca đồ sộ bao gồm nhiều đề tài khác nhau. Đặc biệt, khi viết về trẻ thơ, Tagore luôn hướng trẻ thơ đến tình mẫu tử, hướng trẻ thơ đến thế giới của mẹ hiền với sự bao dung độ lượng đến khôn cùng.
Trong thế giới ấy, Tagore khẳng định chỉ có tình mẫu tử là bất tử, chỉ có tình mẹ mới là sức mạnh duy nhất cứu rỗi con người. Đọc các bài thơ như Trăng non, Cánh diều, Mùa hái quả và đặc biệt là bài thơ Mây và Sóng in trong tập thơ Trẻ thơ, người đọc sẽ cảm nhận được được sự thiêng liêng bất tử của tình mẹ.
Lời lẽ hồn nhiên, tinh nghịch, thủ thỉ là giọng điệu cơ bản trong bài thơ này. Đó là cách sử dụng từ ngữ của Tagore trong sự phù hợp với tính cách hồn nhiên của trẻ thơ. Chính vì vậy, ngay mở đầu bài thơ, Tagore đã “dụ dỗ “ trẻ thơ đến với một trò chơi hết sức thú vị đó là trò chơi lướt mây trên cao:
“Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc…”
Lời mời gọi hấp dẫn đến chừng nào, được vọng từ trên mây cao với trò chơi hết sức thú vị. Trò chơi ấy có sức lôi cuốn tâm hồn ham vui ham chơi của con trẻ. Chính vì vậy, xuất hiện trong câu trả lời của em bé là sự thắc mắc làm sao có thể lên trên đó và hòa nhập với trò chơi thú vị ấy được:
“Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Sự đơn giản để hòa nhập với trò chơi ấy là chỉ cần đi đến tận cùng trái đất, đưa tay lên trời là em bé sẽ được nhấc bổng lên mây. Đang vui và háo hức khi chuẩn bị được hòa nhập với trò chơi mới thì bỗng nhiên chú bé nhớ đến một điều gì đó đang chờ mình ở nhà. Điều đó không gì khác đó chính là người mẹ.
“Mẹ đang đợi mình ở nhà và làm sao mình có thể rời mẹ được”.
Như một sự hồn nhiên nhưng đã được cố hữu trong lòng mẹ. Đứa trẻ nhớ về người mẹ đang chờ đợi mình và đương nhiên chú bé phát hiện ra một trò chơi còn thú vị hơn mà dường như trò chơi ấy được tạo ra và tổ chức bằng chính tình yêu thương của người mẹ:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng, hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”.
Trong câu thơ này, Tagore đã hết sức khéo léo lựa chọn hai hình ảnh ẩn dụ sóng đôi đó là mây và vầng trăng. Hai hình ảnh luôn luôn đi cùng nhau trong sự vận động của vũ trụ. Từ sự vận động sóng đôi ấy, khúc xạ và rọi chiếu vào trò chơi giữa mẹ và con đã đem đến trong trí tưởng tượng của đứa trẻ một hành động kỳ diệu trong sự gần gũi của tình mẹ con. Bàn tay con ôm lấy mẹ cũng giống như đám mây kia ôm lấy vầng trăng. Và mái nhà của mình sẽ là bầu trời xanh thẳm. Mái nhà ấy được ôm ấp và bao bọc bởi sự ấm áp của tình mẹ con. Như một trò chơi trong trí tưởng tượng của đứa trẻ song đó là sự hiện hữu của tình mẹ con, nó vượt lên trên tất cả những trò chơi thú vị khác.
Tâm hồn nhạy cảm của đứa trẻ còn phát hiện ra trò chơi khác cũng thú vị không kém. Nếu trò chơi trước ở trên mây cao thì đối lập với nó, trò chơi lần này lại rì rào dưới biển xanh mà lời mời gọi lại cất lên từ sự lắc lư chất chứa lời dụ dỗ của những con sóng.
“Trong sóng có người gọi con: Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Cũng thú vị trong khoảng thời gian khá dài từ sáng sớm cho đến hoàng hôn với sự ngao du không bao giờ biết chán. Điều đó đã có sức lay động đến lòng ham chơi của đứa trẻ. Đứa trẻ nào mà chẳng ham chơi, ham vui, muốn khám phá thế giới này. Sóng ngoài đại dương bao la đang đến với đứa trẻ với lời nói ngọt ngào thủ thỉ mời gọi về một cuộc viễn du đại dương hết sức thú vị. Em bé muốn đến để hoà nhập vào cuộc ngao du đầy thú vị ấy. Nhưng làm sao để đến được đó? Đơn giản hơn lần trước, chỉ cần nhắm mắt lại khi đứng ngoài rìa biển cả là sẽ được con sóng nâng đi. Đang say sưa với sự thú vị của trò chơi mới, ước mơ đi xa nhưng lại có vẻ lưỡng lự ngập ngừng bởi bỗng nhiên như sự thức dậy của tiềm thức, đứa trẻ nhớ đến người mẹ, nhớ đến rằng mình không thể nào rời mẹ được vào mỗi buổi chiều về. Từ sự nhớ nhung bất chợt trong niềm ham chơi khó lòng mà cưỡng lại được, đứa trẻ một lần nữa lại nhận ra hay nói cách khác là tưởng tượng ra một trò chơi mới còn thú vị hơn nhiều lần trò chơi này.
Và trò chơi ấy:
“Con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ, con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ”.
Cũng như một sự diệu kỳ trong việc tạo ra hình ảnh ẩn dụ sóng đôi giữa bờ biển với con sóng, sự so sánh độc đáo: con sẽ là sóng, còn mẹ là bến bờ kì lạ. Sự kì lạ ấy đã có sức lôi cuốn sự khám phá của đứa trẻ. Mà sự lôi cuốn ấy còn hấp dẫn hơn bất kỳ trò chơi nào. Khi lăn vỗ vào bến bờ kì lạ của tình mẹ ấy, đứa trẻ sẽ cười vang trong sự đón nhận tình cảm yêu thương của mẹ. Tình mẹ như vỗ về an ủi, nâng niu đứa trẻ.
Mượn hai hình tượng mây và sóng để Tagore vĩnh viễn hoá sức mạnh kỳ diệu của tình mẫu tử. Sự bất tử của tình mẹ sẽ là nguồn nuôi dưỡng tốt nhất cho mỗi tâm hồn trẻ thơ. Và đó chính là triết lý sâu sắc trong bài thơ mang đậm tính cách trẻ thơ này. Hầu như nhà thơ lớn nào cũng vậy, trong tác phẩm nghệ thuật của mình không quên dành cho trẻ em những bài thơ hay để khuyên bảo và ca ngợi các em, mong mỏi các em phát huy và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp để các em nuôi chí lớn phục vụ tổ quốc và xã hội. Tagore làm thơ cho trẻ em cũng xuất phát từ tình cảm chân thành của người ông, người cha, người thầy, yêu mến các em, tin tưởng vào tương lai của các em. Trong bài thơ Mây và sóng, thể hiện tình cảm đó của ông. Hướng tâm hồn trẻ thơ sống trong sự bất tử của tình mẹ. Giọng điệu của bài thơ thật ngộ nghĩnh, thủ thỉ rất phù hợp với tâm lý trẻ thơ.
Trên đây TaiLieuViet đã tổng hợp các bài văn mẫu Phân tích tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Mây và Sóng của Tago cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà TaiLieuViet đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.
Các bài liên quan đến tác phẩm:
- Soạn bài lớp 9: Mây và Sóng
- Phân tích bài thơ Mây và sóng của Ta-go
- Soạn Văn 9: Mây và sóng
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)