Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật “Trao duyên”

Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật “Trao duyên” là tài liệu học tập mới được TaiLieuViet biên soạn, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn tham khảo!

Truyện Kiềucòn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”. Nhận xét ấy của nhà nghiên cứu Phạm Quỳnh đã cho thấy vai trò quan trọng của “Truyện Kiều” đối với nền văn hóa của đất nước ta. Tác phẩm được viết bằng ngòi bút tinh anh của đại thi hào Nguyễn Du không chỉ là bức tranh chân thực về đời sống xã hội mà còn khắc họa muôn màu muôn vẻ chiều sâu tâm hồn con người Việt Nam. Đoạn trích “Trao duyên” là một trong những đoạn tiêu biểu của tác phẩm, thể hiện nỗi lòng Kiều khi buộc phải bán mình chuộc cha, đành nhờ Thúy Vân trả nghĩa cho chàng Kim Trọng.

Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong dòng ho Nguyễn Tiên Điền – một dòng họ đại quý tộc, có truyền thống khoa cử và truyền thống văn hóa, văn học. Chính vì thế, gia đình chính là cái nôi để phát triển nhân cách và tài năng văn chương của ông. Thời đại Nguyễn Du sống là thời kì đất nước có nhiều biến động. Triều đình Lê – Trịnh sụp đổ, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi mà tiêu biểu là khởi nghĩa Tây Sơn của người anh hùng Nguyễn Huệ. Triều Tây Sơn huy hoàng nhưng ngắn ngủi nên kế tiếp là sự phát triển trở lại của triều đại nhà Nguyễn. Sống dưới thời kì đó và gắn bó với đời sống của nhân dân, Nguyễn Du đã đem hiện thực xã hội và tấm lòng nhân đạo của mình vào “Truyện Kiều”.Đoạn trích “Trao duyên” nằm ở câu thơ 723 đến câu 756 trong phần “Gia biến và lưu lạc”. Đây cũng chính là quãng thời gian khép lại cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của Kiều và mở ra đoạn đời phiêu bạt, đau khổ dằng dặc.

Tình yêu của Thuý Kiều và Kim Trọng được coi là một trong những đẹp nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Mối tình đó chớm nở vào ngày xuân tươi sáng:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Sau lần gặp gỡ, Kim và Kiều đã khắc cốt ghi tâm tình yêu thủy chung và thề nguyền đính ước dưới ánh trăng vằng vặc “Đinh ninh hai mặt một lời song song”. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang. Kim Trọng phải về chịu tang chú ở Liêu Dương. Lúc ấy bọn sai nha gây nên vụ án oan sai đối với gia đình Thúy Kiều. Nàng Kiều phải hy sinh mối tình với Kim Trọng, bán mình cho Mã Giám Sinh nhằm cứu cha và em. Cuối cùng, những day dứt về mối tình mới chàng Kim đã khiến Kiều đi đến quyết định nhờ Thúy Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.

Những giây phút Kiều còn có thể làm chủ cuộc đời còn rất ngắn ngủi nên Kiều có đã sắp đặt buổi “Trao duyên”. Người xưa thường nói rằng “Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên” nhưng trong hoàn cảnh éo le, Kiều đành cậy nhờ em:

“Cậy em em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

Từ “Cậy” đặt ở đầu câu gợi tả tình thế tiến thoái lưỡng nan, chẳng còn đường lui của Kiều. Tác giả dùng từ “Cậy” thay vì “nhờ” thể hiện tấm lòng của Thúy Kiều, một lòng tin tưởng trọn vẹn Thúy Vân. Gợi về hoàn cảnh của mình, Kiều còn quan tâm tới cả số phận của Vân qua từ “chịu”. “chịu lời” cũng gần giống với “nhận lời” nhưng thể hiện sắc thái khẩn thiết, nài ép nhiều hơn. Kiều biết rằng Vân cũng xứng đáng có được một tình yêu riêng, nay lời nhờ vả của Kiều sẽ có thể trói buộc Vân. Kiều đã đặt mình vào vị trí của em để thấu hiểu tâm tư của Thúy Vân. Điều này càng làm cho lời nhờ cậy thêm phần giá trị. Nguyễn Du không chỉ tinh tế trong cách dùng từ mà ông cũng chú trọng vào hành động “lạy” và “thưa”. Trong xã hội phong kiến xưa, đó là những hành động của kẻ bề dưới đối với người bề trên nhưng đây tại sao Thúy Kiều lại lạy Thúy Vân? Trong lúc đớn đau này, nàng chấp nhận hạ mình xuống để thể hiện sự trang trọng, kính cẩn. Cả lời nói và hành động của Kiều trong hai câu đầu đều cho thấy sự thiêng liêng trong lời nhờ cậy, tình thế khổ đau của Kiều và sự khéo léo, thông minh, sâu sắc của Kiều. Kiều đã đặt Vân vào tình tế không thể chối từ.

Sau những lời mào đầu tha thiết, Thúy Kiều đã bày tỏ nỗi lòng của mình để thuyết phục Vân. Nguyễn Du đã thâm nhập vào sâu thẳm của nội tâm nàng Kiều và khắc họa tất cả trạng thái tình cảm phong phú, phức tạp ấy. Đầu tiên, Kiều nói về đoạn tình cảm sâu nặng của mình đối với chàng Kim:

“Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.”

Hoàn cảnh “đứt gánh tương tư” cho thấy sự đổ vỡ của tình yêu. Từ “gánh” vốn dùng để chỉ một khối lượng vật chất, còn “tương tư” lại là thứ vô hình, không cân đo được. Ca dao xưa cũng từng nói đến những mối tình duyên sâu nặng:

Duyên tình nặng gánh ai ơi

Vận dụng lời ăn tiếng nói và lối suy nghĩ của nhân dân lao động, Nguyễn Du đã sáng tạo nên “gánh tương tư”. “Keo loan” là thứ máu của chim loan mà giờ đây nàng phải dùng nó để chắp “mối tơ thừa”. Hai từ “tơ thừa” nghe sao mà xót xa!. Tình duyên vốn dĩ là của chị, khi đến với em nó đã là “tơ thừa” vựn vỡ. Em trở thành người chị tin tưởng để chắp nối lại đoạn đường tình ngắt quãng. Những lời hẹn ước, thề nguyền giờ chỉ còn là quá khứ, Kiều đang phải đối mặt với thực tại đau xót. Phép điệp ba từ “khi” thể hiện những kỷ niệm giữa kí ức và thực tại. “Ngày” và “đêm” là những từ chỉ thời gian kết hợp với nghệ thuật liệt kê “ngày quạt ước”, “đêm chén thề” tạo thành các vế đối nahu, tượng trưng cho những kỉ niệm tình yêu đẹp đẽ như những cơn sóng dâng trào mãnh liệt trong nàng. Phải chăng Kiều ý thức được sự ngắn ngủi, mong manh của hạnh phúc giữa cuộc đời dâu bể? Khao khát hạnh phúc thì vô biên nhưng không thắng nổi hiện thực lại tàn nhẫn khủng khiếp.

Sau khi nhắc đến kỉ niệm tình yêu với Kim Trọng, cho thấy sự trân trọng của mình dành cho mối tình ấy, Kiều đã thuật lại biến cố đau thương khiến nàng rơi vào tình cảnh hiện tại để mong nhận được sự cảm thông, thấu hiểu từ em:

“Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”

Gia đình tai biến, Kiều đã đặt chữ “Hiếu” lên trên chữ “Tình”. Giờ đây, “Hiếu” đã phần nào vẹn toàn còn “Tình” đành nhờ Vân san sẻ giúp. Kiều dằn lòng mình, lấy lời lẽ khéo léo để khuyên em, thuyết phục em:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.”

“Ngày xuân” ý muốn nói Vân còn trẻ, còn có tương lai. Chị em Thúy Kiều đều là những thiếu nữ “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” nhưng rồi tại sao nàng Kiều lại nhắn nhủ với Vân rằng: “Ngày xuân em hãy còn dài”? Trong cảm nhận của Kiều, Vân đang được tự do, ngày tháng tuổi trẻ vẫn đó. Kiều bán mình chuộc cha, hy sinh chính tuổi xuân, hạnh phúc của đời mình. Tính từ “xót” mang sắc thái đặc biệt diễn tả mối quan hệ ruột thịt. Những thành ngữ “tình máu mủ” , “lời nước non” thể hiện hàm ý tha thiết cậy nhờ em. Kiều đã phải viện đến tình ruột thịt để mong em nghĩ đến tình ấy mà giúp mình.

Để thể hiện sự tôn trọng, trân quý dành cho Vân, Kiều còn lấy chính bản thân mình ra thuyết phục em:

“Chị dù thịt nát xương mòn,

“Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ vật này của chung.”

Những sự vật như “tờ mây”, “chiếc vành” là là vật thề ước, chứng thực cho mối tình đôi lứa Kim Trọng – Thúy Kiều. Ta cảm nhận được sự bối rối trong sự phân chia của Thúy Kiều giữa “vật này” với “duyên này”. Nguyễn Du đã cho Kiều trở lại là người con gái yếu đuối với những nét tâm lí thường tình, không đành lòng san sẻ tình yêu duy nhất.

“Dù em nên vợ nên chồng,

Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên

Mất người còn chút của tin,

Phim đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”

Kiều day dứt láy đi láy lại về tương lai nên duyên vợ chồng giữa Kim Trọng và Vân. Nghĩa cho Kim Trọng đã trả, nàng cũng đã báo hiếu cho cha mẹ. Nhưng nàng vẫn không thanh thản, đau đớn đến nỗi nghĩ tới cái chết. Chữ “ngày xưa” xa xôi vang lên chua xót gọi về mối tình đẹp mới như ngày hôm qua giữa Kim và Kiều. Kiều bất ngờ cảm nhận được tương lai tan vỡ. Một bên là hạnh phúc nên vợ nên chồng của Vân, một bên là sự cô quạnh của nàng.

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”

Đoạn thơ như một lời chiêu hồn buồn thẳm, khác hẳn với không khí trang trọng lúc bắt đầu trao duyên. Một loạt từ ngữ, hình ảnh như “đốt hương”, “ngọn cỏ”, “lá cây”, “hiu hiu gió”, “hồn nặng lời thề”, “nát thân bồ liễu”, “dạ đài”, “cách mặt khuất lời”, “người thác oan” để thể hiện sự tự ý thức của Thúy Kiều về bi kịch thân phận trái ngang. Nàng thương cho chính mình và lòng vẫn canh cánh “mang nặng lời thề” kể cả khi chết đi rồi. Chính vì thế, Thúy Kiều tha thiết dặn em:

“Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin giọt nước cho người thác oan”

“Dạ đài” là nơi âm phủ tăm tối. Dù có “cách mặt khuất lời” thì Vân hãy cứ rưới chén nước “thác oan” cho Kiều. Từ “thác oan” cho thấy Kiều vẫn có nhiều tâm tư ấm ức, oan uổng nên sau khi chết hồn oan không tan, không được siêu thoát.

“Bây giờ trâm gãy gương tan

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!”

Trong câu thơ trên, việc Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan”. “Trâm” và “gương” vốn tượng trưng cho những hình ảnh đẹp đẽ về dung mạo của người con gái. Giờ đây, trâm đã gãy, gương đã tan chính là tuổi xuân tươi đẹp bị hủy hoại. “Muôn vàn ái ân” thể hiện rằng thứ tình cảm này không thể cân đo đong đếm được. Câu thơ một lần nữa cho thấy sự trân trọng, nâng niu dành của Kiều đối với mối tình đầu. Từ thời gian tâm trạng về thực tại, từ đối diện với chính mình, Thuý Kiều chuyển sang đối thoại với Kim Trọng:

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!”

Tác giả đã dùng số từ “Trăm nghìn” để ước lệ về sự lớn lao, vô hạn trong sự đối lập với “ngần ấy thôi” thể hiện sự nhỏ bé, khiêm nhường. Kiều gửi cái “lạy” tạ lỗi đến chàng Kim, nhận lỗi về mình đã lỡ để cho “tơ duyên ngắn ngủi”. Lời thơ đã diễn tả bi kịch, nỗi đau đớn quằn quại của Thuý Kiều và khát vọng tình yêu mãnh liệt không thôi.

Nỗi đau cứ dâng lên không ngừng, Kiều đã rút hết nỗi lòng mà khóc nức nở cho thân phận của mình:

“Phận sao phận bạc như với

Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng”

Phận nàng “bạc như vôi”, tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lênh đênh, chìm nổi. Thành ngữ “nước chảy hoa trôi” cho thấy sự chấp nhận đầy cam chịu của Kiều, nàng đã tự ý thức được số phận đầy bất hạnh của mình, nàng không thể kháng cự lại mà đành tự thương xót cho chính mình. Chính cái sắc, cái tài đã làm khổ nàng, để cung đàn “Bạc mệnh” đeo đuổi suốt đời người con gái.

“Ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

Các từ cảm thán “Ôi”, “Hỡi’ đã nhấn mạnh nàng gọi tên Kim Trọng hai lần trong sự chua xót, bẽ bàng. Mỗi một thanh âm mà Kiều thốt lên cũng là ngần ấy lần nàng quặn thắt tâm can. Đặc biệt, từ “phụ” đã nhấn mạnh nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều. Dù là người mệnh bạc, bán mình chuộc cha để làm tròn chữ hiếu nhưng Kiều tự nhận mình là kẻ “phụ bạc”. Nhịp thơ 3/3 và 2/2/2 như tiếng nấc nghẹn ngào thể hiện sự đau đớn. Kiều quả thực là người con gái chân thành, sâu sắc và rất đỗi cao thượng trong tình yêu.

Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học, các hình ảnh giàu giá trị biểu cảm cùng các điển tích điển cố để xây dựng đoạn trích “Trao duyên”. Đoạn trích đã cho thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du, thể hiện niềm cảm thông, trân trọng của ông đối với những số phận bất hạnh và lên án gay gắt xã hội đồng tiền tước đi hạnh phúc con người.

Trân trọng nàng Kiều, chúng ta càng trân trọng cái tài và cái tâm của Nguyễn Du. Tiếng lòng của Kiều chính là tiếng lòng của rất nhiều con người, cuộc đời nàng đã đi vào tâm thức muôn người Việt Nam:

“Nỗi đau anh trùng nỗi đau nhân loại

Mượn câu Kiều anh hóa thạch cuộc đời riêng”

(Chế Lan Viên).

————————————————–

Ngoài bài viết trên, mời các độc giả của TaiLieuViet tham khảo thêm các bài viết hay và bổ ích khác tại Ngữ văn 11 Cánh Diều, Văn mẫu lớp 11 Cánh Diều. Chúc các bạn học tập thật tốt!