Mục Lục
TogglePhân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật “Đọc Tiểu Thanh kí”
Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật “Đọc Tiểu Thanh kí” là tài liệu học tập mới gồm dàn ý và văn mẫu được TaiLieuViet biên soạn, giúp các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn tham khảo!
Dàn ý Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật “Đọc Tiểu Thanh kí”
I. Mở bài:
Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm “Đọc Tiểu Thanh kí”
II. Thân bài:
1. Khái quát chung:
a. Tác giả:
– Nguyễn Du (1765 – 1820), quê quán ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
– Nguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn chương.
– Ông là đại thi hào và một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc Việt Nam.
– Thời đại Nguyễn Du sống là giai đoạn lịch sử đầy biến động nên cuộc đời ông cũng trải qua nhiều thăng trầm.
b. Tác phẩm:
– “Đọc Tiểu Thanh kí” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của thơ văn Nguyễn Du.
– Tác phẩm là tiếng nói đồng cảm với thân phận người phụ nữ bất hạnh trong xã hội phong kiến.
– Bố cục: Đề – thực – luận – kết.
2. Phân tích:
- Tìm hiểu khái quát về cuộc đời nàng Tiểu Thanh
– Tiểu Thanh là người con gái có thật, sống ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
– Tuy có tài sắc vẹn toàn nhưng phải chịu số phận làm lẽ cô đơn, bất hạnh,
– Trước khi lâm bệnh mất vì buồn rầu năm 18 tuổi, nàng có để lại một tập thơ sau bị vợ cả đốt, hiện chỉ còn sót lại một số bài được tập hợp trong “phần dư”.
=> Tiểu Thanh là người con gái tài sắc, bạc mệnh.
a. Hai câu đề:
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”
– “Tây Hồ hoa uyển” – “thành khư” Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại.
– “tẫn”: đến cùng, triệt để, hết.
=> Nguyễn Du mượn sự thay đổi của cảnh sắc để nói lên được sự thay đổi của cuộc sống: Hồ Tây là một cảnh đẹp xưa kia thì giờ đây trở thành một bãi gò hoang.
=> Đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp chỉ còn trong dĩ vãng.
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
– “độc điếu”: một mình viếng – “thổn thức”: trạng thái thương xót, đồng cảm.
– “nhất chỉ thư”: một tập sách – “mảnh giấy tàn”: bài viếng nàng Tiểu Thanh của Nguyễn Du.
=> Một mình nhà thơ ngậm ngùi đọc một tập sách (di cảo của Tiểu Thanh).
– “Chi phấn”: Vật trang điểm, tượng trưng cho vẻ đẹp, sắc đẹp của người phụ nữ.
– “liên tử hậu”: Sự ghen ghét, đố kị của người đời dành cho nàng.
“Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
– “Văn chương vô mệnh”: Tài năng văn chương không có tội tình gì.
– “lụy phần dư”: Sự vùi dập phũ phàng mà nàng Tiểu Thanh phải hứng chịu, kể cả chết rồi cũng không tha.
=> Gợi lại cuộc đời và số phận bi thương của Tiểu Thanh, ca ngợi, khẳng định tài sắc của Tiểu Thanh đồng thời xót xa cho số phận bi thảm của nàng – cái nhìn nhân đạo mới mẻ, tiến bộ.
c. Hai câu luận:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kỳ oan ngã tự cư”
– “Cổ kim hận sự”: Mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời của những người tài hoa mà bạc mệnh.
– “Thiên nan vấn”: Khó mà hỏi trời được.
– “Kỳ oan”: nỗi oan lạ lùng
– “Ngã”: ta (chỉ bản thể cá nhân)
=> Câu thơ cho thấy nỗi oan khiên lạ lùng vì nết phong nhã và số phận cay đắng của những con người tài hoa trong xã hội xưa.
d. Hai câu kết:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hà hà nhân khấp Tố Như”
– “Tam bách dư niên”: Con số mang tính ước lệ, ý chỉ thời gian dài.
– “Tố Như”: Tên chữ của Nguyễn Du
Tiếng khóc cho nàng Tiểu Thanh nay đã có tác giả thấu hiểu và giải oan cho nàng, ông băn khoăn không biết hậu thế ai sẽ khóc ông.
=> Ý thơ chuyển đột ngột từ “thương người” sang “thương mình” với khát vọng tìm được sự đồng cảm nơi hậu thế.
– Câu hỏi tu từ “Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”: Sự cô độc của chính tác giả trong hiện tại và mong muốn tìm được tấm lòng tri kỉ giữa cuộc đời.
=> Tấm lòng nhân đạo mênh mông vượt qua mọi không gian và thời gian.
3. Tổng kết:
– Nội dung:
+ Thể hiện niềm thương cảm của Nguyễn Du trước số phận bất hạnh của những con người tfai hoa bạc mệnh.
+ Thể hiện sự trân trọng của nhà thơ trước tài năng, vẻ đẹp của con người.
+ Lên án, tố cáo xã hội phong kiến.
– Đặc sắc nghệ thuật:
+ Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật,
+ Nghệ thuật đối
+ Câu hỏi tu từ
+ Hình ảnh giàu tính ẩn dụ tượng trưng.
III. Kết bài
Văn mẫu Phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật “Đọc Tiểu Thanh kí”
Xuyên suốt chiều dài của văn học trung đại Việt Nam, người phụ nữ đã xuất hiện rất nhiều dưới những ngòi bút khác nhau. Đó là hình ảnh người phụ nữ được ví von như một chiếc bánh trôi nước dưới góc nhìn của Hồ Xuân Hương, là nàng Kiều tài sắc vẹn toàn dưới những dòng thơ “thần” của Nguyễn Du. Và lại một lần nữa, bằng ngòi bút mang cái “hồn” ấy, Nguyễn Du đã “khai sinh” ra một đứa con tinh thần mới khiến trái tim người đọc muôn đời không khỏi tiếc thương khi nhớ về số phận bất hạnh của người phụ nữ xã hội cũ qua tác phẩm “Độc tiểu thanh ký”.
Cuộc đời Nguyễn Du đã trảo qua rất nhiều thăng trầm, từ cuộc sống quý tộc xa hoa cho đến nông thôn nghèo khó. Và chính sự phiêu bạt khắp nhân gian ấy đã giúp Nguyễn Du có một vốn sống phong phú, trở thành nguồn tư liệu và cảm hứng để ông sáng tác cả một kho tàng văn chương bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.
Nguyễn Du viết bài thơ “Độc tiểu thanh kí” trước khi đi sứ ở Trung Quốc. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật và được chia thành bốn phần theo bố cục đề – thực – luận – kết hoặc hai phần đăng đối. Bốn câu đầu là khóc người, thương người, là lệ dành cho Tiểu Thanh, còn bốn câu sau Nguyễn Du trở về niềm tự thương, là lệ dành cho chính mình.
Tiểu Thanh là người tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Từ nhỏ, nàng đã am hiểu các cầm kỳ thi họa, lại có nhan sắc hơn người. Năm mười sáu tuổi, nàng được gả làm vợ lẽ cho một nhà quyền quý. Người vợ cả cay nghiệt, bắt ra ở Cô Sơn cạnh Tây Hồ. Vì cô đơn, buồn đau nên cô gái ấy lìa đời ở tuổi mười tám. Khi nàng chết, vợ cả còn tìm đến đốt cả chân dung và những bài thơ của nàng. Cuộc đời và số phận của Tiểu Thanh đã đánh thức tình thương, sự đồng cảm của Nguyễn Du để viết nên áng thơ này.
Mở đầu bài thơ là khung cảnh hoang tàn, hiu hắt của một vườn hoa, khiến lòng người như thắt lại:
“Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư”
Tây Hồ là một cảnh đẹp và cũng là nơi Tiểu Thanh bị người vợ cả ép sống. Khung cảnh nên thơ của vườn hóa ấy giờ đã trở thành gò hoang. TS Lã Nhâm Thìn đã nhận định: “Nguyễn Du đến với Tiểu Thanh trong một hoàn cảnh có phần giống Kiều đến với Đạm Tiên. Nấm mồ Đạm Tiên “Sè sè nấm đất bên đường” gợi lên ở Kiều bao nỗi thương tâm. Cái gò hoang nơi chôn Tiểu Thanh gợi lên ở Nguyễn Du bao điều thổn thức”. Ở đây, tác giả đã sử dụng hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Quá khứ là “Tây Hồ hoa uyển” lộng lẫy còn hiện tại là “thành khư” lạnh lẽo. Cùng với đó, động từ “tẫn” đã thể hiện sự triệt tiêu, tan biến đến cùng của sự vật. Tất cả mọi thứ đã đổi thay, không còn là vườn hoa như thơ, như mộng nữa.
Trước tình cảnh ấy, Nguyễn Du chỉ biết tưởng nhớ người cũ cảnh xưa bằng cách đọc bài thơ cũ còn sót lại:
“Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
“Tiểu Thanh kí” chính là nơi nàng tái hiện lại nỗi xót xa của đời mình. Nguyễn Du như đang xem lại thước phim cuộc đời nàng và khóc thương cho thân phận đáng thương ấy. “Nhất chỉ thư” ấy vừa là chứng tích của một thời biến động, vừa là chứng tích của một bi kịch đau khổ. Từ “Độc” đặt đầu câu thơ thứ hai như mở ra một biển lớn tâm trạng. Ta đã từng gặp gỡ từ “Độc” rất nhiều trong Đường thi. “Độc” cũng có nghĩa là đọc, nhưng cũng có thể chỉ sự cô độc. Hai từ “độc” và “nhất” đã trở thành một điểm sáng nghệ thuật dưới ngòi bút Nguyễn Du. Giữa dòng đời mênh mang, một con người cô độc đã lỡ va vào một hồn thơ đau đáu để rồi niềm xúc động trào lên càng da diết!
Càng đọc, Nguyễn Du lại càng thổn thức. Số phận Tiểu Thanh càng được hé lộ, nhà thơ lại càng thấy đau đáu thay cho nàng:
“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh lụy phần dư”
Lời thơ bàn về cái oan, cái hận của cuộc đời Tiểu Thanh. Một cô gái đẹp có tài mà lại phải chết trẻ, văn chương bị đốt dở dang. “Chi phấn” là phấn son, tượng trưng cho sắc đẹp của người con gái. Còn “văn chương” lại tượng trưng cho tài năng, trí tuệ của con người. Việc sử dụng từ hoán dụ như vậy đã gợi tả người con gái vừa có tài, vừa có sắc, hoàn hảo, rất đáng trân trọng. “Chôn” và “đốt” là hai động từ chỉ sự ganh ghét, vùi dập phũ phàng. Đó chính là sự chôn vùi số phận mà cô vợ cả dành cho nàng Tiểu Thanh. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các từ ngữ diễn tả cảm xúc như “hận”, “vương” để thể hiện sự phẫn nộ, day dứt và sự nuối tiếc của mình. Đó là sự tiếc nuối, xót xa cho tài năng và dung mạo của người thiếu nữ hồng nhan bạc mệnh. Tiểu Thanh chính là một bức tranh khắc họa đầy đủ sự độc địa của xã hội phong kiến khi xưa. Ở đó, họ không chấp nhận những con người tài sắc vẹn toàn như nàng, chỉ chực chờ tìm cách vùi dập, đè nén họ đến đường cùng của sự uất ức.
Nhà mỹ học Hume đã từng nói rằng: “Cái đẹp không phải là phẩm chất tồn tại trong bản thân sự vật, nó tồn tại chủ yếu trong tâm linh người quan sát nó”.Thật đúng vậy khi cái đẹp được xem như một “sợi dây thần” dẫn dắt người nghệ sĩ hòa mình vào một nhân vật, một cuộc đời. Vì thế, từ bốn câu thơ đầu, giọt nước mắt của Nguyễn Du rỏ xuống cho Tiểu Thanh thì bốn câu sau giọt lệ ấy như chảy ngược vào tâm can của ông:
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư”
“Cổ kim hận sự” là nỗi hờn, nỗi oan xưa nay chưa thể gột rửa, nỗi hận muôn đời của kiếp người tài hoa bạc mệnh. Cái hận ấy triền miên, theo đuổi không thôi. Câu thơ đã khái quát chung sự hòa hợp giữa thi nhân và kiếp người. Đó không chỉ là nỗi hận của riêng Tiểu Thanh mà là nỗi hận của tất cả những người tài hoa bị xã hội phong kiến vùi dập tàn nhẫn. Cái hận ấy tự dằn vặt trong mình, không hỏi trời được “thiên nan vấn”. Hỏi trời ấy mà trời cao đâu có thấu. Ba chữ “thiên nan vấn” vang lên đầy xót xa, day dứt và tận cùng là bất lực. Đó là lời chất vấn, phê phán những điều phi lý. Từ “ngã” ở đây chính là chỉ bản thể cá nhân Nguyễn Du. Ông không đứng bên ngoài đau xót nữa mà ông chủ động tìm sự tri âm để kết nối với nàng, với kiếp người tài hoa bạc mệnh cõi trần gian đang kêu cứu cho số phận.
Cái “hồn” của Nguyễn Du và linh hồn Tiểu Thanh như cùng lên tiếng cho biết bao số phận, ông kết thúc bài thơ như một lời di chúc, một câu hỏi ẩn ý dành cho cõi trần:
“Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Khóc cho nàng Tiểu Thanh ba trăm năm trước bằng những giọt nước mắt chân thành, dòng suy tư đẩy nhà thơ tới ba trăm năm sau với đầy nghi vấn. “Bất tri” là không biết, hai tiếng vang lên như một niềm tự thương, tự đau lẻ loi. Ở đây, ta có thể nhận thấy Nguyễn Du không hỏi quá khứ hay hiện tại mà hỏi tương lai. Nếu ở hai câu thực câu hỏi vang lên tận trời xanh thì đến đây nhà thơ không hỏi trời mà hỏi đời, hỏi người. Đó là nỗi trăn trở sâu sắc, là khát vọng tri âm giữa cuộc đời. Nó cũng như một lời tố cáo những điều phi lý và bất công của cuộc đối với kiếp người tài hoa.
Nhà thơ bộc bạch với trần gian bằng cái tên “Tố Như”. Tố Như là tên tự của Nguyễn Du. “Khấp” là khóc, là tận cùng của nỗi đau đớn. Câu thơ cũng là tâm trạng u uất của nhà thơ trước cuộc đời. Vậy khóc cho ai? Đó là những giọt nước mắt dành cho Nguyễn Du với bao kiếp người tài hoa như ông. Với Tiểu Thanh, ba trăm năm sau đã có một Nguyễn Du “thổn thức bên song” với “mảnh giấy tàn”. Còn Nguyễn Du liệu có ai khóc, ai đau cho phận đời trôi nổi? Không phải đợi đến ba trăm năm sau, ánh sáng của thời đại mới đã mãi mãi vinh danh và lưu truyền tên tuổi Nguyễn Du trong lòng dân tộc, hai tiếng Tố Như vang lên sáng ngời niềm tự hào dân tộc Việt Nam.
Bài thơ “Đọc tiểu thanh ký” đã thể hiện lòng thương cảm của Nguyễn Du trước số phận những người tài hoa bạc mệnh trong xã hội phong kiến, từ đó làm sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du. “Độc Tiểu Thanh kí” mãi là bài thơ hay bởi vì đó là tiếng khóc cho người, cho ta. Viết về những nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh với “Nỗi hờn kim cổ” của họ, Nguyễn Du đã thực sự tạo ra những “Tiếng khóc vĩ đại” của thời đại!
————————————————–
Ngoài bài viết trên, mời các độc giả của TaiLieuViet tham khảo thêm các bài viết hay và bổ ích khác tại Ngữ văn 11 Cánh Diều, Văn mẫu lớp 11 Cánh Diều. Chúc các bạn học tập thật tốt!
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)