Mục Lục
TogglePhân tích “Con đường mùa đông” – Puskin
Phân tích “Con đường mùa đông” – Puskin là bài viết bao gồm dàn ý và văn mẫu hay do TaiLieuViet biên soạn nhằm giúp các bạn học sinh có thêm tư liệu học tập môn Ngữ văn 11. Mời các bạn tham khảo!
Bản quyền tài liệu thuộc về TaiLieuViet, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Dàn ý Phân tích “Con đường mùa đông” – Puskin
I. Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu về tác phẩm.
II. Thân bài
1. Khái quát:
a. Tác giả
– A. Puskin (1799 – 1837): Sinh ra và lớn lên tại thành phố Moscow trong một gia đình có dòng dõi quý tộc.
– Puskin bộc lộ năng khiếu văn chương từ nhỏ, 16 tuổi đã có tác phẩm nổi tiếng.
– Ông viết rất nhiều thể loại như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết.
– Chủ đề trong các sáng tác của ông rất đa dạng như phê phán chế độ chuyên chế Nga Hoàng, ca ngợi tình yêu, ca ngợi thiên nhiên đất nước,..
– Ông được mệnh danh là “Mặt trời thi ca Nga”.
b. Tác phẩm:
– “Con đường mùa đông” được sáng tác vào năm 1826 – sau khi Puskin bị đi đày.
– Nội dung chính: Nỗi buồn, sự cô đơn của con người và khát khao hạnh phúc, niềm tin vào tương lai vượt lên nghịch cảnh.
– Bố cục:
+ Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.
+ Khổ thứ tư: Khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần.
+ Ba khổ cuối: Điểm tựa tinh thần, khát khao hạnh phúc của con người.
2. Phân tích:
a. Ba khổ đầu: Nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên.
– Khổ thơ thứ nhất:
+ Thời gian là đêm khuya mùa đông, không gian là cánh đồng bao la.
+ Động từ “gợn”: Sự chuyển động nhẹ nhàng của màn sương.
+ Các động từ “Xuyên”, “nhô”: Sự xuất hiện bất ngờ của vầng trăng.
+ Từ láy “buồn bã”: Những tia sáng hiu hắt, yếu ớt trên cánh đồng u buồn.
=> Khung cảnh nên thơ, trữ tình nhưng ảm đạm.
– Khổ thơ thứ 2 và khổ thơ thứ 3:
+ Con đường vắng lặng, buồn tẻ.
+ Cỗ xe tam mã đang lăn bánh“Vun vút”: Sự trôi chảy không ngừng của thời gian.
+ Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật lấy động để tả tĩnh.
– Từ phủ định “Không”: Nhấn mạnh vào sự đìu hiu, hoang vu.
– Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng.
– Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời, ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người.
=> Con người luôn vận động và ý thức được sự trôi chảy của thời gian.
c. Ba khổ thơ cuối:
– Khổ 5 và khổ 6:
+ “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…”: Sự thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt.
+ Hình ảnh “ngày mai”: Niềm tin vào tương lai.
+ Hình ảnh “Nhi – na”: Không phải một cô gái cụ thể nào biểu tượng cho khát khao hạnh phúc bình dị, đơn sơ.
+ Hình ảnh “lò lửa đỏ”: Biểu tượng cho mái ấm.
+ “Ngắm em, ngắm mãi không thôi”: Niềm hạnh phúc xốn xang dâng lên trong tâm hồn.
+ “Kim đồng hồ kêu tích tắc”: Dòng thời gian vẫn không ngừng trôi nhưng con người vẫn kiên cường bước tới.
+ “Để ta bên nhau trong đêm”: Khát khao về hòa bình, hạnh phúc đã trở thành động lực để nhân vật trữ tình vượt qua những gian truân.
– Khổ 7:
+ Hình ảnh chiếc xe ngựa cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn tương ứng cho bài thơ.
+ “Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng”: Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng.
ð Nỗi buồn không bi lụy mà hóa thành tình yêu cuộc sống, khát vọng tự ho, niềm tin vào tương lai.
3. Tổng kết
III. Kết bài
Văn mẫu Phân tích “Con đường mùa đông” – Puskin
Khi nhắc đến Puskin, nhà văn N.Gogol đã ưu ái gọi ông là “Nhà thơ dân tộc”. Đọc những sáng tác của Puskin, ta không chỉ thấy được vẻ đẹp của ngôn ngữ, cảnh sắc thiên nhiên Nga mà trên hết còn cảm nhận được “tinh thần Nga”, “con người Nga trong sự phát triển của nó”. Bài thơ “Con đường mùa đông” là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của Puskin, thể hiện rõ tài năng của “Mặt trời thi ca Nga”.
Puskin (1799 – 1837) sinh ra và lớn lên tại thành phố Moscow trong một gia đình có dòng dõi quý tộc. Tài năng văn học của ông đã bộc lộ từ khi ông còn là một thiếu niên. Sống trong thế kỉ 19 – “Thế kỉ vàng” của văn học Nga nhưng cũng là thế kỉ bạo tàn của lịch sử bởi các cuộc chiến tranh diễn ra liên tiếp, Puskin đã dùng ngòi bút của mình để thực hiện những lý tưởng cao cả, chống lại sự bạo ngược của Nga Hoàng và bênh vực nhân dân Nga. Vào tháng 10 năm 1826, sau khi Puskin được bãi lệnh đi đày, ông đã trở về Pê – téc – bua rồi hay tin Khởi nghĩa tháng Chạp thất bại. Bài thơ “Con đường mùa đông” đã ra đời trong hoàn cảnh đó, cho thấy tâm trạng đau buồn, cô đơn vì thời thế của nhà thơ. Cả bài thơ có bảy khổ thơ với kết cấu vòng tròn đặc biệt, cho thấy “Nỗi buồn sáng trong” và khát vọng tự do mãnh liệt.
Ba khổ thơ đầu là nỗi buồn được thể hiện qua bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng nhuốm màu cô đơn. Hình ảnh cánh đồng, khu rừng được bao phủ trong bạt ngàn tuyết trắng của xứ sở bạch dương hiện lên thật huyền ảo:
Xuyên qua sương mù gợn sóng
Mặt trăng nhô ra
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn
Thời gian là đêm khuya mùa đông tĩnh mịch, không gian là cánh đồng bao la trải dài đến vô tận. Làn sương mờ dày đặc bao trùm lên tất cả. Động từ “gợn” cho thấy sự chuyển động nhẹ nhàng của màn sương. Động từ “Xuyên” được đảo lên đầu câu kết hợp với động từ “nhô” ở câu thơ thứ hai diễn tả sự xuất hiện khá bất ngờ của vầng trăng. Trăng vàng xé tan lớp sương đêm nhưng lại “dội” xuống những ánh vàng tẻ nhạt. Từ láy “buồn bã” gợi liên tưởng đến những tia sáng hiu hắt, yếu ớt. Nguồn sáng bàng bạc ấy đọng lại trên cánh đồng u buồn. Khung cảnh nên thơ, trữ tình nhưng phảng phất nét ảm đạm. Bức tranh thiên nhiên Nga được tác giả cảm nhận bằng rất nhiều giác quan và bằng cả tâm hồn tinh tế. Esenin – nhà thơ của làng quê Nga cũng đã đem những vạt rừng, ánh trăng Nga vào trong sáng tác:
Ánh sáng trăng to lớn
Soi thẳng mái nhà ta
Những cây bạch dương đứng
Như những cây nến to
Vầng trăng của Esenin mang đến nguồn sáng lớn lao “Soi thẳng mái nhà”, những cây bạch dương cũng tráng lệ và lung linh tựa “những cây nến to”. Nếu thiên nhiên của Esenin rực rỡ sắc màu thì thiên nhiên của Puskin lại hết sức tinh khôi, tự nhiên và chân thực.
Nói như Ostrovsky thì những câu thơ của Puskin “giản dị” và “trơn tru” quá nhưng “không biết rằng ông đã bỏ biết bao công sức cho câu thơ được giản dị và trơn tru”. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài thơ “Con đường mùa đông”. Chỉ là những thanh âm quen thuộc như tiếng bánh xe, tiếng lục lạc và tiếng hát của con người nhưng bỗng có sức cuốn hút lạ thường
Trên đường mùa đông, buồn tẻ
Xe tam mã vun vút lao đi
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên.
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu
Như niềm vui mừng khôn xiết
Như nổi buồn nặng đìu hiu.
Giữa khung cảnh im lìm đủ làm tê tái cõi lòng con người, chiếc xe tam mã đang lăn bánh không ngừng nghỉ. “Vun vút” không chỉ diễn tả tốc độ rất nhanh của cỗ xe mà còn là sự trôi chảy không ngừng, lạnh lùng của thời gian. Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi. Nhà thơ đã lấy động để tả tĩnh, lấy âm thanh để cực tả cái yên ắng. Bài ca của người xà ích vang lên đầy “phảng phất thân yêu” như một sự cứu cánh cho tâm hồn. Ta nghe trong bài hát ấy lao xao những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu. Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình. Nỗi lòng của Puskin hòa quyện giữa nỗi buồn thời thế với sự cô đơn của thân phận. Trong những ngày bị giam ở ngục tù, ông đã gửi gắm nỗi niềm ấy vào hình ảnh chú đại bàng:
Tôi ngồi sau chấn song ngục lạnh
Chú đại bàng non trẻ trong lồng
Bên cửa sổ anh bạn buồn chớp cánh
Rỉa miếng mồi thịt máu đỏ loang
Khi đã thoát khỏi cảnh ngục tù, tưởng như cánh cửa tự do đã mở ra với Puskin. Nhưng là một con người nặng lòng với đất nước, thời đại, Puskin vô cùng đau buồn khi khỏi nghĩa tháng Chạp thất bại. Người thanh niên trẻ cảm thấy lạc lõng, bơ vơ trước tình cảnh đất nước. Khổ thơ thứ tư được coi là khổ bản lề, chuyển tiếp giữa hai phần đối xứng của bài thơ, cho thấy sự thấm thía của con người trước cái trôi chảy của thời gian:
Không một mái lều, ánh lửa
Tuyết trắng và rừng bao la…
Chỉ những cột dài cây số
Bên đường sừng sững chào ta
Từ phủ định “Không” đặt ở đầu câu thơ lại một lần nữa nhấn mạnh vào sự đìu hiu, hoang vu. Màn đêm hun hút không biết đâu là điểm dừng, chẳng có lấy một dấu hiệu của sự sống con người. Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng sâu bạt ngàn. Không gian càng ngày càng được mở rộng. Tất cả mang đến một ấn tượng về một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời. Chúng ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người, đánh dấu những điều mà ta đã trải qua. Những cột cây số lạnh lùng đến tàn nhẫn càng khiến nhân vật trữ tình trở nên lẻ loi.
Từ không gian nỗi buồn trong tâm tưởng, nhà thơ đã thoát ra để tìm thấy điểm tựa tinh thần trong ba khổ thơ cuối:
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…
Trở về với em ngày mai
Nhi-na, bên lò lửa đỏ
Ngắm em, ngắm mãi không thôi
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đủ những vòng nhịp nhàng
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm.
Từ “buồn” được lặp lại nhiều lần trong bài thơ như một điệp khúc của bản nhạc du dương. Nỗi buồn mênh mang và sâu thăm thẳm ấy tràn khắp không gian và trào lên không ngừng trong lồng ngực nhân vật trữ tình. Chàng trai phải thốt lên: “Ôi buồn đau, ôi cô lẻ…”. Thán từ “Ôi” kết hợp cùng những từ “buồn đau”, “cô lẻ” thể hiện dòng cảm xúc mãnh liệt. Tuy nhiên, cái đẹp của thơ Puskin nằm ở chỗ dẫu con người buồn thương nhưng không bao giờ bi lụy. Những vần thơ đột ngột bừng sáng khi nhắc đến “ngày mai” và hình ảnh “Nhi – na”. Thực tại hôm nay dẫu cô đơn và khắc khổ nhưng nhân vật trữ tình vẫn dạt dào khát khao hạnh phúc, niềm tin hướng đến tương lai. Nhi – na có thể là bất cứ cô gái Nga thân thương nào, không nhất thiết là một con người cụ thể. Hình ảnh “lò lửa đỏ” gợi liên tưởng đến một mái ấm bình dị, đơn sơ. Câu thơ cuối của khổ thơ thứ năm được ngắt nhịp 2/4 với hai từ “Ngắm” được lặp lại cho thấy niềm hạnh phúc xốn xang dâng lên trong tâm hồn. Kim đồng hồ vẫn kêu, dòng thời gian vẫn không ngừng trôi chảy nhưng con người không sợ hãi trước bước đi của thời gian mà kiên cường bước tới, để yêu thương và đoàn tụ. Câu thơ “Để ta bên nhau trong đêm” cho thấy khát khao về hòa bình, hạnh phúc đã trở thành động lực để nhân vật trữ tình bước tiếp, vượt qua những gian truân.
Sầu lắm, Nhi-na: đường xa vắng
Ngủ quên bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
Nhân vật trữ tình như đang tâm sự với cô gái Nhi – na về nỗi lòng của mình: “đường xa vắng. Hình ảnh chiếc xe ngựa cùng bác xà ích lặp lại, tạo nên kết cấu vòng tròn tương ứng cho bài thơ. Bác xà ích đã lặng im, tiếng nhạc ngựa trở nên đều đều, vầng trăng khuất sau màn sương. Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Puskin đã diễn tả những cung bậc cảm xúc cùng những khát khao cao đẹp nhất của con người bằng một hình thức giản dị. Thiên nhiên dù là thảo nguyên hay bão tuyết, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn trong thơ ông là thực sự là “Nỗi buồn trong sáng”, rất hiện thực mà rất đỗi nên thơ.
“Con đường mùa đông” là một sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời của Puskin. Nhà thơ đã khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn con người Nga một cách trọn vẹn, đúng như Belinxki đã nhận xét: “Hơi thơ của Puskin vô cùng trong trong sáng, nó tràn ngập hiện thực. Nó không rắc phấn trắng, phấn hồng lên cuộc sống mà mô tả hiện thực như nó vốn có. Thơ của Puskin luôn có bầu trời và bầu trời đó luôn hòa quyện với mặt đất”.
————————————————–
Ngoài bài viết trên, mời các độc giả của TaiLieuViet tham khảo thêm các bài viết hay và bổ ích khác tại Ngữ văn lớp 11. Chúc các bạn học tập thật tốt!
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)