P + KClO3 → KCl + P2O5 được TaiLieuViet biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng, cũng như chỉ ra P có tính khử hay tính oxi hóa. Từ đó bạn đọc nắm được nội dung, vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan.

>> Mời các bạn tham khảo một số phương trình liên quan

  • P2O5 + H2O → H3PO4
  • P2O5 + KOH → K3PO4 + H2O
  • P + Cl2 → PCl3
  • P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O
  • P + HNO3 → H3PO4 + NO2 + H2O

1. Phương trình phản ứng P ra P2O5

2. Cân bằng phản ứng P + KClO3 → KCl + P2O5 

Xác định số oxi hóa thay đổi

P + KClO3

Phương trình phản ứng hóa học

6P + 5KClO3 → 5KCl + 3P2O5

P đóng vai trò là chất khử

2. Điều kiện phản ứng P tác dụng với KClO3

Nhiệt độ cao

3. Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Cho phản ứng: P + KClO3 → P2O5 + KCl. Hệ số cân bằng của phương trình phản ứng này từ trái qua phải lần lượt là:

A. 2, 1, 1, 1

B. 4, 3, 2, 3

C. 8, 1, 4, 1

D. 6, 5, 3, 5

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 2. Photpho thể hiện tính oxi hóa ở phản ứng nào sau đây?

A. 2P + 5Cl2 overset{t^{o} }{rightarrow} 2PCl5

B. 2P + 5O2overset{t^{o} }{rightarrow}2P2O5

C. P + 5HNO3⟶ H3PO4 + 5NO2+ H2O

D. 3Ca + 2P overset{t^{o} }{rightarrow} Ca3P2

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 3. Trong phản ứng của photpho với (1) Ca, (2) O2, (3) Cl2, (4) KClO3. Những phản ứng trong đó photpho thể hiện tính khử là

A. (1), (2), (4).

B. (1), (3).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (3).

Xem đáp án

Đáp án C

C. PCl2

D. PCl6

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. cấu hình electron nguyên tử của photpho là 1s22s22p63s23p6.

B. Photpho chỉ tồn tại ở 2 dạng thù hình photpho đỏ và photpho trắng.

C. Photpho trắng hoạt động mạnh hơn photpho đỏ

D. Ở nhiệt độ thường photpho hoạt động mạnh hơn nitơ.

Xem đáp án

Đáp án B

B sai vì photpho có thể tồn tại ở nhiều dạng thù hình khác nhau nhưng quan trọng nhất là photpho trắng và photpho đỏ.

Câu 6. Hai khoáng vật chính của photpho là:

A. Apatit và hematit

B. Pirit và photphorit

C. Apatit và photphorit

D. Manhetit và apatit

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 7. Cho sơ đò chuyển hóa: P2O5 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. KH2PO4, K2HPO4, K3PO4

B. KH2PO4, K3PO4, K2HPO4

C. K3PO4, KH2PO4, K2HPO4,

D. K3PO4, K2HPO4, KH2PO4

Xem đáp án

Đáp án C

Câu 8. Thủy phân hoàn toàn 5,42 gam PX3 trong nước thu được dung dịch A. Trung hòa dung dịch A cần dùng 100 ml dung dịch NaOH 1M. Biết rằng H3PO3 là một axit 2 nấc. Công thức của PX3

A. PBr3.

B. PI3.

C. PF3.

D. PCl3.

Xem đáp án

Đáp án A

PX3 (x) + 3H2O → H3PO3 (x) + 3HX (3x mol)

2NaOH + H3PO3 → Na2HPO3 + 2H2O

NaOH + HX → NaX + H2O

nNaOH = 2nH3PO3 + nHX = 5x = 0,1 ⇒ x = 0,02 mol

PX3 = 5,42 : 0,02 = 271 ⇒ X = 80 ⇒ Br ⇒ PBr3

Câu 9. Photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ trong điều kiện thường là do

A. độ âm điện của photpho (2,2) nhỏ hơn của nitơ (3,0).

B. trong điều kiện thường photpho ở trạng thái rắn, còn nitơ ở trạng thái khí.

C. liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.

D. photpho có nhiều dạng thù hình, còn nitơ chỉ có một dạng thù hình.

Xem đáp án

Đáp án C

Trong điều kiện thường, photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ là do liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ.

Câu 10. Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho

A. đỏ.

B. vàng.

C. trắng.

D. nâu.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho trắng.

———————————–

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn phương trình phản ứng: P + KClO3 → KCl + P2O5. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, TaiLieuViet xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà TaiLieuViet tổng hợp và đăng tải.