Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI đưa ra nhiều lý thuyết và bài tập trắc nghiệm có đáp án về môn Hóa lớp 12 chương 5. Phần lý thuyết chương 5 sẽ giới thiệu tới các bạn yêu cầu và kỹ năng khi học chương này, phần bài tập chia ra bài tập theo kiến thức chuẩn và bài tập nâng cao đại cương về kim loại, mời các bạn tham khảo.

  • Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 4: POLIME và VẬT LIỆU POLIME
  • Các dạng bài tập về phản ứng thủy phân este
  • Phương pháp giải bài tập kim loại
  • Bài tập về xác định tên kim loại

TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có kiến thức kĩ năng về đại cương kim loại, có bài tập trắc nghiệm kèm theo… Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

I. Chuẩn kiến thức kĩ năng

1. Kiến thức:

  • Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của kim loại.
  • Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dung dịch axit, ion kim loại trong dung dịch muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh).
  • Khái niệm, tính chất và ứng dụng của hợp kim.
  • Định nghĩa cặp oxi hoá – khử, suất điện động chuẩn của pin điện hoá.
  • Thế điện cực chuẩn của cặp ion kim loại/ kim loại, dãy thế điện cực chuẩn của kim loại và ý nghĩa của dãy điện hoá chuẩn.
  • Khái niệm về sự điện phân, bản chất các phản ứng xảy ra trên các điện cực và ứng dụng của sự điện phân.
  • Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại.
  • Các biện pháp chống ăn mòn kim loại.
  • Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại: Phương pháp điện phân , nhiệt luyện, thuỷ luyện.
  • Định luật Farađay và biểu thức tính khối lượng các chất thu được ở các điện cực.

2. Kĩ năng:

  • Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của kim loại, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại.
  • Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của kim loại.
  • Xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm.
  • Giải được bài tập: Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp chất phản ứng, một số bài tập khác có nội dung liên quan.
  • Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa – khử dựa vào dãy điện hoá .
  • Giải được bài tập: Tính suất điện động chuẩn của pin điện hoá, BT khác có nội dung liên quan.
  • Viết sơ đồ điện phân, phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình hoá học của sự điện phân trong một số trường hợp đơn giản.
  • Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế.
  • Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng.
  • Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp.
  • Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ… để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại.
  • Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể.
  • Giải được bài tập: Tính khối lượng kim loại bám trên các điện cực hoặc các đại lượng có liên quan dựa vào công thức Farađay, bài tập khác có liên quan.

3. Kiến thức trọng tâm:

  • Tính chất vật lí, hóa học chung của kim loại.
  • Khái niệm và ứng dụng của hợp kim.
  • Dãy điện hóa của kim loại và ý nghĩa của nó.
  • Bản chất phản ứng xảy ra trên các điện cực và các trường hợp điện phân.
  • Ăn mòn điện hóa học và chống ăn mòn bằng phương pháp bảo vệ điện hóa.
  • Các phương pháp điều chế kim loại.

II. Bài tập trắc nghiệm

A. CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN:

* Mức độ biết

Câu 1. Câu nào sau đây không đúng

A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4 đến 7e

B. Trong cùng nhóm, số electron ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau

C. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3e)

D. Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim

Câu 2. Kim loại dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhất là:

A. Ag

B. Cu

C. Al

D. Au

Câu 3. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A. Ánh kim

B. Tính cứng

C. Tinh dẻo

D. Tính dẫn điện và nhiệt

Câu 4. Trong số các kim loại sau kim loại có tính dẻo nhất là:

A. Ag

B. Au

A. Cr

B. W

C. Fe

D. Cu

Câu 6. Vonfam (W) thường được dùng để chế tạo dây tóc bóng đèn. Nguyên nhân chính là do

A. W là kim loại rất dẻo

B. W có khả năng dẫn điện tốt

C. W là kim loại nhẹ

D. W có nhiệt độ nóng chảy cao

Câu 7. Tính chất hóa học chung của kim loại là:

A. Dễ nhận electron.

B. Dễ cho proton

C. Dễ bị khử

D. Dễ bị oxi hóa

Câu 8. Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì chất có thể dùng để khử thuỷ ngân là:

A. bột Fe

B. bột lưu huỳnh

C. nước

D. natri

Câu 9. Kim loại Cu phản ứng được với:

(I) dung dịch AgNO3.

(II) dung dịch HCl đ, to.

(III) dung dịch FeCl3.

(IV) dung dịch AlCl3.

A. I, II đúng.

B. I, III đúng.

C. II, III đúng.

D. II, IV đúng.

Câu 10. Phản ứng: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 cho thấy:

A. Kim loại sắt có thể tác dụng với muối sắt.

B. Fe3+ bị Fe khử thành Fe2+.

C. Fe3+ bị oxi hóa thành Fe2+.

D. Fe2+ oxi hóa Fe thành Fe3+.

Câu 11. Cho 4 cặp oxi hóa – khử: Fe2+/Fe ; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag ; Cu2+/Cu. Dãy cặp xếp theo chiều tăng dần về tính oxi hoá và giảm dần về tính khử là:

A. Cu2+/Cu; Fe2+/Fe ; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

B. Fe3+/Fe2+, Fe2+/Fe ; Ag+/Ag; Cu2+/Cu

C. Ag+/Ag; Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu; Fe2+/Fe

D. Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag

Câu 12. Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là:

A. Sự ăn mòn hóa học.

B. Sự ăn mòn kim loại.

C. Sự ăn mòn điện hóa.

D. Sự khử kim loại.

Câu 13. Một vật được chế tạo từ hợp kim Zn-Cu để trong không khí ẩm. Vật bị ăn mòn điện hóa. Chọn nội dung không chính xác:

A. Vật bị ăn mòn điện hóa vì thỏa 3 điều kiện ăn mòn điện hóa.

B. Đồng đóng vai trò làm cực âm và bị ăn mòn trước.

C. Zn bị oxi hóa thành ion Zn2+.

D. H+ bị khử thành khí H2.

Câu 14. Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch chứa các ion Fe2+ , Fe3+, Cu2+, Cl. Thứ tự điện phân xảy ra ở catôt là:

A. Fe2+ , Fe3+, Cu2+

B. Fe2+, Cu2+, Fe3+

C. Fe3+, Cu2+, Fe2+

D. Fe3+, Fe2+, Cu2+

Câu 15. Kim loại nào sau đây khử được nước ở nhiệt độ thường

(1) Al (2) Fe (3) Ba (4) Cu (5) Ag (6) Mg (7) Na (8) Cs

A. 3, 7, 8.

B. 1, 2, 3, 7.

C. 1, 3, 6, 7, 8.

D. 2, 4, 5, 7, 8.

Câu 16. Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hợp kim trên thành dung dịch là:

A. dung dịch NaOH

B. dung dịch H2SO4 đặc nguội

C. dung dịch HCl

D. dung dịch HNO3 loãng

Câu 17. Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p63d5. Nguyên tử M là:

A. Fe

B. Cr

C. Mn

D. Br

Câu 18. Có các kim loại Mg, Ni, Sn, Cu. Kim loại nào có thể dùng để bảo vệ điện hóa vỏ tàu biển làm bằng thép.

A. Ni

B. Zn

C. Sn

D. Cu

Câu 19. Cho các phương trình điện phân sau, phương trình viết sai là

A. 4AgNO3 + 2H2O overset{đpdd}{rightarrow}4Ag + O2 + 4HNO3

B. 2CuSO4 + 2H2O overset{đpdd}{rightarrow} 2Cu + O2 + 2H2SO4

C. 2MCln overset{đpnc}{rightarrow}2M + nCl2

D. 4MOH overset{đpnc}{rightarrow} 4M + 2H2O

Câu 20. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A. Ánh kim.

B. Tính dẻo.

C. Tính cứng.

D. Tính dẫn điện và nhiệt.

Câu 21. Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch , không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây.

A. Cách li kim loại với môi trường.

B. Dùng phương pháp điện hoá.

C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.

D. Dùng phương pháp phủ.

Câu 22. Dãy kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Cu, Na, Al

B. Al, Zn, Fe

C.Fe, Cr, Cu

D. K, Mg, Zn.

Câu 23. Kim loại nào sau đây có thể đẩy sắt ra khỏi dung dịch muối Fe(NO3)2?

A. Ni

B. Sn

C. Zn

D. Cu

Câu 24. Câu nào đúng trong các câu sau:Trong ăn mòn điện hóa, xảy ra

A. sự ôxi hóa ở cực dương

C. sự ôxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm

B. sự khử ở cực âm

D. sự ôxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Để xem và tải đầy đủ nội udng tài liệu mời các bạn tài về để xem file đầy đủ.

Trên đây TaiLieuViet.vn vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Ôn tập Hóa học lớp 12 chương 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12…