Muốn viết được bài văn hay thì mở bài rất quan trọng. Một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn không chỉ tạo tiền đề cho người viết triển khai mạch văn một cách dễ dàng mà còn tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người đọc. Mở bài Đồng Chí của tác giả Chính Hữu là một ví dụ dưới đây.

1. Mở bài phân tích Đồng chí – 16 mẫu

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 1

Nói đến văn hoc Việt Nam thời kì kháng chiến là nói tới giai đoạn của khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn. Đó là thời kì mà cảm hứng anh hùng ca dạt dào, sôi nổi, các tác giả hướng ngòi bút của mình vào cộng đồng, đất nước. Hình ảnh những người chiến sĩ đã trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao tác phẩm văn học:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

(Khúc bảy – Thanh Thảo)

Bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu là tác phẩm tiêu biểu. Tác phẩm đã khắc họa rất chân thực và xúc động hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp cùng tình đồng chí đồng đội sâu sắc.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 2

“Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước”

Đó là những lời trong thi phẩm “Đất nước” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Quả thực, trong lịch sử dân tộc, có biết bao con người đã hi sinh cuộc đời riêng để cống hiến cho độc lập tự do của Tổ quốc. Hình ảnh những người nông dân giã từ bến nước, gốc đa để khoác lên mình cây súng đã trở nên quen thuộc trong văn học Việt Nam thời kì chống Pháp. Nhà thơ Chính Hữu – đã đưa những con người “Giản dị và bình tâm” nhưng rất mực kiên cường, dũng cảm ấy vào bài thơ “Đồng chí”

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 3

“Thơ ca trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” ( Belinsky) . Quả thực vậy, sức mạnh linh diệu của thơ ca, từ xưa tới nay, vốn nằm ở chất trữ tình tự nhiên. Không cần viết về những điều xa xôi, nhiều bài thơ đi vào lòng độc giả bởi sự chân thành, khắc họa những con người thật và tình cảm thật ở đời. “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu chính là một bài thơ như thế. Tác phẩm là tiếng lòng của những chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp, cho ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn và tình đồng chí đồng đội thiêng liêng ở những anh bộ đội cụ Hồ.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí mẫu 4

Đất nước được hòa bình, độc lập, ấm no như hiện nay mà chúng ta đang được hưởng chính là nhờ vào sự hi sinh, cống hiến, tinh thần yêu nước, vì nước quên thân của bao thế hệ cha anh đi trước. Đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Khắc họa chân thực nhất về hình ảnh những người chiến sĩ ấy để thế hệ con cháu chúng ta bây giờ được biết đến họ, hiểu về họ và khắc ghi công ơn của họ chính là nhà thơ Chính Hữu với bài thơ Đồng chí.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí mẫu 5

Tình cảm con người trong bất cứ thời đại nào cũng đều đáng quý, đáng trân trọng và cao đẹp. Một trong những tình cảm thiêng liêng nhất, đáng quý nhất, đáng được lưu truyền nhất chính là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết đồng chí, đồng đội của người chiến sĩ trong thời kì kháng chiến. Lắng đọng lại thứ tình cảm cao đẹp mà bình dị đó, nhà thơ Chính Hữu đã sáng tác bài thơ Đồng chí để chúng ta hiểu và khắc ghi.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 6

Văn chương giống như một cây bút đa màu, nó vẽ lên bức tranh cuộc sống bằng những gam màu hiện thực. Văn chương không bao giờ tìm đến những chốn xa hoa mỹ lệ để làm mãn nhãn người đọc, nó tiếp cận hiện thực và tiếp nhận thứ tình cảm chân thật không giả dối. Người nghệ sĩ đã dùng cả trái tim mình để đưa bạn đọc trở lại với đời thực để cùng lắng đọng, cùng sẻ chia. Phân tích bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.

  • Kết bài Đồng Chí Chính Hữu

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 7

Phải chăng chất lính đã thấm dần vào chất thi ca, tạo nên dư vị tuyệt vời cho tình Đồng chí. Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng chí với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp tươi vui; với ngôn ngữ bình dị dường như đã trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lòng cảm thông sâu sắc của một nhà thơ cách mạng.

Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 8

Lịch sử nước ta đã đi qua biết bao thăng trầm biến cố. Mỗi lần biến động là mỗi lần dân ta sít gần lại nhau hơn, cùng nhau vì mục đích cao cả chung. Đó là những năm tháng hào hùng, khí thế của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ vĩ đại. Giữa những đau thương chiến đấu, cuộc chiến còn góp phần đắp xây nên mối quan hệ giữa những người lính với nhau. Cho nên không có gì khó hiểu khi vào năm 1948, tác phẩm “Đồng Chí” của nhà thơ Chính Hữu lại tạo nên một sự bùng nổ, lan truyền rộng khắp trong giới quân đội.

Khi làm bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu từng bộc bạch: “Tôi làm bài thơ Đồng Chí, đó là lời tâm sự viết ra để tặng đồng đội”. Bài thơ là kết quả của những kỉ trải nghiệm thực tế và cảm xúc sâu sắc mạnh mẽ, thiết tha của nhà thơ với đồng chí, đồng đội của mình trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 11

Tác giả Chính Hữu được biết đến với phong trào thơ ca yêu nước thời chống Pháp. Với lời thơ chân thực, giản dị mà sâu lắng, vừa là một trang sử hào hùng, vừa như một khúc ca trầm lắng đi sâu vào lòng người. Và trong những hoàn cảnh gian nan, đã đưa những người đồng đội, đồng chí xích lại gần nhau hơn, trở thành những người tri kỉ của nhau. Tác phẩm “Đồng chí” của Chính Hữu ra đời năm 1948 kể về tình đồng chí đồng đội giản dị mà sâu đậm, thắm thiết, vượt lên trên mọi gian khó của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 12

“Đồng chí” là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào năm 1948, sau chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. Nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỷ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 13

“Anh vẫn hành quân
Trên đường ra chiến dịch”

(Trần Hữu Thung)

Đã từ lâu, hình tượng người chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế, tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ. Danh từ “Bộ đội cụ Hồ” đã trở thành cái tên thân thương nhất của nhân dân dành cho người chiến sĩ. Viết về đề tài quân đội có khá nhiều tác giả, nhưng để thành công thì không dễ mấy ai.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 14

Đề tài người lính là một trong các đề tài quen thuộc trong thơ ca kháng chiến, mỗi nhà thơ bằng sự trải nghiệm và sự nhìn nhận riêng của mình đã khám phá ra những vẻ đẹp khác nhau của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu trong “Tây Tiến” (Quang Dũng) ta bắt gặp vẻ đẹp hào hùng mà hào hoa, thanh lịch của những chàng trai ra đi từ đất Hà thành; trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) ta bắt gặp vẻ phong trần, tinh nghịch mà vô cùng mạnh mẽ của những người lính lái xe thì đến với “Đồng chí” của Chính Hữu, người đọc ấn tượng bởi những nét đẹp giản dị, đời thường, thấm đượm tình cảm đồng chí, đồng đội sâu sắc của những người lính chống Pháp từ những buổi đầu kháng chiến.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 15

Chính Hữu nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, các tác phẩm của ông tập trung miêu tả về người lính và chiến tranh. Số lượng tác phẩm của ông để lại không nhiều, nhưng chỉ với bài thơ Đồng chí cũng đã đủ để khẳng định vai trò, vị trí của ông trong nền văn học dân tộc.

Mở bài phân tích bài thơ Đồng chí – Mẫu 16

Trong bài thơ Đất nước Nguyễn Đình Thi đã viết:

Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng

Hình ảnh người chiến sĩ áo vải hiện lên vô cùng đẹp đẽ. Họ – những con người bình dị, mộc mạc, nhưng chính họ là người đã làm nên đất nước. Trong dòng chảy văn học kháng chiến chống Pháp, hình ảnh người lính không ngang tàng, hóm hỉnh như kháng chiến chống Mĩ, nhưng lại mang trong mình nét chất phác, giản dị và hơn hết là tình yêu đất nước tha thiết. Vẻ đẹp tâm hồn đó đã đã Chính Hữu khắc họa rõ nét trong bài thơ Đồng chí.

2. Mở bài phân tích hình ảnh người lính – 13 mẫu

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 1

Bài thơ Đồng chí được Chính Hữu sáng tác vào năm 1948, đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất nhiều thiếu thốn. Qua tác phẩm, Chính Hữu đã khắc họa lên hình tượng người chiến sĩ bộ đội cụ Hồ xuất thân từ nông dân với tình cảm keo sơn gắn bó và ý chí vượt qua khó khăn.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 2

Viết về tình cảm đồng chí đồng đội trong những năm kháng chiến đã có những bài thơ rất hay, rất xuất sắc. Và trong chùm những tác phẩm ấy ta cũng không thể không nhắc đến bài thơ Đồng chí của Chính Hữu. Với ngôn ngữ bình dị, cách diễn đạt đặc biệt đã đem đến cho đề tài này một bài thơ mới lạ, độc đáo. Hình ảnh người lính hiện lên thật gần gũi, thân thương và cũng biết bao tự hào.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 3

Chính Hữu là nhà thơ tiêu biểu, trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp lần hai. Với phong cách thơ nhỏ nhẹ, đằm thắm, trữ tình thiết tha, Chính Hữu để lại rất nhiều những bài thơ hay, độc đáo cho nền văn học dân tộc. Tập thơ “Đầu súng trăng treo” với bài thơ “Đồng chí” là một trong những thi phẩm xuất sắc, điển hình, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Chính Hữu. Qua bài thơ về tình đồng chí, hiện lên vẻ đẹp bình dị cao cả của người lính cách mạng, anh vệ quốc quân năm xưa. Bài thơ là bức chân dung đẹp về người lính cụ Hồ.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 4

Hình ảnh người lính trong kháng chiến luôn là một đề tài bất tận của thơ ca kháng chiến. Ở mỗi một thời kỳ, họ lại hiện lên với những vẻ đẹp khác nhau, có lúc thì sôi nổi, trẻ trung, khi thì hào hoa, lãng mạn. Đến với Chính Hữu, chúng ta bắt gặp hình ảnh của người lính nông dân chân chất và mộc mạc trong kháng chiến chống Pháp. Hình ảnh đấy được thể hiện hết sức sâu sắc và cảm động trong bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 5

Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đã trở thành một đề tài được nhiều người lựa chọn để đưa vào thơ ca của mình, nhưng đối với “Đồng chí” của Chính Hữu đó là hình ảnh của người lính giống như bức tượng đài về tình đồng chí, đồng đội cùng chung cảnh ngộ, chung lý tưởng cách mạng.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 6

Bài thơ thiên về khai thác đời sống nội tâm, tình cảm người lính, vẻ đẹp của “Đồng chí” là vẻ đẹp của đời sống tâm hồn người lính mà nơi phát ra vầng ánh sáng lung linh nhất là mối tình đồng đội, đồng chí hoà quyện vào tình giai cấp.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 7

Đề tài người lính trong chiến đấu luôn là một đề tài bất tận của thơ ca kháng chiến. Hình ảnh người lính trong cảm nhận của mỗi nhà thơ có sự khác nhau. Với Chính Hữu, người lính hiện lên hết sức giản dị, mộc mạc nhưng có một tâm hồn cao đẹp, họ có chung một tình dân tộc, cùng lý tưởng chiến đấu. Hình ảnh đấy được thể hiện hết sức sâu sắc và cảm động trong bài thơ “Đồng chí” sáng tác năm 1948.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 8

Chính Hữu là một nhà thơ rất nổi tiếng chuyên viết về đề tài người lính và chiến tranh. Những tác phẩm ông để lại đều được đánh giá rất cao và rất thành công. Trong bài thơ “Đồng Chí”, Chính Hữu đã khắc hoạ thành công cái chất hiền lành, tình nghĩa mộc mạc mà dung dị cũng như tình đồng chí, đồng đội…

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 9

Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong quân đội. Thơ ông tuy không nhiều nhưng thường viết về người lính và chiến tranh với nhiều cảm xúc dồn nén, vừa bình dị, vừa thiết tha. Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của ông là bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ mang vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội giản dị, mộc mạc mà sâu sắc của những người lính cách mạng trong những tháng ngày kháng chiến gian lao.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 10

Nhà thơ Chính Hữu được biết đến là nhà thơ của những người lính, một trong những tác phẩm có giá trị lớn nhất là bài thơ “Đồng chí”. Bài thơ sáng tác năm 1948, nội dung bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí ấy được thể hiện rõ nét đầy chất lãng mạn qua khổ thơ cuối.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 11

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng viết về hình ảnh người lính, về tình đồng đội. Nhưng một trong những thi phẩm xuất sắc nhất phải nói đến là “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu mà sau này được nhạc sĩ Minh Quốc phổ nhạc, thành bài hát “Tình đồng chí”.

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 12

Bài thơ Đồng chí đã khắc họa và đẹp bình dị mà cao cả của người lính vệ quốc quân trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp để từ đó tác giả kín đáo bộc lộ thái độ ngợi ca tình cảm đồng chí, đồng đội giữa họ. Vẻ đẹp hình tượng anh bộ đội cụ Hồ cùng với mối tình gắn bó sâu sắc của họ đã được nhà thơ miêu tả và ngợi ca đầy ấn tượng…

Mở bài phân tích hình ảnh người lính trong Đồng Chí – Mẫu 13

Người lính nông dân đi vào thi ca và mang tất cả vẻ đẹp có thật của họ làm cảm động lòng người, mà ta từng gặp trong ngôi “đền thiêng” Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, trong Nhớ của Hồng Nguyên …

3. Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí – 10 mẫu

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 1

Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ hay nhất về tình đồng đội, đồng chí của các anh bộ đội cụ hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Với cảm nhận tinh tế, tác giả Chính Hữu – một nhà thơ, chiến sĩ đã xúc động mà sáng tác ra bài thơ. Tình đồng chí đồng đội sâu nặng dù trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn được thể hiện rõ nhất trong bảy câu thơ đầu của bài thơ.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 2

Hai câu thơ đầu cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ rất trẻ, như đang tâm sự cùng nhau. Giọng điệu tâm tình của một tình bạn thân thiết:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua,

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 3

Tình đồng chí, đồng đội cao quý, trong sáng mà không kém phần thiêng liêng của những người lính được tác giả Chính Hữu tái hiện đầy sinh động trong bài thơ Đồng chí. Trong bảy câu thơ mở đầu, tác giả đã nói về nguồn gốc xuất thân của những người lính. Họ vốn là những con người hoàn toàn xa lạ nhưng lại gắn kết với nhau bởi chiến tranh, cùng chung lí tưởng đó chính là đấu tranh cho độc lập, cho tự do.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 4

Chính Hữu quê ở Hà Tĩnh là nhà thơ chiến sĩ viết về người lính và hai cuộc chiến tranh, đặc biệt tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội và tình yêu quê hương. Tác phẩm “Đồng Chí” được viết vào năm 1948, in trong tập “Đầu súng trăng treo” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. Ở bảy câu thơ đầu, tác giả đã cho chúng ta thấy cơ sở để hình thành nên tình đồng chí đồng đội của những người lính cách mạng.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 5

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ thông qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 6

Mỗi khi đọc bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu có lẽ không ai trong chúng ta không cảm nhận được tình cảm đồng đội đồng chí chân thành và sâu sắc. Đặc biệt điều đó đã được thể hiện ngày ở bảy câu thơ đầu tiên.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 7

Tình đồng đội, đồng chí đã được Chính Hữu khắc họa cụ thể và sinh động qua bài thơ Đồng Chí. Trong đó, bảy câu thơ đầu đã cho người đọc thấy được xuất thân cũng như quá trình hình thành tình đồng chí.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 8

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!”

Qua bảy câu thơ đầu bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã cho người đọc thấy cơ sở của tình đồng đội, đồng chí.

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 9

Đến với bảy câu thơ đầu trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã lý giải cho người đọc những cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

Mở bài cảm nhận 7 câu thơ đầu Đồng Chí – Mẫu 10

“Đồng chí” – một tác phẩm xuất sắc viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Đến với bảy câu thơ đầu tiên, người đọc đã thấy được cơ sở hình thành của tình đồng đội, đồng chí.

4. Mở bài phân tích khổ cuối bài thơ Đồng Chí (7 mẫu)

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 1

Là người lính thuộc trung đoàn thủ đô rồi trở thành nhà thơ quân đội, Chính Hữu chủ yếu viết về người lính và hai cuộc kháng chiến. Đồng chí được sáng tác năm 1948, là bài thơ thành công nhất của ông. Cả bài thơ thể hiện rõ tình đồng đội, đồng chí gắn bó keo sơn của những chiến sĩ quân đội nhân dân trong thời kì kháng chiến.

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 2

Đề tài người lính và chiến tranh luôn là một đề tài thu hút rất nhiều cây bút. Có rất nhiều tác giả viết hay viết cảm xúc về nó. Thế nhưng Chính Hữu với một cái nhìn mới, một cách khai thác mới đã mang đến cho người đọc nhiều tình cảm sâu sắc. Đó có thể là những dư âm còn lắng đọng mãi trong những câu cuối bài thơ “Đồng chí” như một khúc ngân giữa bản nhạc trầm lắng hào hùng về tình đồng đội ấy.

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 3

Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. ở truyền thuyết “Chú cuội cung trăng” hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hun kết tinh thành hình ảnh “đầu súng trăng treo” rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 4

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Đề tài thành công của ông là đề tài về người lính và tiêu biểu là bài thơ Đồng chí. Bài thơ ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 5

Đồng chí! Ôi tiếng gọi nghe sao mà thân thiết nghĩa tình đến vậy! Là một nhà thơ – chiến sĩ, với ngòi bút vừa hiện thực vừa lãng mạn, Chính Hữu đã viết bài thơ Đồng chí với tất cả cảm xúc chân thành nhất của mình. Bài thơ hay khép lại bằng những hình ảnh thật đẹp và đầy ấn tượng.

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 6

Trong vô số những bài thơ, tác phẩm viết về hình ảnh và cuộc sống của những người lính cách mạng thì bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu được xem là một trong những áng thơ tiêu biểu nhất viết về người nông dân mặc áo lính, cầm súng chiến đấu chống lại thực dân Pháp xâm lược. Trải qua biết bao năm tháng, thế hệ, thế nhưng bài thơ trên vẫn luôn được độc giả dành một tình cảm lớn lao, trân trọng.

Mở bài phân tích khổ cuối bài Đồng Chí – Mẫu 7

Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ đầy gian khổ, đau thương nhưng không kém phần hào hùng. Và một câu hỏi đặt ra ở đây là vì sao một đất nước nhỏ bé, lạc hậu như Việt Nam lại có thể đương đầu và giành chiến thắng vẻ vang trước hai cường quốc sừng sỏ, hùng mạnh như Pháp và Mĩ. Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam thì chẳng thể nói hết được bằng lời. Đặc biệt, để tạo được sức mạnh lớn như vậy trong chiến đấu là vì con người Việt Nam biết đoàn kết, biết hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong chiến tranh. Bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu đã thể hiện được tương quan đoàn kết đầy đặc biệt giữa những người lính – cơ sở sức mạnh của kháng chiến.

Trên đây TaiLieuViet đã hướng dẫn các bạn học sinh Mở bài Đồng Chí Chính Hữu, chắc chắn các bạn học sinh đã phần nào hiểu được nội dung tư tưởng tác phẩm, ngoài bài viết này, chúng tôi còn giới thiệu đến các bạn một số bài viết khác trong những bài văn mẫu 9 có liên quan đến tác phẩm như: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Thuyết minh về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, Soạn bài lớp 9: Đồng Chí, Soạn Văn 9: Đồng chí ….các bạn cùng tham khảo.

  • Mở bài Bài thơ về Tiểu đội xe không kính

……………………………………………………………..

Ngoài Mở bài Đồng Chí Chính Hữu. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Mở bài kết bài Văn 9, Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán 9, Văn 9, Anh 9, Hóa 9, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt