Chúng tôi xin giới thiệu bài Mạch cảm xúc của bài thơ Nói với con được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Câu hỏi: Mạch cảm xúc của bài thơ nói với con
Trả lời:
– Mạch cảm xúc của bài thơ nói với con là
Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, bộc lộ niềm tự hào về sức sống bền bỉ của quê hương mình.
– Bài thơ đi từ tình cảm gia đình mà mở rộng ra là tình cảm quê hương, từ những kỷ niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống. Cảm xúc, chủ đề của bài thơ được bộ lộ, dẫn dắt một cách tự nhiên, có tầm khái quát nhưng vẫn thấm thía.
Mục Lục
Toggle1. Lời bài thơ Nói với con
Nói với con – Y Phương
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Nói với con
Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước mới hòa bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn. Từ hiện thực ấy nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên chính mình đồng thời nhắc nhở con cái sau này.
3. Giá trị nội dung bài thơ Nói với con
Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Theo năm tháng, người con cứ lớn dần lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con. Cách nói rất sinh động: “Chân phải…”, “Chân trái”, “Một bước…”, “Hai bước,…” vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dưỡng con lớn lên.
Con không chỉ lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ, con còn được lớn lên trong tình yêu thương của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Bằng cách vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi, tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Với những hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình như: Đan lờ cái nan hoa / Vách nhà ken câu hát / Rừng cho hoa! Con đường cho những tấm lòng, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của người miền núi. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn, về niềm yêu quý, tự hào đối với quê hương và gia đình.
Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương
Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương, tác giả muốn mượn lời người cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. Đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua những lời tâm tình của người cha. Đó là cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thi cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trên thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người cha muốn con thấy được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, muốn con hiểu được rằng mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình cằn cỗi và hiểm trở, nhưng trên mảnh đất đó những người đồng mình đã can trường, dũng cảm, có ý chí vượt qua thác ghềnh để xây dựng quê hương. Bởi vậy, người cha muốn con hãy biết yêu thương những con người tuy thô sơ da thịt nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bàn làng, quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục”.
Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của bản làng, quê hương. Nhà thơ cũng muốn nhắc nhở con không được quên cội nguồn, không được đánh mất mình, phải biết thương yêu quê hương gian lao, vất vả, biết tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người quê hương, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.
4. Giá trị nghệ thuật bài thơ Nói với con
– Thể thơ tự do, các hình ảnh thơ đẹp, sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc,…
– Nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc chiết rành rột, lúc mạnh mẽ âm vang – > lời khuyên của cha thấm sâu vào con.
– Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều ý nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo sinh động mang đậm bản sắc thơ ca miền núi cũng là những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.
5. Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nói với con
Nếu ai yêu thơ của Y Phương thì hẳn sẽ không thể nào không biết đến bài thơ “Nói với con” của ông. Bài thơ với những vần thơ chan chứa tình cảm, nhẹ nhàng và từ ái của chính người cha với đứa con của mình như rót vào lòng người đọc những cảm xúc khác nhau. Nhan đề của bài thơ chỉ có 3 từ đơn giản ấy nhưng lại chứa đựng ý nghĩa, bức thông điệp vô cùng sâu sắc, đáng suy ngẫm của tác giả gửi đến người đọc. “Nói với con”, nhan đề không khỏi khiến ta tưởng tượng ra hình ảnh người cha đang nhìn đứa con của mình với ánh mắt đong đầy yêu thương, thật ôn nhu và dịu dàng nói với nó những điều về cuộc sống. Lời thơ như tâm tình, như lời dạy bảo tận tình đi sâu vào tâm khảm bạn đọc, cùng nhan đề bài thơ, ta chợt hiểu ra rằng Y Phương đã gửi vào trong đó lời nhắn nhủ, hi vọng thế hệ sau (người con) có thể tiếp tục tiếp nối, phát huy và giữ vững truyền thống tốt đẹp của tổ tiên mình, của quê hương, đất nước. Không chỉ vậy, còn cần phải biết rõ cội nguồn của mình, từ đó sống sao cho xứng đáng, cho phù hợp, tốt đẹp. Nhan đề bài thơ đã khái quát được ý nghĩa của toàn bài thơ, mạch cảm xúc của bài, dòng chảy cảm xúc và ý nghĩ đi từ những gì nhỏ bé đời thường nhất – đi từ gia đình – rồi mới đến những gì lớn lao, to lớn – quê hương, đất nước. Ấy cũng chính là lẽ sống mà chúng ta cần phải ghi nhớ và thực hiện trong cuộc đời này.
—————————————
Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Mạch cảm xúc của bài thơ Nói với con. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)