Lý thuyết Vật lý 9 Bài 15 Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụđược TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

  • Bộ đề thi học kì 1 môn Vật lý lớp 9
  • Bài tập vận dụng định luật Ôm
  • Bài tập về công suất điện và điện năng
  • Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 9 môn Vật lý

I. Tóm tắt lý thuyết

Công suất định mức của các dụng cụ điện

– Công suất điện của dụng cụ khi hoạt động bình thường được gọi là công suất định mức của dụng cụ đó.

Trên mỗi dụng cụ thường ghi: Hiệu điện thế định mức và công suất định mức

– Ý nghĩa của công suất:

+ Công suất định mức cho biết giới hạn khi sử dụng dụng cụ đó

+ Công suất càng lớn dụng cụ điện hoạt động càng mạnh

Ví dụ: Một bóng đèn có ghi 220V – 40W có nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi sử dụng nguồn điện 220V và công suất điện qua bóng đèn là 40W

– Công thức công suất: P=U.I

+ P là công suất (W)

+ U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

+ I là cường độ dòng điện giữa hai đầu đoạn mạch

– Từ công thức công suất, khi đề bài cho điện trở ta có thể tính công suất theo công thức:

P=frac{{{U}^{2}}}{R}={{I}^{2}}.R=frac{A}{t}

– Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì công suất tỉ lệ thuận với điện trở:

dfrac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}=dfrac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}

III. Mẫu báo cáo

THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH CÔNG SUẤT CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN

Họ và tên: ………………..                                            Lớp: …………………………

1. Trả lời câu hỏi

a. Công suất P của một dụng cụ điện hoặc một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I bằng hệ thức nào?

Hướng dẫn trả lời

Công suất P của một dụng cụ điện hoặc một đoạn mạch liên hệ với hiệu điện thế U và cường độ dòng điện I bằng hệ thức

P=U.I

b. Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo?

Hướng dẫn trả lời

  • Đo bằng hiệu điện thế
  • Cách mắc vôn kế trong mạch: Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế sao cho chiều dương của vôn kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện, chiều âm của vôn kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện

c. Đo cường độ dòng điện bằng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ này như thế nào vào đoạn mạch cần đo?

Hướng dẫn trả lời

  • Đo bằng cường độ dòng điện bằng ampe kế
  • Cách mắc vampe kế trong mạch: Mắc ampe kế nối tiếp với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện sao cho chiều dương của ampe kế được mắc về phía cực dương của nguồn điện, chiều âm của ampe kế được mắc về phía cực âm của nguồn điện

Lần đo

Hiệu điện thế (V)

Cường độ dòng điện

(A)

Công suất của bóng đèn (W)
1 U_1=1 I_1=0,55 P_1=0,55
2 U_2=1,5 I_2=0,83 P_2=1,275
3 U_3=2 I_3=1,11 P_3=2,22

Nhận xét: Khi hiệu điện thế hai đầu bóng đèn tăng thì công suất bóng đèn tăng và ngược lại khi hiệu điện thế hai đầu bóng đèn giảm thì sông suất bóng đèn giảm.

3. Xác định công suất của quạt điện

Lần đo

Hiệu điện thế (V)

Cường độ dòng điện

(A)

Công suất của bóng đèn (W)
1 U_1=2,5 I_1=0,31 P_1=0,775
2 U_2=2,5 I_2=0,32 P_2=0,8
3 U_3=2 I_3=0,34 P_3=2,22P_3=0,85

Công suất trung bình của quạt điện là:

P_{tb}=dfrac{P_1+P_2+P_3}{3}=dfrac{0,775+0,8+0,85}{3}=0,808(W)

II. Trắc nghiệm Vật lý 9

Câu 1: Công suất điện cho biết điều gì?

A. khả năng thực hiện công của dòng điện.

B. năng lượng của dòng điện.

C. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.

D. mức độ mạnh – yếu của dòng điện.

Đáp án: C

Câu 2: Công thức liên hệ công suất của dòng điện, cường độ dòng điện, trên một đoạn mạch giữa hai đầu có hiệu điện thế U là:

A. P=U.I

B.P = frac{U}{I}

C.P = frac{I}{U}

D.P = frac{U^2}{I}

Đáp án: A
Câu 3: Dụng cụ trong gia đình thường có ghi 220V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?

A. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.

B. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

C. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

D. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220V.

Đáp án: B
Câu 4: Trên bóng đèn có ghi 6V – 3W. Khi đèn sáng bình thường thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ là bao nhiêu?

A. 0,5A

B. 2A

C. 18A

D. 1,5A

Đáp án: A
Câu 5: Trên bàn là có ghi 220V – 1100W. Khi bàn là này hoạt động bình thường thì nó có điện trở là bao nhiêu?

A. 0,2 Ω

B. 5 Ω

C. 44 Ω

D. 5500 Ω

Đáp án: C
Câu 6: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua điện trở có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở này không thể tính bằng công thức:

A.  P = RI2

B. P = UI

C.P = frac{{{U^2}}}{R}

D. P = R2I

Đáp án: B
Câu 7: Trên một bóng đèn có ghi: 3V-3W, điện trở của bóng đèn là bao nhiêu?

A.

B.

C.

D. 12Ω

Đáp án: B
Câu 8: Khi nối hai cực của nguồn điện với một mạch ngoài thì công do nguồn điện sinh ra trong thời gian một phút là 720J. Công suất của nguồn điện bằng

A. 4,2W

B. 12W

C. 1,2W

D. 42W

Đáp án: B
Câu 9: Một ấm điện có ghi 120V – 480W, người ta sử dụng nguồn điện có hiệu điện thế 120V để đun nước. Điện trở của ấm là bao nhiêu?

A.30Ω

B. 0,25Ω

C. 30Ω

D. 0,25Ω

Đáp án: A
Câu 10: Trên bóng đèn có ghi 220V – 55W. Tính điện trở của bóng đèn khi nó hoạt động bình thường?

A. 880Ω

B. 8800Ω

C. 88000Ω

D. 88Ω

Đáp án: A

———————————————————

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9,Giải bài tập môn Vật lý lớp 9,Giải vở bài tập Vật Lý 9,Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9 và đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.