Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 30: Di truyền học với con người

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 30: Di truyền học với con người được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

Những hiểu biết về di truyền học người giúp con người bảo vệ mình và bảo vệ tương lai di truyền loài người thông qua những lĩnh vực:

I. DI TRUYỀN HỌC TƯ VẤN

– Di truyền học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền cùng với nghiên cứu phả hệ.

– Di truyền học tư vấn có chức năng: chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên về khả năng mắc bệnh, tật di truyền ở đời con, có nên kết hôn hoặc tiếp tục sinh con không.

II. DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Di truyền học với hôn nhân

– Di truyền học là cơ sở khoa học cho các quy định trong luật hôn nhân và gia đình:

  • Những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời không được kết hôn với nhau, việc kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại biểu hiện ở cơ thể đồng hợp,20 – 30% số con của những cặp vợ chồng kết hôn gần bị chết hoặc mang các tật di truyền bẩm sinh.
  • Hôn nhân một vợ một chồng để cân bằng tỉ lệ nam nữ.
  • Không chẩn đoán giới tính thai của thai nhi để đảm bảo cân bằng tỷ lệ giới tính theo độ tuổi.

2. Di truyền học và kế hoạch hóa gia đình

– Để đảm bảo cho xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc, kế hoạch hóa gia đình được xem như là quốc sách.

  • Độ tuổi thích hợp để sinh con là 24 – 34, vì lúc này cơ thể đang hoàn thiện về mặt thể chất và tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản ổn định nhất → con sinh ra khỏe mạnh.
  • Các bà mẹ không nên sinh con sau 35 tuổi, khi đó cơ thể bắt đầu lão hóa, sức khỏe sinh sản giảm sút → dễ dẫn đến các rối loạn di truyền gây ra các bệnh tật di truyền cho con.
  • Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1 – 2 con, các lần sinh con không nên quá gần nhau: nên cách nhau tầm 5 năm → đảm bảo cuộc sống gia đình và sự chăm sóc cho trẻ được đầy đủ nhất.

III. HẬU QUẢ DI TRUYỀN DO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 30: Di truyền học với con người

– Các tác nhân vật lý, hóa học trong tự nhiên hoặc do con người gây ra → tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các chất phóng xạ, chất độc hóa học trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… → đột biến gen, đột biến NST → các bệnh và tật di truyền.

IV. TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 9

Câu 1: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Chẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 2: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là?

A. Di truyền học.

B. Di truyền học Người.

C. Di truyền Y học.

D. Di truyền Y học tư vấn.

Câu 3: Di truyền y học tư vấn có nhiệm vụ

A. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ ở thế hệ sau.

B. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và cách chữa trị có xuất hiện ở đời sau.

C. Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

D. Chẩn đoán về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu ở đời sau.

Câu 4: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra

A. Tính chất của nước ối.

B. Tế bào tử cung của người mẹ.

C. Tế bào phôi bong ra trong nước ối.

D. Nhóm máu của thai nhi.

Câu 5: Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường là gì?

A. Các chất đồng vị phóng xạ xâm nhập vào cơ thể, tích lũy trong mô xương, mô máu, tuyến sinh dục…sẽ gây ung thư máu , các khối u và đột biến

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về chức năng của y học di truyền tư vấn?

A. Chẩn đoán

B. Cho lời khuyên liên quan đến các bệnh và tật di truyền

C. Cung cấp thông tin

D. Điều trị các bệnh, tật di truyền

Câu 7: Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được lấy nhau?

A. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở con của họ sẽ tăng lên rõ rệt

B. Nếu lấy nhau sẽ bị dư luận xã hội không đồng tình

C. Nếu lấy nhau thì vi phạm luật hôn nhân và gia đình

D. Cả A và C

Câu 8: Tại sao không sinh con ở độ tuổi ngoài 35?

A. Phụ nữ sinh con ngoài tuổi 35 thì đứa con dễ bị mắc bệnh tật di truyền (như bệnh Đao)

B. Khi con lớn, bố mẹ đã già không đủ cứ lực đầu tư cho con phát triển tốt

C. Chăm sóc con nhỏ ở người đứng tuổi không phù hợp về thể lực và sức chịu đựng

D. Cả A và B

Câu 9: Hai người được sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh thì có nên kết hôn với nhau không?

A. Không nên kết hôn với nhau

B. Nếu kết hôn thì không nên sinh con để tránh có con câm điếc (xác suất tới 25%)

C. Nếu tìm đối tượng khác để kết hôn thì phải tránh những gia đình có con câm điếc

D. Cả A, B và C

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc các bệnh, tật di truyền là

A. Khói thải từ các khu công nghiệp

B. Sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra

C. Các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra

D. Nguồn lây lan các dịch bệnh

Câu 11: Xét về mặt di truyền học hãy giải thích nguyên nhân vì sao những người có cùng huyết thống trong vòng 3 đời thì không được lấy nhau? (chọn phương án đúng nhất)?

A. Dư luận xã hội không đồng tình.

B. Vì vi phạm luật hôn nhân gia đình.

C. Nếu lấy nhau thì khả năng bị dị tật ở đời con cao do các gen lặn có cơ hội tổ hợp thành thể đột biến, biểu hiện thành các kiểu hình có hại.

D. Cả A và B đúng.

Câu 12: Theo nghiên cứu di truyền ở người phương pháp di truyền tế bào là phương pháp?

A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.

B. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.

C. Phân tích tế bào học bộ nhiễm sắc thể của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.

D. Tìm hiểu cơ chế phân bào.

Câu 13: Lí do nào dưới đây không phải là khó khăn đối với nghiên cứu di truyền học ở người?

A. Các lí do thuộc phạm vi xã hội và đạo đức.

B. Không tuân theo các quy luật di truyền.

C. Số lượng NST lớn, kích thước nhỏ, cấu trúc của vật chất di truyền ở mức phân tử phức tạp, có nhiều vấn đề chưa được biết một cách tường tận.

D. Khả năng sinh sản của loài người chậm và ít con.

Câu 14: Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở?

A. Cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hóa sinh.

C. Xét nghiệm, chẩn đoán trước sinh.

D. Cả A, B và C đúng.

Câu 15: Chỉ số IQ được xác định bằng?

A. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học.

B. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi sinh học chia cho tuổi khôn và nhân với 100.

C. Số trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100.

D. Tổng trung bình của các lời giải được tính thống kê theo tuổi khôn chia cho tuổi sinh học và nhân 100.

Đáp án

Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: C Câu 4: C Câu 5: D Câu 6: D Câu 7: D Câu 8: D
Câu 9: D Câu 10: C Câu 11: C Câu 12: C Câu 13: B Câu 14: D Câu 15: B

Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu:Sinh học lớp 9,Giải Vở BT Sinh Học 9,Chuyên đề Sinh học 9,Giải bài tập Sinh học 9,Tài liệu học tập lớp 9