Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 10 sách KNTT. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Yêu cầu cần đạt

– Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.

– Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.

– Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.

II. Chuẩn bị

1. Dụng cụ

– Kim mổ hay kim mũi mác, kéo nhỏ, panh, dao mổ hoặc dao lam, lam kính, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, đĩa Petri, đèn cồn hoặc bếp điện.

2. Hóa chất

– Nước cất, dung dịch cố định các kì của nguyên phân, thuốc nhuộm acetocarmine 2%, glacial acetic acid 45%, dung dịch nhược trương KCl 0,56 M.

– Lưu ý: Dung dịch cố định các kì của nguyên phân được pha theo tỉ lệ: 3 thể tích ethanol : 1 thể tích acetic acid (75 mL ethanol : 25 mL glacial acetic acid).

3. Mẫu vật

– Rễ cây (hành tây, hành ta, tỏi, lay ơn, khoai môn).

– Châu chấu lúa ( Oxya chinensis ): con đực.

– Tùy điều kiện, có thể chọn mẫu vật khác dễ kiếm, dễ làm, dễ quan sát NST như hoa hành,…

III. Cách tiến hành

1. Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào

Bước 1: Cố định mẫu

– Cắt các đầu rễ hành (khoảng 5 mm từ đầu rễ).

– Ngâm đầu rễ hành trong dung dịch cố định carnoy ít nhất 24 giờ.

Bước 2: Nhuộm mẫu vật

– Dùng panh gắp đầu rễ hành sang ống nghiệm đựng thuốc nhuộm acetocarmine 2%.

– Đun nóng nhẹ (không đun sôi) ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm khoảng 5 – 8 phút.

Bước 3: Làm tiêu bản

– Dùng panh gắp một đầu rễ hành đặt lên giữa lam kính.

– Dùng dao mổ hoặc dao lam cắt lấy một phần rễ (ở vị trí cách đầu chóp rễ khoảng 3 mm – vị trí có nhiều tế bào phân chia).

– Nhỏ một giọt nước cất lên đầu rễ rồi đậy lamen. Đặt lam kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.

– Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuôi gỗ của kim mổ gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

– Đặt lam kính lên kính hiển vi và quan sát tiêu bản, ở vật kính 10× để tìm vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

– Quan sát tiêu bản ở vật kính 40× để nhận dạng tế bào tại các kì khác nhau của nguyên phân.

– Quan sát, nhận biết và vẽ các kì của nguyên phân vào vở.

2. Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào

– Cắt bỏ cánh, mổ bụng từ phía lưng.

– Dùng kim mổ/panh gắp các ống sinh tinh (các ống trắng đục) sang đĩa Petri chứa dung dịch nhược trương KCl.

– Loại bỏ các phần mỡ màu vàng bám xung quanh các ống sinh tinh.

Bước 2: Cố định mẫu

– Chuyển các ống sinh tinh vào ống nghiệm hoặc lọ đựng dung dịch cố định camoy và ngâm trong 24 giờ.

Bước 3: Làm tiêu bản

– Dùng panh gắp một đoạn ống sinh tinh từ dung dịch cố định, đặt lên giữa lam kính.

– Nhỏ lên đó một giọt thuốc nhuộm acetocarmine 2% và một giọt glacial acetic acid để làm mềm mô rồi đậy lamen.

– Đặt lam kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.

– Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuôi gỗ của kim mổ gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

– Quan sát tiêu bản (cách quan sát tương tự như nguyên phân).

– Nhận biết và vẽ các kì của giảm phân vào vở.

IV. Thu hoạch

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:

lý thuyết sinh 10

—————————————–

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Sinh học lớp 10 bài 18: Thực hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Sinh học 10,Giải bài tập Sinh học lớp 10, Giải Vở BT Sinh Học 10,Sinh học 10 Cánh Diều, Sinh học 10 Chân trời sáng tạo, Tài liệu học tập lớp 10.