Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 7: Tính chất hóa học của bazơ được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

  • Đề kiểm tra học kì I lớp 9 môn Hóa học – Đề 1

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

– Bazơ là hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (OH).

– Hóa trị của kim loại bằng số nhóm hidroxit

– Tên bazơ = tên kim loại (thêm hóa trị, nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

Ví dụ:

NaOH: Natri hiđroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit

– Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

+ Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm):

Ví dụ: NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

+ Những bazơ không tan:

Ví dụ: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Tác dụng với chất chỉ thị

– Làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

– Làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu đỏ

2. Tác dụng với oxit axit

– Dung dịch bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

Ví dụ:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O

6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2O

3. Tác dụng với axit

– Bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước

Ví dụ: Ca(OH)2 + 2HCl → CaCl2 + 2H2O

4. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy

Ví dụ: Cu(OH)2xrightarrow{{{t}^{o}}} CuO + H2O

màu xanh màu đen

NaOH không bị nhiệt phân vì NaOH tan.

……………………………………..

Mời các bạn tham khảo bài tập Hóa học 9: Giải bài tập trang 25 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của Bazơ

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 7. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Hóa học lớp 9,Giải bài tập Hóa học 9,Giải sách bài tập Hóa 9,Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9 và đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.