Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 3: Tính chất hóa học của axit được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

  • Tính chất hóa học của axit dễ nhớ nhất
  • Đề cương ôn tập tổng kết cuối năm môn Hóa học lớp 8

I. Phân loại axit

Dựa vào tính chất hóa học, phân loại thành:

Axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,…

Axit trung bình: H3PO4

Axit yếu: H2CO3, H2SO3,…

Axit là hợp chất mà cấu tạo gồm có một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với một gốc axit

II. Tính chất hóa học của axit

1. Axit làm đổi màu chất chỉ thị

– Dung dịch axit làm quỳ chuyển thành màu đỏ

2. Axit tác dụng với kim loại

– Dung dịch axit tác dụng được với một số kim loại (trừ Cu, Ag, Au, Pt) tạo thành muối và giải phóng khí H2

Dãy hoạt động hóa học

K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au

Điều kiện: kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại thì tác dụng với axit.

Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Cu + HCl => không phản ứng

Dung dịch axit HNO3 và H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2 (tính chất này sẽ được tìm hiểu ở chương trình THPT).

3. Axit tác dụng với bazơ

– Axit tác dụng với bazơ tạo muối và nước

Ví dụ:

2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

4.  Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

5. Axit tác dụng với muối

* Điều kiện xảy ra phản ứng: thỏa mãn 1 trong 3 điều kiện sau

+ Tạo ra chất khí

+ Tạo ra kết tủa

+ Tạo ra nước (hoặc axit yếu)

Ví dụ:

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

BaCO3 + HCl –> BaCl2 + H2CO3

Thực tế vì H2CO3 không bền => bị phân hủy luôn tạo thành CO2 và H2O nên phương trình đúng là

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

NaCl không phản ứng với axit H3PO4 vì không tạo ra kết tủa, chất khí hay axit yếu.

III. Axit mạnh, axit yếu

– Axit chia làm 2 loại là axit mạnh và axit yếu

+ Axit mạnh: HNO3, H2SO4, HCl

+ Axit yếu: H2CO3, H2SO3, H3PO4, H2S

IV. Phương pháp điều chế trực tiếp

1.  Đối với axit có oxi

Oxi axit + nước → axit tương ứng

N2O5 + H2O → 2HNO3

SO3 + H2O → H2SO4

Axit + muối → muối mới + axit mới

BaCl + H2SO4 → BaSO4 + HCl

Một số PK rắn → axit có tính oxi hóa mạnh

2. Đối với axit không có oxi

Phi kim + H2 → hợp chất khí (Hòa tan trong nước thành dung dịch axit)

Halogen (F2, Cl2, Br2,…) + nước

2F2 + 2H2O → 4HF + O2

Muối + Axit → muối mới + axit mới

Ví dụ: Na2S + H2SO4 → H2S ↑ + Na2SO4

……………………………………..

Mời các bạn tham khảo bài tập Hóa học 9: Giải bài tập trang 14 SGK Hóa lớp 9: Tính chất hóa học của axit

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Hóa học lớp 9 bài 3. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Hóa học lớp 9,Giải bài tập Hóa học 9,Giải sách bài tập Hóa 9,Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9 và đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.