Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Hóa lớp 10 bài 4: Ôn tập chương 1 được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1. Hạt nhân

a. Hạt neutron

– Khối lượng = 1,6748.10-27kg

– Neutron không mang điện tích.

b. Hạt proton

– Proton mang điện tích 1+

Có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

– Có khối lượng = 1,6726.10-27kg

– Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử

Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron

Ví dụ: Nguyên tử Na có: Z =11 → Nguyên tử Na có 11 proton và 11 electron.

2. Vỏ nguyên tử

a. Hạt electron

– Khối lượng = 9,1094.10-31 kg

– Điện tích 1- và bằng -1,602.10-19C

b. Một số nguyên lý

– Nguyên lý vững bền: Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt các obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.

– Nguyên lý Pauli: Trên 1 obitan có tối đa 2e và 2e này chuyển động tự quay khác chiều nhau:

– Quy tắc Hund: Trong 1 phân lớp, các electron sẽ phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và có chiều tự quay giống nhau.

Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Số electron 1,2,3 4 5,6,7 8
Loại nguyên tố Kim loại kim loại hoặc phi kim Phi kim khí hiếm

3. Nguyên tố Hóa học

a. Số khối A = số proton Z + số nơtron N. Một cách gần đúng, về trị số số khối bằng nguyên tử khối. Vì khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng của các proton, các nơtron, các electron. Nhưng khối lượng của các electron quá nhỏ so với khối lượng hạt nhân, nên đã bỏ qua.

– Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

b. Kí hiệu nguyên tử: {}_Z^AX

X: Nguyên tố hóa học

A: Số khối của nguyên tố X

Z: Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X

– Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học có thể có số khối khác nhau vì hạt nhân của các nguyên tử đó có số proton như nhau nhưng có thể có số nơtron khác nhau.

c. Các đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.

→ A của các đồng vị sẽ khác nhau.

– Các đồng vị được xếp vào cùng 1 ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải

– Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hoá học của nguyên tử nguyên tố.

– Ví dụ: Liti, natri có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

Bài 2: Vỏ electron của một nguyên tử có 20 electron. Hỏi

a) Nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

b) Lớp ngoài cùng có bao nhiêu electron?

c) Nguyên tố đó là nguyên tố kim loại hay phi kim?

Hướng dẫn giải

Cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2.

a) Nguyên tử có 4 lớp electron.

b) Lớp ngoài cùng có 2 electron.

c) Do nguyên tử nguyên tử có 2e lớp ngoài cùng nên nguyên tố đó là kim loại.

Bài 3: Tính nguyên tử khối trung bình của kali biết rằng trong tự nhiên thành phần % các đồng vị của kali là: 93,258% _{19}^{39}textrm{K};  0,012% _{19}^{40}textrm{K} và 6,730% _{19}^{41}textrm{K}.

Hướng dẫn giải

Nguyên tử khối trung bình của Kali là:

overline{A_{kali}}=dfrac{39.93,258+40.0,012+41.6.73}{100} = 39,13472u.

C. Trắc nghiệm Hóa học 10 bài 4

——————————

Như vậy, TaiLieuViet.vn đã gửi tới các bạn Lý thuyết Hóa học 10 bài 4: Ôn tập chương 1 KNTT Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Hóa 10 Cánh Diều, Lý 10 Cánh Diều và Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1, Sinh 10 Chân trời sáng tạo đầy đủ khác.