Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết

1. Giao thông vận tải

a) Ý nghĩa.

– Có ý nghĩa quan trọng đối với mọi ngành kinh tế, thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong nước và ngoài nước.

– Thúc đẩy sự phát triển kinh tế các vùng miền núi khó khăn, nâng cao đời sống nhân dân.

2. Các loại hình giao thông vận tải

a) Đường bộ.

– Là phương tiện vân tải chủ yếu: chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất.

– Phần lớn các tuyến đường giao thông phát triển theo hai hướng chính: Bắc – Nam và Đông –Tây.

+ Hai tuyến đường Bắc – Nam quan trọng nhất là: Quốc lộ 1A chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau và đường Hồ Chí Minh.

+ Các tuyến đường Đông – Tây: quốc lộ 5, quốc lộ 18, quốc lộ 22..

– Các tuyến đường giao thông đang được nâng cấp và mở rộng.

b) Đường sắt.

– Quan trọng nhất là đường sắt Thống Nhất nối liền hai miền Nam – Bắc với tổng chiều dài 2632 km.

Đường sắt Thống Nhất cùng với quốc lộ 1A làm thành trục xương sống của giao thông nước ta.

– Các tuyến đường còn lại: Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng (Lạng Sơn), Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Thái Nguyên.

c) Đường sông.

– Mới được khai thác ở mức độ thấp.

– Tập trung ở lưu vực vận tải sông Cửu Long (4500 km) và lưu vực vận tải sông Hồng (2500 km).

d) Đường biển.

– Gồm vận tải ven biển và vận tải biển quốc tế.

– Vận tải biển quốc tế phát triển mạnh nhờ mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại.

– Ba cảng biển lớn nhất: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.

e) Đường hàng không.

– Được hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa.

– Ba đầu mối chính là: Hà Nội (Nội Bài), Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh (Tân Sơn Nhất).

– Mạng lưới quốc tế mở rộng, kết nối với các khu vực: châu Á, châu Âu, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a.

f) Đường ống.

Đang ngày càng phát triển, gắn với sự phát triển của ngành dầu khí.

3. Bưu chính viễn thông

– Vai trò: góp phần đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp, nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế thế giới.

– Viễn thông:

+ Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 thế giới.

+ Năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được mở rộng: nước ta có 6 trạm vệ tinh, 3 tuyến cáp quang biển quốc tế, hòa mạng Internet vào cuối năm 1997

+ Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông được đầu tư lớn và có hiệu quả.

+ Các tuyến đường được nâng cấp, các cầu mới đang thay cho phà. Hàng không được hiện đại hóa, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa

+ Số người dùng điện thoại tăng vọt. Số người thuê bao Internet cũng đang tăng rất nhanh

B. Trắc nghiệm

Câu 1: Ở nước ta hiện nay, đã phát triển mấy loại hình giao thông vận tải

A. 4 loại hình

B. 5 loại hình

C. 6 loại hình

D. 7 loại hình

Ở nước ta hiện nay, đã phát triển 6 loại hình giao thông vận tải. Đó là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy và đường ống.

Đáp án: C.

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI (%)

lý thuyết địa lý 9

Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào nhiều nhất?

A. Đường sắt

B. Đường bộ

C. Đường sông

D. Đường biển.

Đường bộ (đường ô tô) là loại hình giao thông vận tải có khối lượng vận chuyển hàng hoá nhiều nhất. Chiếm 58,94% năm 1990; 67,68% năm 2002. Do có nhiều ưu điểm: phủ rộng cả nước, trải qua nhiều dạng địa hình.

Đáp án: B.

Câu 3: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KHỐI LƯỢNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN PHÂN THEO CÁC LOẠI HÌNH VẬN TẢI (%)

lý thuyết địa lý 9

Cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng loại hình giao thông vận tải nào thấp nhất?

A. Đường sắt

B. Đường bộ

C. Đường sông

D. Đường biển.

Đường hàng không là loại hình giao thông vận tải có khối lượng vận chuyển hàng hoá thấp nhất. Chỉ chiếm 0,01% năm 1990; 0,03% năm 2002.

Đáp án: B.

Câu 4: Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta

A. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.

B. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.

C. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.

D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.

Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A là hai tuyến đường giao thông huyết mạch ở nước ta đi qua 6/7 vùng kinh tế của đất nước (không qua vùng Tây Nguyên).

Đáp án: D.

Câu 5: Quốc lộ 1A là quốc lộ

A. Chạy từ Lạng Sơn đến Cà Mau.

B. Chạy từ Lạng Sơn đến TP. Hồ Chí Minh.

C. Chạy từ Hà Giang đến Cà Mau.

D. Chạy từ Hà Giang đến Hà Nội.

Quốc lộ 1A là quốc lộ: chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Đất Mũi (Cà Mau).

Đáp án: D.

Câu 6: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?

A. Hà Nội – Hải Phòng.

B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.

C. Hà Nội – Lào Cai.

D. Hà Nội – Huế.

Đường sắt thống Nhất đi qua nhiều tỉnh thành nối liền Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Đáp án: B.

Câu 7: Vùng nào ở nước ta có sân bay quốc tế

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Bắc Trung Bộ

Các vùng có sân bay quốc tế ở nước ta là: Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Đáp án: D.

Câu 8: Loại hình bưu chính viễn thông nào phát triển nhanh nhất hiện nay?

A. Điện thoại cố định

B. Điện thoại di động

C. Internet

D. Truyền hính cáp

Điện thoại di động là một loại hình bưu chính viễn thông phát triển nhanh nhất hiện nay. Với một số nước có công nghệ sản xuất hiện đại như Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, …

Đáp án: B.

Câu 9: Nước ta hòa mạng internet năm

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 1998

Nước ta hòa mạng internet vào cuối năm 1997. Mạng internet quốc gia là kết cấu hạ tầng kĩ thuật tối quan trọng để phát triển và hội nhập.

Đáp án: C.

Câu 10: Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ mấy trên thế giới?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Việt Nam là nước có tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2 trên thế giới.

Đáp án: B.

Câu 11: Vận tải đường sông của nước ta tập trung chủ yếu ở lưu vực sông

A. Cửu Long.

B. Hồng.

C. Đà.

D. Đồng Nai.

Đáp án: B

Câu 12: Vận tải đường ống của nước ta chủ yếu dùng để vận chuyển gì?

A. Sắt.

B. Than.

C. Dầu khí.

D. Vàng.

Đáp án: C

Câu 13: Thành tựu nổi bật của ngành bưu chính nước ta trong thời gian qua là

A. năng lực viễn thông quốc tế và liên tỉnh được nâng cấp vượt bậc.

B. toàn mạng lưới điện thoại đã được tự động hóa.

C. mạng bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp.

D. đã hòa mạng Internet vào cuối năm 1997

Đáp án: C

Câu 14: Tổng chiều dài đường bộ ở nước ta khoảng bao nhiêu?

A. 100 nghìn km.

B. 150 nghìn km.

C. 200 nghìn km.

D. 205 nghìn km.

Đáp án: D

Câu 15: Đường quốc lộ ở nước ta có khoảng

A. 10 nghìn km.

B. 5 nghìn km.

C. 20 nghìn km.

D. 15 nghìn km.

Đáp án: D

Câu 16: Đường sắt Thống Nhất cùng với quốc lộ bao nhiêu làm thành trục xương sống của giao thông vận tải ở nước ta?

A. 5.

B. 51.

C. 1A.

D. 12

Đáp án: C

Câu 17: Dầu mỏ và khí đốt được vận chuyển chủ yếu bằng loại hình vận tải đường

A. sắt.

B. ống.

C. bộ.

D. sông.

Đáp án: B

Câu 18: Chuyên chở được nhiều hàng hóa và hành khách nhất nước ta hiện nay là vận tải đường

A. sông.

B. bộ.

C. sắt.

D. ống.

Đáp án: B

Câu 19: Mạng lưới đường sông phát triển nhất ở lưu vực vận tải sông

A. Hồng.

B. Thái Bình.

C. Cửu Long.

D. Đà Rằng.

Đáp án: C

Câu 20: Vì sao giao thông vận tải đường biển nước ta phát triển khá nhanh?

A. Ngành đóng tàu biển của Việt Nam đang phát triển.

B. Nhiều cảng biển được xây dựng hiện đại.

C. Đường biển ngày càng hoàn thiện hơn.

D. Nền ngoại thương Việt Nam phát triển khá nhanh.

Đáp án: D

Với nội dung bài Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về ngành giao thông vận tải, các loại hình giao thông vận tải và bưu chính viễn thông…

Như vậy TaiLieuViet đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Địa lý lớp 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Địa lý lớp 9, Giải bài tập Địa lí 9, Giải tập bản đồ Địa lí 9, Giải bài tập Địa Lí 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Địa Lí 9, Tài liệu học tập lớp 9