Lý thuyết Sinh học 9: Cấu tạo nhiễm sắc thể

Lý thuyết Thường biến tổng kết các nội dung cơ bản và những vẫn đề cần lưu ý trong chương trình Sinh học lớp 9, chuyên đề Nhiễm sắc thể nói riêng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 9: NHIỄM SẮC THỂ

CẤU TẠO NHIỄM SẮC THỂ

1. Đặc điểm

a. Cấu tạo hóa học

– NST là cấu trúc trong nhân tế bào bắt màu khi nhuộm bằng thuốc nhuộm kiềm tính.

– Thành phần chính của NST là ADN và prôtêin.

b. Đặc trưng

– Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), NST tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái, kích thước. Trong 1 cặp NST tương đồng một NST có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

– Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng là bộ NST 2n. Bộ NST của các giao tử chỉ chứa 1 NST trong cặp tương đồng gọi là bộ n.

– Tế bào mỗi loài sinh vật đều có 1 bộ NST đặc trưng về hình thái và số lượng và không thể hiện trình độ tiến hoá của loài.

Ví dụ: Người 2n = 46; tinh tinh 2n = 48; ruồi giấm 2n = 8; gà 2n = 78; ngô 2n = 20; lúa nước 2n = 24; …

– Tuỳ theo mức độ duỗi hoặc đóng xoắn mà chiều dài của NST ở các thời điểm cũng khác nhau. Tại kì giữa, NST đóng xoắn cực đại cho NST có hình dạng đặc trưng nhất.

– Tại kì giữa của quá trình phân bào: NST tồn tại ở trạng thái kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (crômatit) gắn với nhau ở tâm động.

2. Chức năng

– NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN do đó có vai trò bảo quản thông tin di truyền đảm bảo sự kế tục vật chất di truyền qua các thế hệ.