Lý thuyết Ngữ văn 9: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tóm tắt kiến thức

– Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

– Những nhận xét, đánh giá về truyện phải phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát.

– Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

– Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục rõ ràng, lời văn chính xác, gợi cảm.

* Yêu cầu của một bài văn nghị luận

– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

– Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: có phân tích, chứng minh bằng các luận điểm, luận cứ tiêu biểu và xác thực.

– Kết bài: Nêu nhận đính, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.

2/ Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề bài

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

a/ Tìm hiểu đề

Kiểu đề gì?

– Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm.

Nghị luận về vấn đề gì?

– Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích truyện.

Hình thức nghị luận là gì?

– Nêu cảm nhận về đoạn trích.

b/ Tìm ý

* Nhân vật bé Thu

– Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày đầu: Không nhận ông Sáu là ba: “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt. Nó nhìn ngơ ngác, lạ lùng,… Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt… mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên Má! Má!”.

– Thái độ và tình cảm của bé Thu trong hai ngày tiếp theo: tiếp tục tẩy chay ông Sáu: “Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén nó. Nó liền lấy đũa xoi vào chén, để đó rồi bất thần hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm”.

– Thái độ và hành động của bé Thu trong buổi chia tay: tình cha con cảm động: “Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên: Ba…a…a…ba!”.

* Nhân vật ông Sáu

– Trong đợt nghỉ phép

+ Đầu tiên là sự hụt hẫng, buồn khi thấy đứa con sợ hãi và bỏ chạy.

+ Tiếp theo là kiên nhẫn cảm hóa, vỗ về để đứa con nhận cha.

+ Đến phút chia tay có cảm nhận bất lực và buồn.

+ Khi đứa con thét lên tiếng “Ba” thì hạnh phúc tột đỉnh.

– Sau đợt nghỉ phép

c/ Nhận xét, đánh giá

– Nội dung: “Phụ tử tình thâm” vốn là nét đẹp văn hóa trong đời sống tinh thần của người phương Đông nói chung, người Việt Nam nói riêng. Người ta cho rằng đó là một thứ tình cảm thiêng liêng, nó vừa là vô thức, vừa là ý thức và thường ít khi bộc lộ ra một cách ồn ào, lộ liễu. Tuy nhiên, trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà”, tác giả đã xây dựng một tình huống truyện độc đáo, chỉ có trong chiến tranh, nhờ có tình huống này mà tình phụ tử đã được nén chặt để sau đó bùng nổ thành một cảm xúc nhân văn sâu sắc, cảm động.

– Nói cách khác, tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống, mà vì nó con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng.

* Nghệ thuật:

– Cốt truyện chặt chẽ, có tình huống bất ngờ nhưng vì xảy ra trong hoàn cảnh thời chiến nên vẫn đảm bảo tính hợp lí trong vận động của cuộc sống thực tế.

– Người kể ở ngôi thứ nhất vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào một số sự việc của câu chuyện, do đó người kể đã chủ động điều chỉnh được nhịp điệu để tạo ra sự hài hòa giữa các sự việc với các diễn biến về tâm trạng các cung bậc về tình cảm của nhân vật.

– Nhân vật sinh động, nhất là các biến thái tình cảm và hành động của nhân vật bé Thu.

– Ngôn ngữ giản dị, mang đậm màu sắc Nam Bộ.

—————————————

Với nội dung bài Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về bài luyện tập cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hay một đoạn trích…

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả – Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.