Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 26, kèm câu hỏi trắc nghiệm giúp các em vận dụng lý thuyết trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 26

  • Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
  • Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 26

I. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

– Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).

– 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

– Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

– Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp:

– Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:

+ Khóa chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường số 4.

+ Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).

+ Chuẩn bị kế hoạch có quy mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

* Chủ trương, kế hoạch của ta:

– Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến:

– Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu.

– Ngày 18-9 quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

– Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

– Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.

– Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

– Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

* Kết quả

* Ý nghĩa:

– Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP

– Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.

– Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

– Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2-1951)

– Hoàn cảnh: Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2-1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

– Nội dung:

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày.

+ Thảo luận và quyết định nhiều chính sách cơ bản trên mọi lĩnh vực củng cố chính quyền, xây dựng quân đội, củng cố mặt trận…

+ Đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam (hai nước Lào, Campuchia xây dựng đảng cách mạng riêng cho thích hợp…)

+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.

– Ý nghĩa:

+ Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.

+ Mối quan hệ Đảng – quần chúng được tăng cường.

+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn.

IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT

– Về chính trị:

+ Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (11-3-1951) để tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân.

+ Ngày 1-5-1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất chọn được 7 anh hùng.

– Về kinh tế:

+ Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động từ năm 1952 phát triển mạnh, lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia. Phong trào chống thiên tai, dịch họa để bảo vệ sản xuất cũng phát triển.

+ Năm 1953, phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.

– Về văn hoá-giáo dục-y tế:

+ Đến năm 1954, số học sinh các cấp đã tăng lên

+ Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 26

Câu 1.Nội dung nào không phản ánh đúng kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi của Pháp tại Việt Nam?

A. Tập trung quân Âu-Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

B. Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thiết lập “vành đai trắng”.

C. Phòng ngự chiến lược Bắc Bộ, tiến công Trung Bộ và Nam Đông Dương.

D. Đánh phá hậu phương Việt Nam bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 112

Câu 2. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là

A. Loại hình chiến dịch.

B. Địa hình tác chiến.

C. Đối tượng tác chiến.

D. Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: A

Giải thích: Loại hình chiến dịch ở Việt Bắc- Thu Đông (1947) là địch đánh ta kháng chiến, còn ở Biên giới thu-đông (1950) là ta chủ động mở chiến dịch tấn công và chặn địch.

Câu 3.Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve và Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là gì?

A. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Giành quyền chủ động chiến lược.

D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu tấn công của 2 kế hoạch trên đều là Việt Bắc.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ VNDCCH?

A. Khai thông biên giới Việt-Trung.

B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 111

Câu 5.Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam vì đó là vị trí

A. Án ngữ hành lang Đông-Tây của thực dân Pháp.

B. Ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở.

C. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

D. Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK – trang 111)

Câu 6.Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho

A. Thời kỳ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

B. Quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. Sự hình thành liên minh quân sự mang tên “Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á” (SEATO)

D. Chính sách xoay trục của Mĩ, tăng cường ảnh hưởng của Mĩ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Đáp án: B

Giải thích: Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, từng bước thay thế vị trí của Pháp.

Câu 7. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.

C. Đại hội kháng chiến toàn dân.

D. Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đáp án: B

Giải thích:

– Tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam của TBT Trường Chinh. Trong đó, Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”

– Ý nghĩa: đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, là Đại hội đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

Câu 8.Chiến dịch đường số l8 (1950-1951) còn có tên gọi khác là gì?

A. Chiến dịch Quang Trung.

B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.

C. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.

D. Chiến dịch Lê Lợi.

Đáp án: C

Giải thích: (sgk-trang 116)

Câu 9.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại đâu?

A. Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

B. Nghĩa Lộ, Yên Bái.

C. Chợ Mới, Bắc Cạn.

D. Chợ Bến, Hòa Bình.

Đáp án: A

Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại Chiến Hóa – Tuyên Quang

Câu 10.Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Thượng Lào (1953).

B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947).

C. Chến dịch Hòa Bình đông-xuân (1951-1952).

D. Chiến dịch Biên giới thu- đông (1950)

Đáp án: D

Giải thích:

– Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa quốc tế và cách mạng Việt Nam, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

Chiến dịch Biên giới làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp, đập tan âm mưu tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc, là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam

……………………….

Trên đây, TaiLieuViet đã giới thiệu Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953). Thông qua tài liệu này, các em có thể nắm được những ý chính được học về chiến dịch biên giới Thu Đông 1950, âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp… Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 9, Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.com.

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 26, kèm câu hỏi trắc nghiệm giúp các em vận dụng lý thuyết trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 26

  • Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
  • Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 26

I. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

– Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).

– 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

– Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

– Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp:

– Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:

+ Khóa chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường số 4.

+ Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).

+ Chuẩn bị kế hoạch có quy mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

* Chủ trương, kế hoạch của ta:

– Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến:

– Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu.

– Ngày 18-9 quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

– Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

– Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.

– Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

– Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

* Kết quả

* Ý nghĩa:

– Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP

– Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.

– Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

– Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2-1951)

– Hoàn cảnh: Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2-1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

– Nội dung:

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày.

+ Thảo luận và quyết định nhiều chính sách cơ bản trên mọi lĩnh vực củng cố chính quyền, xây dựng quân đội, củng cố mặt trận…

+ Đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam (hai nước Lào, Campuchia xây dựng đảng cách mạng riêng cho thích hợp…)

+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.

– Ý nghĩa:

+ Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.

+ Mối quan hệ Đảng – quần chúng được tăng cường.

+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn.

IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT

– Về chính trị:

+ Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (11-3-1951) để tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân.

+ Ngày 1-5-1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất chọn được 7 anh hùng.

– Về kinh tế:

+ Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động từ năm 1952 phát triển mạnh, lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia. Phong trào chống thiên tai, dịch họa để bảo vệ sản xuất cũng phát triển.

+ Năm 1953, phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.

– Về văn hoá-giáo dục-y tế:

+ Đến năm 1954, số học sinh các cấp đã tăng lên

+ Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 26

Câu 1.Nội dung nào không phản ánh đúng kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi của Pháp tại Việt Nam?

A. Tập trung quân Âu-Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

B. Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thiết lập “vành đai trắng”.

C. Phòng ngự chiến lược Bắc Bộ, tiến công Trung Bộ và Nam Đông Dương.

D. Đánh phá hậu phương Việt Nam bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 112

Câu 2. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là

A. Loại hình chiến dịch.

B. Địa hình tác chiến.

C. Đối tượng tác chiến.

D. Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: A

Giải thích: Loại hình chiến dịch ở Việt Bắc- Thu Đông (1947) là địch đánh ta kháng chiến, còn ở Biên giới thu-đông (1950) là ta chủ động mở chiến dịch tấn công và chặn địch.

Câu 3.Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve và Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là gì?

A. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Giành quyền chủ động chiến lược.

D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu tấn công của 2 kế hoạch trên đều là Việt Bắc.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ VNDCCH?

A. Khai thông biên giới Việt-Trung.

B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 111

Câu 5.Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam vì đó là vị trí

A. Án ngữ hành lang Đông-Tây của thực dân Pháp.

B. Ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở.

C. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

D. Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK – trang 111)

Câu 6.Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho

A. Thời kỳ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

B. Quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. Sự hình thành liên minh quân sự mang tên “Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á” (SEATO)

D. Chính sách xoay trục của Mĩ, tăng cường ảnh hưởng của Mĩ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Đáp án: B

Giải thích: Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, từng bước thay thế vị trí của Pháp.

Câu 7. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.

C. Đại hội kháng chiến toàn dân.

D. Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đáp án: B

Giải thích:

– Tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam của TBT Trường Chinh. Trong đó, Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”

– Ý nghĩa: đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, là Đại hội đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

Câu 8.Chiến dịch đường số l8 (1950-1951) còn có tên gọi khác là gì?

A. Chiến dịch Quang Trung.

B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.

C. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.

D. Chiến dịch Lê Lợi.

Đáp án: C

Giải thích: (sgk-trang 116)

Câu 9.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại đâu?

A. Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

B. Nghĩa Lộ, Yên Bái.

C. Chợ Mới, Bắc Cạn.

D. Chợ Bến, Hòa Bình.

Đáp án: A

Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại Chiến Hóa – Tuyên Quang

Câu 10.Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Thượng Lào (1953).

B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947).

C. Chến dịch Hòa Bình đông-xuân (1951-1952).

D. Chiến dịch Biên giới thu- đông (1950)

Đáp án: D

Giải thích:

– Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa quốc tế và cách mạng Việt Nam, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

Chiến dịch Biên giới làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp, đập tan âm mưu tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc, là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam

……………………….

Trên đây, TaiLieuViet đã giới thiệu Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953). Thông qua tài liệu này, các em có thể nắm được những ý chính được học về chiến dịch biên giới Thu Đông 1950, âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp… Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 9, Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.com.

Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953) tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Lịch sử lớp 9 bài 26, kèm câu hỏi trắc nghiệm giúp các em vận dụng lý thuyết trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

A. Giải bài tập Lịch sử 9 bài 26

  • Giải bài tập SGK Lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)
  • Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953)

B. Lý thuyết Lịch sử 9 bài 26

I. CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU – ĐÔNG NĂM 1950

1. Hoàn cảnh lịch sử mới

– Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

– Cách mạng Trung Quốc thành công (l-l 0-1949).

– 1-1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta.

– Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho cuộc kháng chiến của ta.

– Thực dân Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

– Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương

2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc

* Âm mưu của Pháp:

– Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơ-Ve, thực hiện âm mưu mới nhằm:

+ Khóa chặt biên giới Việt-Trung bằng cách lập hệ thống phòng thủ trên Đường số 4.

+ Thiết lập “Hành lang Đông- Tây” (Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn La).

+ Chuẩn bị kế hoạch có quy mô nhằm tiến công căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai.

* Chủ trương, kế hoạch của ta:

– Tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm ba mục đích:

+ Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.

+ Khai thông biên giới để mở rộng đường liên lạc của ta đối với các nước xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc.

* Diễn biến:

– Ngày 16-9-1950, chiến dịch bắt đầu.

– Ngày 18-9 quân ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay.

– Địch buộc rút khỏi Cao Bằng, cho quân từ Thất Khê lên đón, yểm trợ cho cuộc rút lui.

– Ta đoán được ý định của địch nên bố trí quân mai phục chặn địch trên Đường số 4 làm cho hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng, không liên lạc được với nhau.

– Ngày 22-10-1950, chiến dịch biên giới kết thúc, quân Pháp phải rút lui khỏi Đường số 4.

– Tại các chiến trường khác, quân ta hoạt động mạnh, buộc Pháp phải rút lui khỏi thị xã Hoà Bình, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bình-Trị-Thiên, Liên khu V và Nam Bộ.

* Kết quả

* Ý nghĩa:

– Quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường chính (Bắc Bộ) về tay ta. Lực lượng kháng chiến đã trưởng thành về mọi mặt.

II. ÂM MƯU ĐẨY MẠNH CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC ĐÔNG DƯƠNG CỦA THỰC DÂN PHÁP

– Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Pháp lâm vào thế bị động, càng suy yếu. So sánh lực lượng giữa ta và Pháp đã thay đổi có lợi cho ta. Nhưng không chịu thất bại, Pháp âm mưu đẩy mạnh chiến tranh, giành lại quyền chủ động chiến lược đã mất, vì vậy phải dựa nhiều hơn vào Mĩ.

– Lợi dụng sự suy yếu của thực dân Pháp và để thực hiện âm mưu can thiệp sâu vào Đông Dương, đế quốc Mĩ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, qua đó làm cho Pháp lệ thuộc vào mình, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.

– Sự cấu kết giữa Pháp và Mĩ gây thêm khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta “kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi” (tháng 12-1950) là kết quả của sự cấu kết đó, đẩy mạnh hơn nữa chiến tranh xâm lược Đông Dương.

III. ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ II CỦA ĐẢNG (2-1951)

– Hoàn cảnh: Để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi, tháng 2-1951 Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II.

– Nội dung:

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày.

+ Thảo luận và thông qua Báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do đồng chí Trường Chinh trình bày.

+ Thảo luận và quyết định nhiều chính sách cơ bản trên mọi lĩnh vực củng cố chính quyền, xây dựng quân đội, củng cố mặt trận…

+ Đổi tên Đảng là Đảng Lao động Việt Nam (hai nước Lào, Campuchia xây dựng đảng cách mạng riêng cho thích hợp…)

+ Bầu Ban chấp hành Trung ương và Bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm Tổng bí thư.

– Ý nghĩa:

+ Đánh dấu bước trưởng thành của Đảng.

+ Mối quan hệ Đảng – quần chúng được tăng cường.

+ Thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên giành thắng lợi ngày càng to lớn.

IV. PHÁT TRIỂN HẬU PHƯƠNG KHÁNG CHIẾN VỀ MỌI MẶT

– Về chính trị:

+ Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (11-3-1951) để tăng cường hơn nữa khối đoàn kết toàn dân.

+ Ngày 1-5-1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất chọn được 7 anh hùng.

– Về kinh tế:

+ Cuộc vận động sản xuất và tiết kiệm được phát động từ năm 1952 phát triển mạnh, lôi cuốn mọi ngành mọi giới tham gia. Phong trào chống thiên tai, dịch họa để bảo vệ sản xuất cũng phát triển.

+ Năm 1953, phát động quần chúng triệt để giảm tô, thực hiện giảm tức và cải cách ruộng đất.

– Về văn hoá-giáo dục-y tế:

+ Đến năm 1954, số học sinh các cấp đã tăng lên

+ Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng dịch, thực hiện đời sống mới.

C. Trắc nghiệm Lịch sử 9 bài 26

Câu 1.Nội dung nào không phản ánh đúng kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi của Pháp tại Việt Nam?

A. Tập trung quân Âu-Phi nhằm xây dựng một lực lượng cơ động chiến lược mạnh.

B. Xây dựng phòng tuyến công sự xi măng cốt sắt (boong ke), thiết lập “vành đai trắng”.

C. Phòng ngự chiến lược Bắc Bộ, tiến công Trung Bộ và Nam Đông Dương.

D. Đánh phá hậu phương Việt Nam bằng biệt kích, thổ phỉ, gián điệp.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 112

Câu 2. Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc- Thu Đông (1947) so với chiến dịch Biên giới thu-đông (1950) của quân dân Việt Nam là

A. Loại hình chiến dịch.

B. Địa hình tác chiến.

C. Đối tượng tác chiến.

D. Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: A

Giải thích: Loại hình chiến dịch ở Việt Bắc- Thu Đông (1947) là địch đánh ta kháng chiến, còn ở Biên giới thu-đông (1950) là ta chủ động mở chiến dịch tấn công và chặn địch.

Câu 3.Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch Rơ-ve và Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945-1954) là gì?

A. Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

C. Giành quyền chủ động chiến lược.

D. Khóa chặt biên giới Việt-Trung.

Đáp án: A

Giải thích: Mục tiêu tấn công của 2 kế hoạch trên đều là Việt Bắc.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng mục tiêu mở chiến dịch Biên giới thu đông (1950) của Trung ương Đảng và Chính phủ VNDCCH?

A. Khai thông biên giới Việt-Trung.

B. Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.

C. Giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào.

D. Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên.

Đáp án: C

Giải thích: sgk-trang 111

Câu 5.Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam vì đó là vị trí

A. Án ngữ hành lang Đông-Tây của thực dân Pháp.

B. Ít quan trọng nên bố phòng của Pháp có nhiều sơ hở.

C. Quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.

D. Có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.

Đáp án: D

Giải thích: (SGK – trang 111)

Câu 6.Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho

A. Thời kỳ Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.

B. Quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. Sự hình thành liên minh quân sự mang tên “Tổ chức hiệp ước Đông Nam Á” (SEATO)

D. Chính sách xoay trục của Mĩ, tăng cường ảnh hưởng của Mĩ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Đáp án: B

Giải thích: Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve (5/1949) là mốc mở đầu cho quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương, từng bước thay thế vị trí của Pháp.

Câu 7. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) có ý nghĩa như thế nào?

A. Đại hội xây dựng Chủ nghĩa xã hội.

B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.

C. Đại hội kháng chiến toàn dân.

D. Đại hội xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đáp án: B

Giải thích:

– Tháng 2/1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về Cách mạng Việt Nam của TBT Trường Chinh. Trong đó, Báo cáo chính trị nêu nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam là “Tiêu diệt thực dân Pháp và đánh bại bọn can thiệp Mĩ, giành thống nhất, độc lập hoàn toàn, bảo vệ hòa bình thế giới”

– Ý nghĩa: đại hội đánh dấu bước trưởng thành của Đảng trong lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, là Đại hội đẩy mạnh kháng chiến đến thắng lợi.

Câu 8.Chiến dịch đường số l8 (1950-1951) còn có tên gọi khác là gì?

A. Chiến dịch Quang Trung.

B. Chiến dịch Trần Hưng Đạo.

C. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám.

D. Chiến dịch Lê Lợi.

Đáp án: C

Giải thích: (sgk-trang 116)

Câu 9.Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại đâu?

A. Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

B. Nghĩa Lộ, Yên Bái.

C. Chợ Mới, Bắc Cạn.

D. Chợ Bến, Hòa Bình.

Đáp án: A

Giải thích: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng cộng sản Đông Dương (2/1951) được tổ chức tại Chiến Hóa – Tuyên Quang

Câu 10.Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào?

A. Chiến dịch Thượng Lào (1953).

B. Chiến dịch Việt Bắc thu- đông (1947).

C. Chến dịch Hòa Bình đông-xuân (1951-1952).

D. Chiến dịch Biên giới thu- đông (1950)

Đáp án: D

Giải thích:

– Tháng 6/1950, Trung ương Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa quốc tế và cách mạng Việt Nam, mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.

Chiến dịch Biên giới làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp, đập tan âm mưu tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc, là chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam

……………………….

Trên đây, TaiLieuViet đã giới thiệu Lý thuyết Lịch sử lớp 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953). Thông qua tài liệu này, các em có thể nắm được những ý chính được học về chiến dịch biên giới Thu Đông 1950, âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp… Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 9 nhé.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Lịch sử 9, Giải bài tập Lịch sử 9, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 9, Giải bài tập Lịch Sử 9 ngắn nhất, Giải Vở BT Lịch Sử 9, Tài liệu học tập lớp 9 được cập nhật liên tục trên TaiLieuViet.com.