TaiLieuViet.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu giải sgk Sinh 11 Kết nối tri thức nhé.

Mở đầu

Câu hỏi: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 2002, tr. 171).

Lời khẳng định trên gợi cho em suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam? Hãy kể tên và chia sẻ hiểu biết của em về một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà em đã được học.

Bài làm

Lời khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định dân tộc ta có hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Tình yêu nước của nhân dân ta mạnh mẽ là động lực để dân ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.

Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam mà em đã được học:

– Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là một cuộc đối đầu vũ trang giữa những người nông dân ly tán tại vùng Yên Thế Thượng và sau đó là Thái Nguyên, đứng đầu bởi Đề Thám, với quân Pháp, khi Pháp vừa kết thúc chiến tranh với Trung Quốc và bắt đầu kiểm soát toàn bộ vùng Bắc kỳ những năm cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. Dù diễn ra trong một thời gian dài gây cho quân Pháp không ít tổn thất nhưng tháng 2/1913 phong trào vẫn thát bại.

– Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, qua 9 năm thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, ra sức xây dựng, củng cố thực lực, quân và dân ta không ngừng phát triển thế tiến công, càng đánh càng mạnh, giành những thắng lợi to lớn. Tiêu biểu như: Chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông (1947), Chiến dịch Biên Giới (1950), Chiến dịch Hòa Bình (1951), Chiến dịch Đông Xuân (1951 – 1952), Chiến dịch Tây Bắc (1952), Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), làm nên thắng lợi “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

1. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc

Câu hỏi 1. Khai thác Bảng 1 (tr. 51) và thông tin trong mục, trình bày nét chính về một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8

Bài làm

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

– Thời gian: năm 40.

– Lãnh đạo: Trưng Trắc, Trưng Nhị và một số nữ tướng.

– Chống chính quyền cai trị: Nhà Hán

– Tóm tắt: Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). Nghĩa quân đánh chiếm | Mê Linh (Hà Nội), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) và Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua. Năm 13, khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu

– Thời gian: năm 248

– Lãnh đạo: Triệu Thị Trinh

– Chống chính quyền cai trị: Nhà Ngô

– Tóm tắt: Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới dần áp được.

3. Khởi nghĩa Lý Bí

– Thời gian: năm 542

– Lãnh đạo: Lí Bí, Triệu Quang Phục

– Chống chính quyền cai trị: Nhà Lương và nhà Tùy

– Tóm tắt: Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục lên nắm quyền lãnh đạo tiếp tục cuộc khởi nghĩa. Năm 545, nhà Lương cho quân sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và giành thắng lợi. Năm 602, nhà Tùy đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

4. Khởi nghĩa Phùng Hưng

– Thời gian: khoảng năm 776

– Lãnh đạo: Phùng Hưng

Bài làm

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Mở đầu cho cuộc đấu tranh chống áp bức đô hộ của nhân dân Âu Lạc.

Khẳng định khả năng, vai trò của phụ nữ trong đấu tranh

2. Khởi nghĩa Bà Triều

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

3. Khởi nghĩa Lý Bí

Giành được độc lập tự chủ sau 500 năm đấu tranh bền bỉ.

Khẳng định được sự trưởng thành của ý thức dân tộc.

Bước khẵng đinh được sự trưởng thành của ý thức dân tộc

4. Khởi nghĩa Phùng Hưng

Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược.

Thể hiện ý chí quật cường, mong muốn dân tộc được hòa bình, tự do của nhân dân ta.

Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

Cổ vũ trực tiếp cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

2. Khởi nghãi Lam Sơn (1418 – 1427)

a. Bối cảnh lịch sử

Câu hỏi: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Bài làm

Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại, đất nước ta bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ (1407-1427). Nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bọc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam.

Về hành chính, đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.

Về kinh tế – xã hội, đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.

Về văn hoá, bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,…

Dưới ách thống trị của nhà Minh, nhân dân ta đã nổi dậy ở nhiều nơi, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (1407 – 1409), Trần Quý Khoảng (1409 – 1414)… song đều bị đàn áp.

Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than, Lê Lợi – một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

b. Diễn biến chính

Câu hỏi 1. Khai thác lược đồ Hình 3 và sơ đồ Hình 4, trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8

Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8

Bài làm

– Tháng 2 – 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

– Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

– Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

– Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 – 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

– Năm 1424, Giải phóng Nghệ An.

– Từ tháng 10 năm 1424 đến tháng 8 – 1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 – 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa.

– Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

– Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động – Chúc Động.

– Tháng 10 – 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng – Xương Giang.

– Tháng 1 – 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc thắng lợi.

Câu 2. Việc tổ chức Hội thề Đông Quan có ý nghĩa như thé nào?

Bài làm

Hội thề Đông Quan được xem là hình thức kết thúc chiến tranh sáng tạo, độc đáo trong lịch sử chống xâm lược. Nó thể hiện ý chí, sức mạnh, truyền thống nhân đạo của người Việt Nam.

c. Ý nghĩa lịch sử

Câu hỏi: Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Bài làm

Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi đã chấm dứt thời kì đó hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

3. Phong trào Tây Sơn

a. Bối cảnh lịch sử

Câu hỏi. Trình bày bối cảnh lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Bài làm

– Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các cuộc chiến tranh phong kiến…kéo dài suốt hai thế kỷ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Về chính trị, chúa Nguyễn Phúc Thuần nói ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bởi múa hát… quyền hành tập trung vào tay quyền thần Trương Phúc Loan. Bộ máy quan lại các cấp công kính và tệ tham nhũng trở nên nghiêm trọng. Do tệ mua bán quan chức nên một xã có thể lên đến 16 – 17 người thu thuế và hơn 20 xã trưởng.

Về kinh tế, chế độ thuế khoá, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

=> Chế độ phong kiến lầm vào khủng hoảng khiến cho mâu thuẫn xã hội cực kỳ gay gắt, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra liên tiếp…Tuy thất bại nhưng thể hiện sức mạnh vươn lên của nông dân Việt Nam chống áp bức…đặt cơ sở cho phong trào Tây Sơn bùng nổ.

b. Diễn biến chính

Câu hỏi: Khai thác Bảng 2 (tr.56) và lược đồ Hình 6, trình bày diễn biến chính của phong trào Tây Sơn.

Bài làm

Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8

Bài làm

1773-1777: Tây Sơn lật đỗ chính quyền họ Nguyễn

1785: Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm. Tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu thành- Tiền Giang) để tiêu diệt quân địch. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

1786: Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đổ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam.

1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiện là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

1789: Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh.

c. Ý nghĩa lịch sử

Câu hỏi: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn.

Bài làm

– Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn- Trịnh- Lê, đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

– Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

4. Những bài học lịch sử chính

Câu hỏi: Khai thác các tư liệu 3, 4 và thông tin trong mục, nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Bài làm

Về vận động, tập hợp lực lượng là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định. Việc vận động, tập hợp lực lượng được thực hiện qua khẩu hiệu, lời kêu gọi, qua chính sách chiêu mộ nhân tài,… Quá trình vận động, tập hợp quần chúng nhân dân cũng thể hiện tính chất dân tộc và chính nghĩa của các cuộc đấu tranh giành lại độc lập hoặc chống ách áp bức bóc lột.

Về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là yếu tố đóng vai trò nền tảng, then chốt. Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc…

Về nghệ thuật quân sự nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân; lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh; kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận,…

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị, có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc giữ vững ổn định chính trị – xã hội, phát triển kinh tế – văn hóa; trong quá trình xây dựng và củng cố nền quốc phòng, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam cũng có giá trị đối với chính sách đối ngoại của Việt Nam trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến đổi.

Luyện tập và vận dụng

Luyện tập 

Câu hỏi 1. Hoàn thành bảng thống kê (theo gợi ý dưới đây) về nội dung chính của các cuộc khởi nghĩa diễn ra từ thế kỉ III TCN đến cuối thế kỉ XIX.

Tên cuộc khởi nghĩa Thời gian Địa điểm Người lãnh đạo Trận đánh lớn Kết quả

Câu 2. Xây dựng trục thời gian thể hiện những sự kiện chính của phong trào Tây Sơn.

Vận dụng

Câu hỏi 1. Khai thác bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, chỉ ra một số sự kiện lịch sử tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427).

Câu hỏi 2. Theo em, các bài học lịch sử từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Lấy ví dụ chứng minh.

—————————

Bài tiếp theo: Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 9

TaiLieuViet.vn vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.