Lập dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh được TaiLieuViet.com sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, bao gồm nhiều dàn bài mẫu về chủ đề thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Hi vọng các bài lập dàn ý thuyết minh về danh lam thắng cảnh này sẽ giúp các bạn hoàn thành tốt Ngữ văn 9, rèn luyện kĩ năng viết văn thuyết minh nhằm học tốt môn Văn. Mời các bạn tham khảo.
- Bài văn mẫu lớp 9: Thuyết minh về cây tre Việt Nam
- Lập dàn ý: Thuyết minh về con gà
- Lập dàn ý: Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú Yên
Mục Lục
ToggleDàn ý Thuyết minh về Chùa Keo Thái Bình
1. Mở bài
– Giới thiệu danh thắng chùa Keo, Thái Bình, có thể sử dụng lời thơ để dẫn dắt:
” Dù cho cha đánh, mẹ treo
Cũng không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.”
– Đây là ngôi chùa cổ lâu đời nhất, độc đáo nhất và là biểu tượng, niềm tự hào của người dân Thái Bình.
2. Thân bài
a) Giới thiệu khái quát
– Vị trí địa lí: Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km
– Chùa Keo tọa lạc tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
– Diện tích: 58000 km2
– Phương tiện di chuyển: Có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô.
– Khung cảnh khái quát: Chùa nằm ven chân đê sông Hồng, giữa những cánh đồng lúa xanh rờn thẳng cánh cò bay, cây cối tươi tốt quanh năm bởi nước phù sa bồi đắp.
b) Nguồn gốc và lịch sử hình thành
Đây là ngôi chùa cổ, đã tồn tại khoảng 400 năm, năm bắt đầu xây dựng là 1630, đến năm 1632 thì hoàn thành.
– Xây dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê.
– Lịch sử hình thành: Trước đây, chùa có tên gọi là Nghiêm Thần Quang, do Thiền sư Dương Không Lộ xây dựng tại Giao Thủy (Nam Định); nhưng sau đó trải qua nhiều đợt lụt, mua lũ lớn đã cuốn trôi ngôi chùa. Dân cư nơi này đã bỏ quê ra đi, nửa đến Đông Nam hữu ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo (Hành Thiện) nay thuộc Nam Định; phần dân còn lại vượt sông đến vùng Đông Bắc tả ngạn của sông Hồng, định cư và xây dựng chùa Keo thuộc Thái Bình ngày nay.
– Tên gọi: Chùa Keo (Thái Bình) có tên khác là Thần Quang Tự, Keo là tên gọi Nôm của Giao Thủy.
c) Kiến trúc chùa Keo
Toàn bộ gỗ làm chùa đều là gỗ lim, rất chắc chắn bởi vậy dù trải qua nhiều biến đổi của thời gian nhưng đây là một trong số những ngôi chùa cổ còn giữ được nguyên vẹn đến tận ngày nay.
– Cấu tạo:
+ Tổng gồm 16 tòa, 126 gian trong đó có 12 tòa và 102 gian chính.
+ Kiến trúc chính gồm: Tam quan nội, ngoại, Chùa Phật, các tòa bao gồm chùa Ông Hộ, Ống Muống, Tam Bảo, Đền Thánh, Giá Roi, Thiêu Hương, Phụ Quốc, Thượng Điện và Gác Chuông. Ngoài ra còn có các khu tăng xá, nhà khách, khu nhà dành cho ban quản lí chùa.
+ Kiến trúc tiêu biểu: Gác Chuông có kiến trúc độc đáo tiêu biểu cho kiến trúc thời Lê, cao 11 mét, gồm 3 tầng (tầng 1 treo chiếc khánh đá dài 1 mét 2, tầng 2 là quả chuông đồng cao 1 mét 3 đúc vào thời vua Lê Hy Tông, tầng 3 và tầng trên cùng treo chiếc chuông nhỏ cao hơn nửa mét. Đặc biệt nhất là mái gác chuông có kết cấu gần 100 đàn đầu voi; toàn bộ khung đều làm bằng gỗ chắc gắn với nhau bằng mộng.
Chùa bố trí, sắp xếp giàn tượng pháp thành các lớp và lưu giữ một số lượng lớn các bảo vật, cổ vật có giá trị hàng trăm năm: Đồ gốm, nhang án thời Lê, đôi chân đèn thời Mạc,…
– Khung cảnh chùa Keo, Thái Bình:
+ Mặt nước ở cả 3 mặt trước và hai bên tạo ra không gian thoáng đãng tạo cảm giác ngôi chùa vươn cao giống như đóa hoa sen giữa mặt hồ.
+ Các tòa tháp, các gian được bố trí đơn giản, tỉ lệ cân đối, không quá đồ sộ nhưng cũng không nghèo nàn.
+ Ngoại cảnh: Bao quanh bởi nhiều cây cổ thụ xanh tốt quanh năm tạo vẻ cổ kính, trong khuôn viên chùa trồng rất nhiều loài hoa quý, cây xanh…
– Lễ hội chùa Keo diễn ra hằng năm vào ngày 13, 14, 15 tháng 9 (Âm lịch) để tưởng nhớ đến Thiền sư Không Lộ, ngoài phần lễ rước kiệu, cúng Thánh trang nghiêm long trọng, chùa còn tổ chức phần hội với các trò chơi dân gian, diễn xướng….
– Đất nước: Là một trong số danh thắng có kiên trúc độc đáo bậc nhất trong cả nước.
+ Top 10 di tích cổ nhất ở Việt Nam.
+ Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia.
+ Năm 2012, chùa được Nhà nước xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị, ý nghĩa của chùa Keo.
– Nêu cảm nghĩ của bản thân về danh thắng đặc biệt này.
Dàn ý Thuyết minh về cầu Rồng Đà Nẵng
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào danh lam thắng cảnh cần thuyết minh: cầu Rồng Đà Nẵng.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
Cầu Rồng có dáng Rồng vươn ra biển, hình dáng được mô phỏng theo hình dáng con Rồng của thời Lý với dáng vẻ oai phong, bay ra biển Đông.
Cầu có chiều dài 568m và nặng lên đến gần 9000 tấn.
Đuôi Rồng được thiết kế cách điệu giống như những bông hoa sen.
Thân Rồng uốn lượn nhấp nhô thể hiện tư thế sẵn sàng muốn vươn ra biển lớn.
Cầu có chiều dài lên tới 666m trong đó gồm có 5 nhịp chính và 3 nhịp dẫn với chiều rộng là 37,5m có thể chia cho 6 làn xe chạy song song một lúc lên cầu.
Cầu Rồng được bắc qua sông Hàn tại bùng binh Lê Đình Dương, Bạch Đằng tạo con đường ngắn nhất từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đến các đường chính của Đà Nẵng và đâm thẳng tới bãi biển Mỹ Khê và bãi biển Non Nước ở rìa của thành phố.
Cầu Rồng là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật và công năng, và là sự hấp dẫn hàng đầu đối với du khách.
Cầu Rồng tô điểm thêm cho các khu biệt thự ven sông gần đó.
Cầu Rồng Đà Nẵng phun nước và phun lửa vào thứ 7 hoặc chủ nhật từ 9h tối hằng tuần vô cùng đẹp và bắt mắt.
Cầu Rồng lọt top 19 trên tổng số 30 cây cầu ấn tượng nhất thế giới.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa, tầm quan trọng của cầu Rồng, đồng thời nêu cảm nghĩ của bản thân.
Dàn ý thuyết minh về Đền Đô
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: Đền Đô.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý.
Đền Đô đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử – văn hóa. Nơi đây thờ 8 vị vua nhà Lý.
b. Thuyết minh chi tiết
Đền Đô được khởi công xây dựng từ ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ 1030 bởi Lý Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha.
Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo.
Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn trên hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng.
Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ.
Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý.
Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ).
Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý…
Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1009), ban “Chiếu dời đô”. Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị, ý nghĩa của Đền Đô.
Dàn ý Thuyết minh về chùa Yên Tử
1. Mở bài
Giới thiệu về chùa Yên Tử (bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình).
2. Thân bài
Chùa Yên Tử Quảng Ninh là cách gọi tắt của khu di tích và danh lam thắng cảnh Yên Tử một trong những điểm nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh.
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự là một ngôi chùa trên núi Yên Tử, thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Núi Yên tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử.
Hiện nay quần thể khu di tích thắng cảnh Trúc Lâm Yên Tử là một địa điểm tâm linh lớn nổi tiếng trong cả nước. Hằng năm đón hàng chục nghìn lượt khách tham quan, lễ phật, tìm về cõi linh thiêng thư thái.
Đỉnh thiêng Yên Tử nằm trên độ cao khoảng 1068 m so với mực nước biển. Để lên tới đỉnh chùa bạn phải vượt qua hơn 6000 bậc đá, băng qua cánh rừng trúc, rừng thông cao ngút ngàn.
Thời gian thích hợp nhất đi chùa Yên Tử lễ bái và vãn cảnh là khoảng tháng Giêng hàng năm khi mùa lễ hội đầu xuân không khí tươi mới, cảnh vật tràn đầy sức sống, người dân nô nức đi trẩy hội.
3. Kết bài
Khái quát lại những giá trị của chùa Yên Tử nói riêng và các điểm du lịch khác nói chung, đồng thời nêu lên trách nhiệm của con người đối với cảnh quan của quốc gia.
Dàn ý Thuyết minh về Hồ Gươm
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần thuyết minh: Hồ Gươm.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về Hồ Gươm
Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm đã tồn tại từ rất lâu cách đây khoảng 6 thế kỷ.
Hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng.
Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê – người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 – 1427), Lê Lợi.
b. Cảnh quan quanh hồ
Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh, những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ.
Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có “Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn”…
c. Lịch sử gắn bó của Hồ Gươm với con người Hà Nội
Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè.
Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa.
Hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh).
Hồ Gươm là biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa của Hà Nội nói riêng và cả dân tộc dân tộc nói chung.
3. Kết bài
Khái quát lại giá trị văn hóa, lịch sử cũng như vẻ đẹp của Hồ Gươm.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Bái Đính
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần thuyết minh: danh lam thắng cảnh chùa Bái Đính.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của mình.
2. Thân bài
a. Khái quát chung
Chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km về phía nam và nằm trong quần thể danh thắng Tràng An.
Chùa được chia thành hai khu chính: khu chùa mới và khu chùa cổ, mỗi khu có kiến trúc khác nhau nằm dựa vào đỉnh núi.
Mỗi năm, chùa thu hút một lượng lớn du khách từ khắp mọi miền đất nước cũng như du khách nước ngoài đến tham quan, chiêm bái.
b. Thuyết minh chi tiết
– Chùa Bái Đính tâm tự (Chùa mới):
Chùa được khởi công xây dựng từ đầu những năm 2000, là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á với nhiều kỉ lục được công nhận.
Cổng Tam Quan có hai ông hộ pháp được làm bằng đồng canh gác, là nơi giao thoa giữa trần gian và cõi phật, hai bên có dãy hành lang đi lên phía trên.
Dãy hành lang chạy dài trong khuôn viên chùa được sắp xếp với 500 vị La Hán, mỗi vị có hình dáng và tên khác nhau được làm hoàn toàn bằng đá tại làng đá Ninh Vân, Ninh Bình.
Sau khi đi qua Cổng Tam Quan sẽ đến tháp Chuông, nơi thờ Đại Hồng Chung lớn nhất Việt Nam nặng 36 tấn được đúc bằng đồng. Tháp có hai tầng, để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của chuông chúng ta phải đi lên tầng hai, nhìn xuống phía dưới sẽ thấy chiếc trống đồng Đông Sơn to khổng lồ đặt dưới chuông.
Lên trên là Điện Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được dát vàng trong điện nguy nga, tráng lệ, xung quanh là những thần hộ pháp được đúc bằng đồng. Cột là trụ cho điện hoàn toàn là gỗ lim lâu năm to một người ôm không xuể.
Tiếp theo là Điện Pháp Chủ thờ phật Thích Ca Mâu Ni nặng 100 tấn bằng đồng tay cầm búp sen, đây được coi là pho tượng lớn nhất Đông Nam Á.
Trên cùng cũng là điện chính chính là Điện Tam Thế thờ ba vị Phật tổ. Mõi pho tượng nặng 50 tấn được dát vàng với ba tư thế khác nhau. Bên cạnh điện Tam Thế là tượng phật Di Lạc hiên ngang giữa trời và tòa bảo Tháp cao 13 tầng thờ Ngọc Xá Lợi phật rước từ nước ngoài về.
– Chùa Bái Đính cổ tự (Chùa cổ)
Đây là ngôi chùa có từ lâu đời thờ Thánh Minh Không nằm trong hang đá thuộc núi Ba Dau. Để đi đến đây, chúng ta phải leo qua nhiều bậc thang bằng đá để lên đỉnh núi.
Phía bên tay phải là động thờ Phật (còn được gọi là Hang Sáng) nằm trong hang với những pho tượng phật nhỏ.
Lên trên cũng là điện chính chính là động thờ Mẫu và đức thánh Minh Không (còn được gọi là hang tối), trước đây, hang động này nổi tiếng là linh thiêng vì nằm sâu trong hang đá tối tăm mà không ai khai thông được. Đi vào trong hang sẽ thấy tượng thờ Mẫu, phía tay phải là ao tiên, phía tay trái là tượng đức thánh Minh Không.
Ngôi chùa này nổi tiếng về sự linh thiêng cùng những câu chuyện, giai thoại thần kì.
3. Kết bài
Khái quát lại vẻ đẹp của chùa Bái Đính.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh chùa Hương
1. Mở bài:
*Giới thiệu chung:
Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hương mở hội. Hội chùa Hương kéo dài gần như suốt mùa xuân.
2. Thân bài:
* Thuyết minh về chùa Hương.
– Vị trí của chùa Hương:
Thắng cảnh chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mĩ Đức, tỉnh Hà Tây cũ. Nay thuộc Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 70km về phía Tây Nam.
Từ Hà Nội đi qua Hà Đông, đến bến Đục thì dừng xe, xuống đi dọc theo dòng suối Yến Vĩ chừng 3km là đến đền Trinh.
– Đặc điểm:
Điều hấp dẫn của chùa Hương là sự kết hợp hài hòa giữa núi non, sông suối và đồng ruộng, tạo nên khung cảnh thiên nhiên đa dạng, đẹp như một bức tranh sơn thuỳ.
Khách hành hương đủ mọi thành phần, lứa tuổi, từ khắp mọi miền đất nước tấp nập đến với chùa Hương.
Các ngôi chùa nằm rải rác từ chân núi lên đỉnh núi.
Động Hương Tích lớn nhất, đẹp nhất, được chúa Trịnh Sâm ban tặng 5 chữ: “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).
Cảnh sắc kì diệu trong lòng động hiện ra trong ánh sáng huyền ảo. Chính giữa động có pho tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là những nhũ đá hình cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi Cô, núi Cậu… và đặc biệt là hình chín con rồng trên vòm động.
3. Kết bài:
*Cảm nghĩ của bản thân.
– Du khách đi chùa Hương không chỉ để lễ Phật cầu phúc mà còn để hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp. Từ đó càng thêm yêu mến quê hương, đất nước.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Bến Nhà Rồng
I. Mở bài
Giới thiệu ngắn gọn về Bến Nhà Rồng
II. Thân bài
– Vị trí: Bến Nhà Rồng thuộc khu vực gần cầu Khánh Hội, nay thuộc quận 4.
– Lịch sử hình thành:
Bến nhà rồng là một thương cảng nằm trên sông Sài Gòn và trở thành một thương cảng lớn tại Sài Gòn.
Được xây dựng từ 1862 và hơn 2 năm sau đó bến nhà Rồng này được hoàn thành vào năm 1864.
Tại nơi đây, vào ngày 5 tháng 6 năm 1911 đã tạo nên lịch sử dân tộc là người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Năm 1975 toà trụ sở xưa của thương cảng Nhà Rồng đã được Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh..
– Kiến trúc
Mục đích ban đầu xây dựng bến nhà Rồng là để làm nơi ở cho viên Tổng quản lý và nơi bán vé tàu.
Nóc nhà của bến nhà Rồng gắn hình rồng.
Ở giữa là chiếc phù hiệu mang hình “Đầu ngựa và chiếc mỏ neo”.
Vào tháng 10 năm 1865, người Pháp đã cho dựng cột cờ để treo cờ hiệu để cho tàu thuyền ra vào Cảng nên biết vào ngay hay chờ đợi.
Toàn bộ kiến trúc xưa của tòa trụ sở thương cảng Nhà Rồng hầu như còn nguyên vẹn cho đến ngày nay.
– Ý nghĩa lịch sử
+ Là nơi Bác Hồ lên đường ra đi tìm đường cứu nước
+ Bảo tàng Hồ Chí Minh – bến Nhà Rồng có nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, giữ gìn những tư liệu, hiện vật về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác
III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ của em và khẳng định lại ý nghĩa của di tích bến Nhà Rồng
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt
I. Mở bài
Giới thiệu khái quát về Đà Lạt: Nhắc đến Đà Lạt, dù là người mới chỉ đến lần đầu cũng có biết bao điều muốn chia sẻ, muốn bộc bạch, và đặc biệt sẽ kể về Đà Lạt bằng tâm hồn say sưa nhất.
II. Thân bài:
– Đặc điểm vị trí:
Một thành phố nhỏ của tỉnh Lâm Đồng.
Nằm trên cao nguyên Lâm Viên.
– Đặc điểm thiên nhiên, khí hậu: Khí hậu, thời tiết, cảnh quan
– Con người và cuộc sống Đà Lạt
– Tính cách người Đà Lạt
– Sự phát triển du lịch
* Các địa điểm du lịch:
– Hồ Xuân Hương
– Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt
– Dinh Bảo Đại
– Thung lũng tình yêu.
– Núi Langbiang.
III. Kết bài:
Cảm nhận về Đà Lạt: Có thể nói, Đà Lạt như một bông hoa đẹp giữa một rừng hoa của Việt Nam, là người con gái đẹp mà trải qua thời gian càng đẹp hơn, càng được nhiều người mến mộ hơn.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Một Cột
I. Mở bài:
Giới thiệu về danh lam thắng cảnh quê em (Chùa Một Cột)
II. Thân bài:
– Vị trí:
Ngày xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa.
Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội.
– Quá trình hình thành:
Được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông.
Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm, trước sân hai tháp lợp sứ trắng.
Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một miếng chuông lớn đặt tên là ” Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
Chùa Một Cột đã bị quân viễn chinh Pháp phá hủy trong cuộc chiến tranh chống Pháp tàn khốc và đến năm 1955 thì di sản này được tôn tạo lại.
7 năm sau, tức năm 1962, quần thể chùa Một Cột đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia và vào năm 2012 đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập kỷ lục “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Châu Á”.
– Kiến trúc chùa Một Cột:
Gồm: Cột trụ, đài Liên hoa, mái chùa.
Cột trụ cấu trúc hình trụ đứng, gồm hai cột đá ghép lại với chiều cao 4m.
Đường kính cột đá rộng 1,2 m.
Đài Liên Hoa có hình vuông với cạnh 3 m, xung quanh được đỡ bằng hệ thống cột gỗ vững chắc.
Mái chùa lợp bằng ngói vảy truyền thống màu đỏ gạch phủ lớp rêu phong thời gian.
– Ý nghĩa, giá trị của chùa Một Cột:
Là biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa, nghệ thuật của thủ đô.
Chùa Một Cột là công trình kiến trúc mang đậm giá trị lịch sử với kiến trúc độc đáo.
Chùa Một Cột Hà Nội còn là công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao, thể hiện qua nghệ thuật tạo hình trên mặt nước, điêu khắc đá, hội họa, chạm vẽ hành lang.
III. Kết bài:
Khẳng định lại giá trị của Chùa Một Cột
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long
I. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Ví dụ:
Đất nước ta được biết đến với những bức tranh thiên nhiên đẹp và cứ ngỡ như là tranh vẽ, một trong những vẻ đẹp ấy là Vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long được biết đến với vẻ đẹp được vẽ từ bàn tay của mẹ thiên nhiên. Người mẹ ấy đã cho đất nước ta một kiệt tác thiên nhiên hết sức tuyệt vời và vô cùng hùng vĩ, xinh đẹp.
II. Thân bài: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
1. Khái quát về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Vịnh Hạ Long nằm tại thành phố Hạ Long
Là nơi du lịch nổi tiếng của nước ta và các du khách quốc tế
Là nơi có vẻ đẹp hùng vĩ, một kiệt tác của thiên nhiên
Được công nhận là di sản văn hóa thế giới
2. Chi tiết về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
– Lịch sử danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Theo truyền thuyết cho rằng, nước Việt bị giặc ngoại xâm xâm lược, Ngọc Hoàng cho Rồng mẹ mang theo rồng con giúp nước Việt
Có truyền thuyết nói rằng khi nước ta bị xâm lược thì có một con rồng cuộn mình tạo nên bức tường thành vững chắc ngăn giặc ngoại xâm
Nhưng theo địa lí học thì đây là do kiến tạo địa chất
– Các điểm tham quan lại Vịnh Hạ Long:
Hòn Gà Chọi
Hòn Con Cóc
Đảo Ngọc Vừng
Đảo Ti Tốp
Đảo Tuần Châu
Động Thiên Cung
Hang Đầu Gỗ
– Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Là di sản văn hóa của thế giới, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam
Là nơi du khách đến thăm quan du lịch
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)
Ví dụ:
Vịnh Hạ Long là một danh lam thắng cảnh rất đẹp. Vịnh Hạ Long là niềm tự hào của con người Việt Nam.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh mẫu 7
I. Mở bài
Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.
Nêu cảm nhận chung về đối tượng.
II. Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
– Cảnh vật xung quanh ra sao?
– Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
Phương tiện du lịch: Xe du lịch,…
Phương tiện công cộng: Xe máy, xe buýt,…
2. Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
Có từ khi nào?
Do ai khởi công (làm ra)?
Xây dựng trong bao lâu?
3. Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
Từ xa,…
Nổi bật nhất là…
Cảnh quan xung quanh…
b) Chi tiết:
– Cách trang trí:
Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
Mang theo nét hiện đại.
– Cấu tạo.
4. Giá trị văn hóa, lịch sử:
– Lưu giữ:
Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
Tô điểm cho… (TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
a. Mở bài thuyết minh
Giới thiệu đôi nét về Chùa Hương
b. Thân bài thuyết minh
Lịch sử hình thành của chùa Hương
Cung cấp một số thông tin quan trọng như lịch sử hình thành, quá trình phát triển của chùa từ xây dựng, bị tàn phá cho đến khôi phục lại.
Các di tích lịch sử có trong chùa hương.
Vị trí các di tích, cảnh đẹp trong chùa.
c. Kết luận
Ngôi chùa Hương có ý nghĩa không chỉ là cảnh đẹp mà còn mang lại ý nghĩa tâm linh.
Chùa Hương nơi đón nhiều du khách trong và ngoài nước đến du lịch, khám phá.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Văn Miếu Quốc Tử Giám
I/ Mở bài
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.
II/ Thân bài
1/ Nguồn gốc, xuất xứ
Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..
Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.
Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 – 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).
Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám – cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.
Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.
Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu – Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
2/ Kết cấu
Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.
Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.
Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.
Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.
Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.
Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.
Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.
Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:
+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.
+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).
+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).
+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.
+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).
Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.
Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hòa giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm – dương.
3/ Ý nghĩa
Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.
Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
III/ Kết bài
Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê – Mạc tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.
Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.
Dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Hội An
I/ Mở bài: giới thiệu danh lam thắng cảnh
Việt Nam của chúng ta nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh và được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến. các địa điểm du lịch nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng, Nha Trang, Phú Quốc. Một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị mà chúng ta không thể bỏ qua là Hội An, thành phố được biết đến với vẻ cổ kính và bí ẩn. Đây là một địa điểm du lịch thu hút nhiều khách du lịch bởi sự cổ kính và có chút hiện đại. chúng ta cùng tìm hiểu về Hội An.
II/ Thân bài: thuyết minh về danh lam thắng cảnh
1/ Nguồn gốc lịch sử về Hội An:
Nhiều nghiên cứu cho thấy Hội An đã được hình thành và có cách đây 2000 năm
Đến khoảng thế kỉ 15 thì cư dân Đại Việt đã sinh sống ở đây
Cuối thế kỉ 16-17, kinh tế Hội An phát triển do người Hoa và người Nhật đến đây sinh sống
Năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định công nhận Hội An là đô thị loại 3.
Năm 2008, Chính phủ ban hành chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam
2/ Các làng nghề truyền thống:
Làng mộc Kim Bồng
Làng gốm Thanh Hà
Làng rau Trà Quế
Làng đúc đồng Phước Kiều
3/ Các địa điểm tham quan di tích lịch sử:
Bảo tàng lịch sử văn hóa
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
4/ Ẩm thực của Hội An:
Cao Lầu
Mỳ Quảng
bánh xèo chiên giòn
bánh “hoa hồng trắng”
III/ Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về danh lam thắng cảnh
Đây là một nơi du lịch hấp dẫn và thú vị
Em sẽ đến đây vào dịp không xa.
————————
Trên đây là tài liệu Ngữ văn 9 Lập dàn ý Thuyết minh về danh lam thắng cảnh. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hay và hoàn chỉnh, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tốt.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)