Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh bao gồm 7 mẫu dàn ý cho các bạn tham khảo, nắm được các ý chính cần triển khai trong bài, từ đó xây dựng bài viết Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh một cách dễ dàng hơn. Mời các bạn tham khảo dàn bài văn mẫu hay chủ đề dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu dưới đây.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 1

I, Những nét chính về tác giả – tác phẩm

  1. Tác giả

– Hữu Thỉnh tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh. Ông sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tình Vĩnh Phúc.

– Ông là một trong những gương mặt tiêu biểu thuộc lớp nhà thơ chiến sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

– Trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước, bao trùm trong toàn bộ sáng tác của Hữu Thỉnh là cảm hứng về quê hương, đất nước, nhân dân.

– Sau chiến tranh, ngòi bút của ông hướng về những cảm xúc đời thường hay những thân phận cá nhân.

– Phong cách sáng tác: cảm xúc tinh tế, lãng mạn; hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi…

  1. Tác phẩm

a.Hoàn cảnh sáng tác

– Bài thơ “Sang thu” được sáng tác vào năm 1977.

– Tác phẩm được in nhiều lần trong các tập thơ và gần đây nhất là tập thơ “Từ chiến hào ra thành phố” năm 1991.

b. Ý nghĩa nhan đề

– “Sang thu” trước hết gợi lên khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên, khi đất trời chuyển từ hạ sang thu.

– Gợi khoảnh khắc chuyên giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi trưởng thành vững vàng, từng trải.

c. Bố cục: Ba phần

– Phần 1: ( Khổ 1) Những tín hiệu giao mùa.

– Phần 2: (Khổ 2) Quang cảnh thiên nhiên khi giao mùa.

– Phần 3: (Khổ 3) Những chiêm nghiệm về cuộc đời.

II, Kiến thức cần nhớ

  1. Những tín hiệu giao mùa

– Hữu Thỉnh đã lựa chọn hình ảnh quen thuộc, gần gũi để làm nên một tứ thơ mới mẻ khi ông sử dụng một làn “hương ổi” để làm tín hiệu giao mùa:

+ “Hương ổi” đi liền với “bỗng” được đặt ở đầu câu thơ đã diễn tả cảm giác bất ngờ, đột ngột, ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình.

+ “Hương ổi” đi liền với động từ “phả” diễn tả một làn hương ngào ngạt, sánh đậm. Đồng thời gợi cho ta liên tưởng đến không gian thân thuộc của những làng quê. Đó có thể là một làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với những khu vườn, những lối ngõ sum suê cây trái.

=> Làn “hương ổi” trở thành phong vị riêng trong thơ thu Hữu Thỉnh.

– Tác giả lựa chọn “gió se” làm tín hiệu thứ hai cho khoảnh khắc giao mùa:

+ “Gió se” ngọn gió heo may đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Đó là một thứ gió khô và thoáng chút se lạnh.

+ Làn “gió se” ấy đã làm dịu đi cái nắng oi ả, gay gắt của mùa hạ và khiến cho “hương ổi” như sánh lại và trở nên ngọt ngào hơn.

– Những tín hiệu ban đầu “hương ổi”, “gió se” dường như vẫn còn chưa đủ để đánh giá cho khoảnh khắc giao mùa. Bởi vậy, tác giả đã vội vã kiếm tìm ở một tín hiệu tiếp theo là những màn sương.

+ Cảm nhận của tác giả có sự thay đổi từ khứu giác, xúc giác sang cảm nhận bằng thị giác.

+ “Hình như” là một lối nói giả định, phán đoán không chắc chắn, với một với một chút nghi hoặc. Nhưng lại rất phù hợp để diễn tả về cảm nhận mơ hồ lúc giao mùa.

+ Sự kết hợp một loạt các từ “bỗng”, “phả”, “hình như” đã thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, vui mừng, hạnh phúc của tác giả trong phút giao mùa của vạn vật.

=> Đó là những cảm nhận tinh tế của tác giả khi chuyển thu, và đối diện với những khoảnh khắc ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ.

  1. Quang cảnh thiên nhiên phút giao mùa

Quang cảnh thiên nhiên được tái hiện chân thực và sống động qua việc lựa chọn những hình ảnh đặc trưng:

– Hai câu thơ đầu có cấu trúc đối tự nhiên, chặt chẽ và diễn tả vẻ đẹp thiên nhiên và lòng người phút giao mùa. Đồng thời, diễn tả sự vận động chung của tạo hóa, thiên nhiên, đất trời khi thu về.

– Hình ảnh “dòng sông” được nhân hóa qua từ láy “dềnh dàng”:

+ Tả thực một dòng sông tĩnh lặng, trong trẻo với dòng chảy êm đềm.

+ Con sông được nhân hóa như đang được nghỉ ngơi sau mùa hạ vật vã với bão giông, kết hợp với từ “được lúc” gợi ta liên tưởng đến hình ảnh những con người đã đi qua thời chiến, trải qua lửa đạn (dòng sông máu) giờ đang được sống chậm lại, đến lúc phải nghỉ ngơi.

– Hình ảnh những chú chim được nhân hóa qua từ láy “vội vã”:

+ Tả thực những chú chim đang di cư về phương Nam tránh rét.

+ Những cánh chim được nhân hóa như bắt đầu nhanh hơn, gấp gáp hơn khi nhận ra những đợt gió heo may se lạnh đang ùa về. Kết hợp với từ “bắt đầu” gợi liên tưởng đến những người lính bước ra từ trong chiến tranh. Họ cứ ngỡ đã đến lúc phải nghỉ ngơi để suy ngẫm, ngưỡng vọng về một quá khứ xa xăm đã đi qua, song lại chính là lúc họ “bắt đầu” phải vội vã, tất bật trong những lo toan của cuộc sống mới: cơm – áo – gạo – tiền,….

– Nghệ thuật đối được sử dụng nhịp nhàng, tài tình qua hình ảnh “dập dềnh >< vội vã”.

+ Làm nổi bật hai động thái trái ngược của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

+ Làm nổi rõ hai tâm trạng trái ngược nhau của con người khi bước từ chiến tranh sang hòa bình.

– Nghệ thuật nhân hóa qua cụm từ có ý nghĩa tượng hình “vắt nửa mình”

+ Gợi lên không gian của một bầu trời cao rộng, trong treo lúc thu về.

+ Khiến cho đám mây như có hình, có hồn và trở nên gần gũi, sinh động.

+ Gợi liên tưởng đến bước đi của thời gian, đám mây như một cây cầu đặc biệt để nối liền những ngày cuối hạ và đầu thu

– Hình ảnh “đám mây” còn mang nghĩa thế sự. Gợi sự giao thời của đời sống khi đất nước đang chuyển giao từ chiến tranh sang hòa bình.

=> Khoảnh khắc giao mùa được tái hiện rất tinh tế, sống động bằng những câu thơ giàu giá trị tạo hình. Và ẩn sau khoảnh khắc đó còn là hình ảnh của đời sống lúc sang thu với biết bao biến chuyển.

  1. Những suy ngẫm về đời người lúc chớm thu

– Nghệ thuật đối qua hình ảnh “vẫn còn >< vơi dần”; “ nắng >< mưa” đã tái hiện sự vận động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên.

– Hình ảnh “nắng” và “mưa” là những hiện tượng của thiên nhiên, vận hành theo quy luật và có thể dự báo. Tác giả mượn hiện tượng tự nhiên để cụ thể hóa khoảnh khắc giao mùa.

– Những từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt” được sắp xếp theo trình tự giảm dần, cho thấy dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần và những dấu hiệu của mùa thu ngày một đậm nét hơn.

– Hình ảnh sấm là hiện tượng tự nhiên, dấu hiệu cho cơn mưa rào mùa hạ. Nó ẩn dụ cho những biến động, bất thường, thử thách trong cuộc đời của mỗi một con người.

– Hình ảnh “sấm” đi liền với lối miêu tả “bớt bất ngờ” và “hàng cây đứng tuổi”:

+ Tả thực về một hiện tượng, vào mùa thu, tiếng sấm như nhỏ dần, không còn đủ sức làm rung trời – lở đất, lay động những hàng cây đã bao mùa thay lá.

+ Là ẩn dụ về những con người từng trải, giờ đến tuối xế chiều thì trở nên vững vàng hơn, ung dung hơn trước những đổi thay, biến động của cuộc đời.

=> Khổ thơ đã bộc lộ trọn vẹn những khoảng khắc thiên nhiên và đời người sang thu, tuổi xế chiều với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc của nhà thơ.

III, Tổng kết

  1. Nội dung

– Sự cảm nhận tinh tế của của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên với những bước chuyển mình từ hạ sang thu.

– Tác phẩm còn nói lên niềm xúc động, những suy ngẫm và triết lí trong khoảnh khắc giao mùa của nhà thơ.

  1. Nghệ thuật

– Ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh giản dị, tự nhiên.

– Liên tưởng độc đáo

– Giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng.

Dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 2

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả tác phẩm Sang thu của Hữu Thỉnh

– Bài thơ chính là cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu

– Bài thơ được sáng tác 1977 , in lần đầu trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ

II. Thân bài

1. Phân tích cảm nhận tinh tế của nhà thơ trong gió se về tín hiệu sang thu

– Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế

+ Hương ổi chín lan vào không gian, phả vào gió se

+ Sương đầu thu giăng mắc nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm

+ Từ “bỗng” diễn tả sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những phát hiện thú vị báo thu về

+ Động từ “phả” gợi lên hương thơm của ổi chín như sánh lại, luồn vào trong gió gợi lên cho người đọc hình dung được không gian và thời gian của tiết sang thu

+ Gợi ra hình dung của hương ổi chín lan trong không gian, phả vào gió se

+ Chùng chình – nghệ thuật nhân hóa: sương như có ý chậm lại, quấn quýt, điều đó cũng gợi hình ảnh về bước đi của thời gian, nhẹ nhàng

2. Cảm nhận những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

– Khoảnh khắc giao mùa được diễn tả thú vị qua đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” – nghệ thuật nhân hóa diễn tả sự nuối tiếc, sự lưỡng lự trước khi chuyển mùa

– Hình ảnh dòng sống trôi thanh thản, êm dịu chính là sự lắng đọng, “dềnh dàng” đặc trưng của mùa thu

– Chim “vội vã”: nghệ thuật nhân hóa, dường như chim muông cũng cảm nhận được sự chuyển giao của mùa mới nên tìm cho mình hướng đi

→ Các hình ảnh, chi tiết đặc sắc giàu sức gợi hình tái hiện chân thật góc nhìn cũng như cảm xúc say sưa, hòa nhịp của tác giả trong khoảnh khắc thiêng liêng của đất trời

3. Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

– Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn

– Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi

+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa

+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ”– trạng thái của con người

+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.

III. Kết bài

– Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

+ Sang thu là bài thơ đẹp thể hiện những rung động tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc chuyển mùa hạ sang thu. Qua đó nêu bật lên chiêm nghiệm của tác giả về cuộc đời, con người

– Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ láy, tính từ gợi trạng thái, hình ảnh chân thực

– Nghệt thuật nhân hóa mang lại cái hồn cho bài thơ, nghệ thuật ẩn dụ tạo chiều sâu về cảm xúc và suy nghĩ.

Dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 3

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Khổ thơ thứ nhất

Thể hiện thái độ chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên của tác giả khi ngửi thấy hương ổi – đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.Những làn sương chùng chình chậm chạp, lững thững trôi đi như muốn từ từ tận hưởng vẻ đẹp của tiết trời mùa thu.

→ Bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Khổ thơ thứ hai

Dòng sông không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. Trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Đám mây không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.

→ Những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

c. Khổ thơ thứ ba

Vẫn là nắng, mưa, sấm, chớp của mùa hạ vương lại đâu đây nhưng đã bớt nồng nàn, rực rỡ và những cơn mưa xối xả cũng đã thưa dần bởi mùa thu đã đến. Hai hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Sấm tượng trưng cho những phong ba, bão táp, biến động của cuộc đời, còn “hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ của lớp người đã từng trải, được tôi luyện qua nhiều gian khổ khó khăn.

3. Kết bài

Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 4

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khổ thơ đầu

Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên.

Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.

Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ.

Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững.

Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương,… đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn.

b. Khổ thơ thứ hai

Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu.

Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến.

Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu.

Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã.

→ Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.

c. Khổ thơ cuối

Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa.

Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 5

A. Mở bài:

Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca

Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

B. Thân bài.

Khổ 1: Những cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu của đất trời.

a. Thiên nhiên được cảm nhận từ những gì vô hình:

Hương ổi phả trong gió se (se lạnh và hơi khô). “Hương ổi” là làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ.

Từ “phả”: Động từ có nghĩa là toả vào, trộn lẫn → gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may của mùa thu, lan toả khắp không gian tạo ra một mùi thơm ngọt mát – hương thơm nồng nàn hấp dẫn của những vườn cây sum suê trái ngọt ở nông thôn Việt Nam.

Sương chùng chình: Những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc như một làm sương mỏng nhẹ nhàng trôi, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm sang thu. Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn

b. Cảm xúc của nhà thơ:

Kết hợp một loạt các từ: “Bỗng, phả, hình như” thể hiện tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước thoáng đi bất chợt của mùa thu. Nhà thơ giật mình, hơi bối rối, hình như còn có chút gì chưa thật rõ ràng trong cảm nhận. Vì đó là những cảm nhận nhẹ nhàng, thoáng qua. hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra? Tâm hồn thi sĩ biến chuyển nhịp nhàng với phút giao mùa của cảnh vật. Từng cảnh sang thu thấp thoáng hồn người: Chùng chình, bịn rịn, lưu luyến, bâng khuâng…

Khổ 2: Hình ảnh thiên nhiên sang thu được nhà thơ phát hiện bằng những hình ảnh quen thuộc làm nên một bức tranh mùa thu đẹp đẽ và trong sáng:

Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản

→ gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên thiên mùa thu.

Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.

Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:

“Có đám mây mùa hạ. Vắt nửa mình sang thu” → Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết: Đám mây trên Việt Yên. Rủ bóng về Bố Hạ.”

Khổ 3: Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra qua hình ảnh cụ thể: Nắng – mưa:

Nắng – hình ảnh cụ thể của mùa hạ. Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt.

Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).

+ Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

→ Gợi cảm xúc tiếc nuối

C. Kết luận: “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

– Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 6

Mở bài:

Đề tài mùa thu là đề tài quen thuộc của thơ ca từ truyền thống tới hiện đại (xưa tới nay). Mùa thu trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Thi ca cũng có rất nhiều trang viết rất hay về mùa thu.

Đã rất nhiều nhà thơ thành danh đánh dấu tên tuổi của mình những bài thơ viết về mùa thu như là Nguyễn Du, Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu

Viết về đề tài mùa thu: Hay, hấp dẫn nhưng rất khó (theo mình nghĩ: Chắc tại có nhiều người viết về nó!!!) → Hữu Thỉnh đã vượt qua được khó khăn thử thách để đóng góp cho văn học Việt Nam một thi phẩm xuất sắc về mùa thu. Đó là bài thơ: Sang thu

Thân bài:

* Khổ 1:

Tính từ “Bỗng” bất ngờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng, thích thú

Hình ảnh “hương ổi” được cụ thể hóa qua sự chuyển đổi cảm giác; “hương ổi” không phải chỉ được cảm nhận bằng khứu giác mà còn được cảm nhận bằng các giác quan khác nữa như thị giác, xúc giác qua cách sử dụng từ “nhận ra”

Hình ảnh “hương ổi” đặc trưng của mùa thu mộc mạc, đơn sơ, giản dị + hương ổi thơm dịu, nhẹ, thanh

→ Hấp dẫn, thoải mái, nhẹ nhàng

+ Động từ “phả” hương ổi nhiều, đậm đặc

Nhẹ nhành, lan tỏa, bao trùm không gian + hình ảnh “gió se” gió mang theo hơi lạnh

→Tâm trạng ngạc nhiên, ngỡ ngàng thích thú của nhà thơ khi phát hiện hương ổi lan tỏa không gian và lẫn vào trong gió bắt đầu se lạnh

+ Nhân hóa “sương trùng trình qua ngõ” → khiến cho người đọc có thể hình dung, cụ thể hóa sương như hình khối di chuyển chậm chạp qua từng ngõ nhỏ

+ Từ phỏng đoán “hình như” chưa chắc chắn chưa rõ ràng

Từ “đã” khẳng định chắc chắn

+ Kết hợp “hình như”+”đã” → khẳng định về sự hiện diện của mùa thu qua những tín hiệu “hương ổi” “gió se” “sương chùng chình” (mơ hồ)

→ thơ xưa viết về mùa thu thường sử dụng những tín hiệu như lá vàng, áo mơ phai, lá ngô đồng rụng, hoa cúc nhưng Hữu Thỉnh lại sử dụng những thi liệu khác mộc mạc, đơn sơ, giản dị nhưng cũng là đặc trưng của mùa thu.

* Khổ 2:

Nhân hóa

– Sông “dềnh dàng” dòng chảy nhẹ, chậm, thong dong, dịu dàng

– Chim “vội vã” bay đi di trú

→ Hình ảnh của thiên nhiên như “sông” “chim” nắm bắt được tín hiệu giao mùa của mùa thu nên đã chuyển mình phù hợp với không gian

+ Đối lập hoạt động của “sông” hoạt động của “chim”

Dềnh dàng vội vã

→ Nổi bật tín hiệu: Mùa thu đã thực sự hiện diện

+ Nhân hóa “đám mây…sang thu” ranh giới vô hình của mùa hạ và mùa thu bỗng trở nên cụ thể rõ nét qua hình ảnh của đám mây. Đây là 1 hình ảnh rất sáng tạo, độc đáo của Hữu Thỉnh thể hiện cái nhìn tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ.

→ Như 1 sự khẳng định mùa thu đã thực sự hiện hữu đang lan tỏa khắp đất trời qua cái nhìn say sưa, sự liên tưởng thú vị của tác giả.

*Khổ 3:

Đối lập: “Vẫn còn”-“vơi dần”

Nắng lan tỏa khắp không gian (còn nồng nàn)

Mưa thưa dần, ít dần, hết dần

→ Bước chân của mùa thu đang lấn át dần không gian để khẳng định sự làm chủ. Còn mùa hạ thì đang lui dần nhường chỗ cho mùa thu.

Ẩn dụ + “sấm” biến động, khó khăn, bất ngờ trong cuộc sống

Hàng cây đứng tuổi: Những người lớn tuổi, từng trải

→ Những người từng trải không còn quá bất ngờ trước những biến động của cuộc sống.

Từ sự hiện diện của mùa thu, tác giả suy ngẫm về đời người.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 7

a, Mở bài

Mùa thu luôn là đề tài quen thuộc gợi nhiều cảm xúc cho các thi nhân

Bài thơ “Sang Thu” khiến cho nhà thơ ngỡ ngàng trước cảnh đất trời đang chuyển giao mùa từ mùa hạ sang thu, cả bài thơ là một bức tranh thu tươi đẹp.

b, Thân bài

* Bức tranh thiên nhiên mùa thu được Hữu Thỉnh phác họa một cách sinh động và giàu sức biểu cảm bằng khứu giác, thị giác, xúc giác.

– Nhà thơ cảm nhận mùa thu bằng tất cả con người, tâm hồn của mình qua những tín hiệu:

Sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng, tiếng lá vàng rơi xào xạc.

Hương ổi bỗng phả vào gió se thơm ngào ngạt, nồng nàn đánh thức những cảm xúc trong lòng người.

Màn sương chùng chình qua ngõ, một chút ngỡ ngàng, bâng khuâng trong tâm hồn nhà thơ và sung sướng thầm thốt lên “Hình như thu đã về”.

Dòng sông, mưa, đám mây cũng có những tín hiệu sang thu → Tác giả khẳng định rằng “Thu đến thật rồi”.

– Dấu hiệu của mùa thu trong thơ rất bình dị, gần gũi. Tác giả rất tinh tế, khéo léo để nhận ra sự thay đổi rất nhẹ nhàng, dịu dàng của mùa thu chỉ vừa mới chớm.

– Hình ảnh đám mây mùa hạ duyên dáng “Vắt nửa mình sang thu” thật thú vị và độc đáo.

– Tất cả như đang chuyển mình cùng nhịp đập của mùa thu.

* Tác giả bắt đầu suy ngẫm, chiêm nghiệm thể hiện qua giọng thơ trầm hẳn ở bốn câu thơ cuối

– Khổ cuối nói lên một vài cảm nhận, suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu qua hình ảnh nắng, mưa, sấm.

– Tác giả chiêm nghiệm và sự từng trải qua hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi”: Hình ảnh gợi cho người đọc nhiều liên tưởng như một đời người trưởng thành rồi già cỗi đi

→ Hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc.

– Mùa thu khép lại những ngày tháng sôi nổi, bồng bột của tuổi trẻ để mở ra một mùa mới, một không gian mới điềm đạm hơn.

* Nghệ thuật

– Với thể thơ 5 chữ, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh đơn sơ, quen thuộc, biện pháp nghệ thuật nhân hóa những hình ảnh màn sương, đám mây,… làm cho bài thơ trở nên sinh động hơn.

c, Kết bài

– Hữu Thỉnh đã vẽ nên một bức tranh thu tươi đẹp với nhiều cảm xúc tinh tế.

– Cả bài thơ là bức tranh tuyệt mỹ được tác giả vẽ nên bằng sự rung động tinh vi của trái tim người nghệ sĩ.

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh – Bài mẫu 8

Mở bài

Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, mùa thu của lòng người. Mỗi nhà thơ viết về mùa thu với vẻ đẹp riêng của nó. Hữu Thỉnh cũng viết về mùa thu, nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Bài Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.

Vẻ đẹp của thời khắc giao mùa, sự suy ngẫm của con người trước thời khắc giao mùa ấy được thể hiện tinh tế trong bài thơ Sang thu.

Thân bài

a) Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa hạ sang thu.

* Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:

Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của mùi ổi chín.

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.

Từ bỗng diễn tả sự đột ngột nhận ra sự thay đổi của đất trời vào thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi. Không những vậy, dấu hiệu của thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mỏng, của dòng sông, của tiếng chim và của đám mây.

Qua sự cảm nhận của tác giả dường như làn sương thu mỏng cũng chùng chình qua ngõ rất chậm rãi. Dòng sông cũng trở nên chậm chạp, thong thả trôi một cách thanh thản qua từ láy dềnh dàng. Tất cả gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Đám mây cũng như phân làm đôi, một nửa nằm lại ở mùa hè, còn nửa kia vắt sang thu. Thời khắc giao mùa như là đỉnh cao của hai mái che hạ và thu. Đám mây một nửa vắt bên này mái (mùa hạ) còn một nửa vắt qua mái bên kia (mùa thu). Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt dầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nứa mình sang thu….

Nhà thơ đã nhận ra vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa bằng các giác quan và bằng sự rung động tinh tế của tâm hồn. Chỉ một bài thơ ngắn mà tác giả đã vẽ nên một bức tranh giao mùa bằng ngôn từ. Bức tranh có màu sắc, đường nét, âm thanh,… thật đẹp và sống động. Bức tranh mang theo nét dịu dàng, êm ả của làng quê Việt Nam vào lúc sang thu.

b) Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa.

Nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự thay đổi của đất trời. Sự ngỡ ngàng, bâng khuâng đó được thể hiện qua các từ bỗng, hình như.

Hai dòng cuối của bài thơ đã thể hiện được suy ngẫm của tác giả:

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

Hai câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa là một ẩn dụ. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa. Nhưng qua hình ảnh tả thực, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Kết bài

Bài thơ Sang thu ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời khắc giao mùa hạ sang thu ở làng quê Việt Nam.

Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp nghệ thuật tu từ như từ láy, nhân hoá, ẩn dụ. Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của đất trời khi thu sang.

Qua bài thơ, ta thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.

Khái quát chung về tác giả Hữu Thỉnh

Hữu Thỉnh (sinh 1942) Hữu Thỉnh sinh ngày 15 tháng 2 năm 1942 tại Phú Vinh – Duy Phiên – Tam Đảo (Tam Dương) – Vĩnh Phúc.

Hữu Thỉnh sinh ra trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học nhưng ông đã trải qua tuổi thơ ấu không dễ dàng: ở 6 năm với bác ruột, 10 tuổi phải đi phu, làm đủ mọi thứ lao dịch cho các đồn binh Pháp: Vân Tập, chợ Vàng, Thứa, Thanh Vân.

Từ sau hòa bình lập lại, vào năm 1954, Ông mới được đến trường. Năm 1963 ông tốt nghiệp phổ thông và nhập ngũ, trở thành một người lính thuộc Trung đoàn 202. Từ đây Hữu Thỉnh đã tham gia một số hoạt động như chăn bò, học lái xe tăng, làm cán bộ tiểu đội, dạy bổ túc văn hoá, viết báo và làm cán bộ tuyên huấn. Nhiều năm tham gia chiến đấu tại miền Bắc, đã trải qua hầu khắp các chiến trường máu lửa như Đường 9. Sau 1975, Hữu Thỉnh học trường Viết văn Nguyễn Du và là một trong số những học sinh khóa đầu tiên của trường. Từ 1982, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ cán bộ biên tập, Trưởng ban Thơ, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ 1990 đến nay, Hữu Thỉnh chuyển sang công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam, trở thành Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ, tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn các khoá 3, 4, 5, Ủy viên Ban Thư ký khoá 3.

Hữu Thỉnh nguyên là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, đồng thời là Tổng biên tập Báo Văn nghệ, ông từng là Đại biểu quốc hội Việt Nam (khóa X).

Hữu Thỉnh đã lần lượt đảm nhiệm chức trách Phó Tổng Thư ký Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam (nay là chức Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam), Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam (3 lần), đồng thời kiêm nhiệm Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Khối Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bí thư Đảng ủy Đảng bộ Cơ quan Hội Nhà văn Việt Nam, Bí thư Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (khoá X). Từ năm 2000, Hữu Thỉnh là Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm tiêu biểu: “Thương lượng với thời gian”, “Sang thu”, “Âm vang chiến hào”…

Phong cách sáng tác: Ông là người viết nhiều, viết hay về con người và cuộc sống ở nông thôn. Thơ ông giản dị nhưng vô cùng tinh tế và sâu sắc

Khái quát chung về bài thơ Sang thu

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”

2. Bố cục

Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.

Khổ 2: Cảm nhận về quang cảnh trời đất lúc vào thu.

Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về cuộc đời người lúc chớm thu.

3. Ý nghĩa nhan đề

Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.

4. Giá trị nội dung

Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc

5. Giá trị nghệ thuật

Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát và cảm xúc.

Câu từ chặt chẽ, sự thay đổi tự nhiên của đất trời từ mùa hạ sang mùa thu với các phép tu từ đặc sắc.

6. Mở bài phân tích Sang thu

Mở bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi danh nhiều tác giả với những cống hiến quan trọng. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có những dấu mốc văn học khác nhau. Trong đó, không thể không nhắc đến tác giả Hữu Thỉnh – một nhà thơ xuất sắc của nền văn học Việt Nam. Hữu Thỉnh gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc qua những vần thơ bình dị, hình ảnh thân thuộc, gần gũi với những câu chữ ngắn gọn thông qua bài thơ Sang thu.

Mở bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mẫu 2

Năm tháng trôi qua, nhiều thứ đã trở thành dĩ vãng tuy nhiên có những giá trị thì vẫn trường tồn cùng thời gian và gây ấn tượng sâu sắc với thế hệ đi sau. Có thể lúc bấy giờ có rất nhiều tác phẩm văn học tiêu biểu, nhưng mãi sau này chúng ta vẫn còn ấn tượng và yêu quý nhà thơ Hữu Thỉnh và bài thơ Sang thu với bức tranh làng quê chớm thu vô cùng thân thuộc, mộc mạc nhưng cũng rất đẹp, rất nên thơ, trữ tình.

Mở bài phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh mẫu 3

Để làm nên một tác phẩm thành công, bên cạnh việc lựa chọn chủ đề, xây dựng nhân vật và sử dụng các biện pháp nghệ thuật thì mỗi nhà văn, nhà thơ cần phải có một phong cách nghệ thuật đặc sắc, khác biệt để tác phẩm của mình mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã vô cùng thành công khi viết bài thơ Sang thu, qua bức tranh thu vô cùng bình dị, thân thuộc của làng quê Việt Nam nhưng lại vô cùng tươi đẹp, ta cũng hiểu rõ hơn về tình yêu thương, sự trân trọng sâu sắc của ông dành cho quê hương của mình nói riêng và đất nước nói chung.

—————————————————————–

Lập dàn ý phân tích bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh được TaiLieuViet chia sẻ trên đây. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh có thêm tài liệu tham khảo, từ đó có thêm ý tưởng hoàn thiện cho bài văn của mình. Chúc các bạn học tốt và các bạn nhớ tương tác thường xuyên với TaiLieuViet cập nhật thêm nhiều tài liệu hay bổ ích nhé.