Lập dàn ý Kể về một lỗi lầm làm em ân hận mãi lớp 9

Lập dàn ý Kể về một lỗi lầm làm em ân hận mãi được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, gồm những dàn bài mẫu hay về bài tập làm văn lớp 9. Hi vọng tài liệu này giúp các em học tốt môn Ngữ văn 9, biết cách làm dàn bài văn kể chuyện, tránh lạc đề khi làm bài kiểm tra và thi tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Bài tham khảo 1

HƯỚNG DẪN LẬP DÀN BÀI

– Đề yêu cầu kể về một câu chuyện gây nên một lỗi lầm của bản thân. Do đó cần nhất thái độ của người viết phải chân thật, không nói quá cũng không giảm nhẹ lỗi lầm.

– Lỗi lầm thường mắc phải trong quan hệ với những người xung quanh: Người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm…

– Cốt truyện phải thể hiện được việc xảy ra, diễn biến của lỗi lầm và hậu quả của nó.

– Khi kể cần miêu tả kĩ hoạt động, thái độ, tâm lí nhân vật.

A. Mở bài

– Như thường lệ giờ sinh hoạt lớp nào cô chủ nhiệm cũng để lớp tự kiểm điểm, đánh giá.

– Khác mọi khi, hôm nay tôi bỗng thấy nôn nao, hồi hộp lạ.

B. Thân bài

– Lớp trưởng báo cáo tình hình thực hiện nội quy trong giờ học. Cả lớp ngạc nhiên vì Tùng, lớp phó bị nêu tên ăn quà vặt trong lớp. Tùng sẽ bị làm kiểm điểm, tôi rất sợ phải làm kiểm điểm.

– Đến tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập và làm bài tập: Nhiều bạn bị nêu tên vì quên vở Giáo dục công dân, tôi cũng quên nhưng không bị nêu. Tôi cảm thấy rất may.

– Đến lúc bổ sung ý kiến về tình hình này, bạn Sơn tự nhận không làm đủ bài tập toán, tôi lại rất băn khoăn.

– Nhưng cuối cùng không ai nói gì đến tôi thì tôi cũng không tự nhận và tự nghĩ tội gì có ai biết lỗi của tôi đâu.

C. Kết bài

– Ra về tôi vẫn không vui, về đến nhà cũng chẳng thiết chơi gì.

– Sau này tuy tôi không bao giờ quên sách vở nữa nhưng vẫn ân hận mãi, cứ cầm đến vở Giáo dục công dân lại buồn.

Bài tham khảo 2

a) Mở bài

– Giới thiệu hoàn cảnh câu chuyện: Thời gian, địa điểm.

– Nêu tình huống truyện.

Gợi ý:

Tiếng trống trường vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến, học sinh từ các lớp ùa ra sân chơi. Em cùng mấy bạn nam trong lớp rủ nhau ra sân chơi đá bóng. Bọn em đang thi nhau rượt đuổi trái bóng tròn, Nam cố sức chạy thật nhanh theo trái bóng, không may đã va phải một em học sinh lớp một. Em ấy ngã xuống sân, có lẽ là đau nên em òa khóc nức nở.

b) Thân bài

– Em chạy vụt qua, nhưng khi nghe thấy tiếng khóc, liền quay lại và chạy tới chỗ em nhỏ đang khóc.

– Chúng em đỡ em nhỏ đứng dậy, dỗ cho em nín, hỏi thăm và xin lỗi em nhỏ ấy.

– Nhìn khắp người cậu bé lớp một, thấy quần áo em còn dính bụi bẩn, chúng em liền lấy tay phủi sạch bụi trên quân áo cho em ấy. Nam ngỏ ý muốn đưa em ấy về tận lớp nhưng em nhỏ mĩm cười rồi lác đầu nói không cần.

– Chúng em xin lỗi em ấy một lần nữa.

c) Kết bài

– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.

– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?

Thân bài:

– Diễn biến sự việc.

+ Hoàn cảnh khiến em gây ra lỗi lầm.

+ Hành động của em gây ra hậu quả như thế nào?

+ Em có suy nghĩ gì về những hành động sai trái đó?

Kết bài:

Viết ra những cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài tham khảo 4

I. Giới thiệu: Nêu hoàn cảnh mắc lỗi

Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. Mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng tôi rất hối hận và không nói trước với mẹ. Tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.

II. Thân bài

1. Mở đầu sự việc

– Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi

– Tối đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng

2. Diễn biến sự việc

– Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ

– Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa

– Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên khôn biết

– Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng

– Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi

– Tôi rón rén bước vào nhà

– Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép

– Tôi phụng phịu cãi lại

– Tôi không biết lỗi mà cãi lại với ba

– Ba mẹ tôi rất buồn

– Tôi bỏ lên phòng

3. Kết thúc sự việc

– Sáng hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sáng

– Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn

– Tôi cảm thấy rất có lỗi

– Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa

III. Kết bài

– Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình

– Tôi tự hứa với bản thân sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành