Lập dàn ý Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo là tài liệu tham khảo hay được TaiLieuViet.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Văn của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo các bài dàn ý mẫu Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo dưới đây.

  • Bài tập làm văn số 3 lớp 9 – Đề 3: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ
  • Bài tập làm văn số 3 lớp 9 – Đề 1: Hãy kể một lần tình cờ xem trộm nhật kí của bạn
  • Bài tập làm văn số 3 lớp 9 – Đề 2: Kể lại buổi gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Dàn ý Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 1

1. Mở bài

Giới thiệu vào câu chuyện kỉ niệm với người thân bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp tùy vào năng lực của học sinh.

(Trong cuộc sống, chúng ta sẽ có những kỉ niệm, những khoảnh khắc không thể nào quên, một trong số đó chính là kỉ niệm của em với người thân…).

2. Thân bài

a. Bối cảnh xảy ra kỉ niệm

Câu chuyện đó xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Không gian và thời gian lúc đó ra sao?

Nêu cảm xúc của bản thân mình lúc đó và thái độ của người thân.

b. Kể diễn biến câu chuyện

Câu chuyện diễn ra như thế nào? Thái độ của mọi người lúc đó ra sao? Em đã có những suy nghĩ và hành động gì?

Lưu ý: kể chuyện theo một trình tự nhất định (thường là trình tự thời gian) để tránh bỏ sót những chi tiết hoặc làm cho câu chuyện lủng củng, thiếu logic.

Câu chuyện có kết quả như thế nào? Em rút ra được bài học gì sau câu chuyện.

c. Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó

Bản thân em cảm thấy như thế nào qua câu chuyện, kỉ niệm đó? Nó để lại bài học sâu sắc hay những niềm vui không thể nào quên?

Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì? Tình cảm của em với người thân đó qua câu chuyện như thế nào?

Đưa ra lời khuyên của em dành cho những bạn đã và đang rơi vào câu chuyện, hoàn cảnh tương tự như của em.

3. Kết bài

Khái quát lại câu chuyện đồng thời nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm với người thân đó.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 2

1, Mở bài

Giới thiệu về kỉ niệm với thầy/cô giáo cũ:

– Hoàn cảnh: Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, cả lớp nô nức làm báo tường, lên kế hoạch biểu diễn văn nghệ tri ân thầy cô.

– Trong không khí, hoàn cảnh đó, em nhớ lại một kỉ niệm cảm động với cô giáo chủ nhiệm cũ.

2, Thân bài

a, Giới thiệu về kỉ niệm:

– Thời gian diễn ra: lớp 6

– Kỉ niệm với ai: kỉ niệm đáng nhớ cùng cô giáo chủ nhiệm, cũng là cô giáo dạy văn.

+ Ấn tượng về cô giáo (ngoại hình, tính cách): dáng người cô nhỏ nhắn, tóc ngang vai, giọng nói rất truyền cảm. Cô quan tâm tới học sinh, lúc thì vui vẻ tâm tình như một người bạn lớn, lúc thì dạy bảo nghiêm khắc, uốn nắn lỗi sai của học sinh.

+ Gia đình em cũng khó khăn, cô giáo và các bạn giúp đỡ em nhiều, khiến em thấy vui vẻ, được quan tâm.

+ Em cố gắng học tập, vâng lời cô, tham gia tích cực hoạt động của lớp

– Diễn biến và cao trào của câu chuyện:

+ Ngày 20/11 sắp đến, ai cũng muốn chuẩn bị những món quà ý nghĩa để tỏ lòng biết ơn cô.

+ Bản thân cũng muốn tỏ lòng biết ơn cô giáo nhưng không có điều kiện kinh tế ⇒ tự tay làm một tấm thiệp và vẽ một bức tranh tặng cô.

+ Bày tỏ: vì xấu hổ, sợ món quà nhỏ bé nên chỉ dám để vào ngăn bàn giáo viên, không trực tiếp đưa cho cô giáo.

+ Cao trào của câu chuyện: cô nhận được quà, rất bất ngờ nhưng cố nén, không hỏi ai là người tặng. Trong giờ học cô đi vòng quanh lớp quan sát học sinh viết bài. Cô nhận ra nét chữ của em, gọi em ở lại sau giờ học và cảm ơn em chân thành.

– Câu chuyện kết thúc và suy nghĩ sau câu chuyện:

+ Bản thân càng thêm yêu quý cô: cô trân trọng tình cảm của học trò, dù đó là món quà nhỏ không có giá trị vật chất.

+ Cô tặng lại cho em một quyển sách Hạt giống cho tâm hồn.

3. Kết bài

Nhắc lại ý nghĩa của kỉ niệm: đây là kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong những năm tháng đi học của bản thân, sẽ luôn hứa học tập chăm chỉ, ghi nhớ và biết ơn công lao, tình cảm của thầy cô.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 3

I – Tìm hiểu đề:

– Thể loại: Tự sự (kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận + miêu tả nội tâm).

– Nội dung: Kể lại một kỉ niệm (câu chuyện) đáng nhớ nhất giữa mình và thầy (cô) giáo cũ.

– Hình thức: Bố cục rõ ràng, đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài.

– Yêu cầu:

+ Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ nên nó phải sâu sắc, có ảnh hưởng to lớn đến suy nghĩ, tình cảm hay nhận thức của người viết.

+ Người viết bài cũng chính là người kể chuyện – xưng “tôi”.

+ Cần trả lời được các câu hỏi sau:

– Đó là kỉ niệm gì?

– Xảy ra vào thời điểm nào?

– Diễn biến của câu chuyện như thế nào?

– Điều đáng nhớ nhất trong câu chuyện ấy là gì?

* Chú ý:

– Bài viết cần tự nhiên, chân thành.

– Các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận là việc tái hiện những tình cảm, cảm xúc của mình khi kể lại câu chuyện và những suy nghĩ chân thực, sâu sắc về tình cảm thầy trò.

– Khi kể, cũng cần kết hợp với các yếu tố miêu tả (hình dáng, trang phục, giọng nói…), yếu tố biểu cảm để bài văn sinh động hơn.

II – Dàn ý:

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 4

I. Mở bài:

– Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

– Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

– Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

– Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

– Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

– Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

– Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

– Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

– Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

– Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

– Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

– Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

– Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

– Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

– Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

– Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

– Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

– Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

– Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

– Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

– Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

– Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: Rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

– Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

– Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

– Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

– Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

– Quan sát khung cảnh lớp học: Các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 5

I – Mở bài

– Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng ghi nhớ.

– Cảm xúc, ấn tượng chung

II – Thân bài

1 – Chuẩn bị tới trường

– Cảnh sắc thiên nhiên, tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm)

– Chuẩn bị đến trường: Bút thước, sách vở, các đồ dùng khác

– Trên đường đi tới trường: Cảnh vật, tâm trạng, bạn bè

2 – Tới trường

– Cảnh ngôi trường: Cổng trường, sân trường, không khí náo nức, đông vui

– Lớp học: Phòng học mới, cô giáo, bạn bè, đồ dùng trong lớp.

– Tâm trạng, cảm xúc trước những điều mới lạ.

3 – Sự việc gây ấn tượng

– Cô giáo, một vài bạn trong lớp

– Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ.

– Bài học đầu tiên

III – Kết bài

– Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ.

– Ấn tượng, cảm xúc sâu sắc của bản thân, lời tự hứa

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 6

Mở bài:

Giới thiệu về hoàn cảnh lúc bạn đến trường lần đầu tiên.

Thời gian, không gian: Ví dụ: Ngày 5/9 năm đó, vào một ngày đẹp trời, bầu trời trong, xanh, những ánh nắng ban mai đang lan tỏa trên những làn cây bên đường như nói lên những điều giản dị, đâu đây tiếng chim hòa cùng tiếng cười của các bạn như đang chào đón những ánh mắt bỡ ngỡ, ngây thơ của ngày đầu đến trường.

Tiếp đó bạn nói thêm ai đưa bạn đến trường và đến trường bạn được làm quen với các bạn mới ra sao, (nếu ba mẹ ban đưa bạn đến trường thì lúc đó họ đang nói chuyện với ai)

Thân bài:

Mô tả tiếng trống trường như thế nào, trang phục của các bạn và thầy cô. Buổi khai giảng năm học mới diễn ra thế nào?

Vào lớp bạn bỡ ngỡ với không gian lớp học làm sao, bạn ngồi bàn thứ mấy? Xung quanh bạn có ai quen biết không? Tả cô giáo chủ nhiệm già hay trẻ (ví dụ: Bước vào lớp là một cô giáo chừng tuổi mẹ mình, nét mặt cô qua nhiều năm làm bạn với phấn trắng bảng đen đã để lại những nét nhăn, một người thầm lặng đưa đường dẫn lối để chúng mình bước tiếp chặn đường) hãy liên tưởng đến ánh mắt của mẹ bạn và miêu tả về cô giáo chủ nhiệm.

Giờ học đầu tiên bạn được học những gì?

Kết luận:

Khi ra về bạn muốn kể buổi đến trường đầu tiên với ai? Ba mẹ, người thân.

Bỗng dưng bạn nhớ đến bài hát đi học:

Hôm qua em đến trường

Mẹ giắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên lương

Một mình em tới lớp

Hường rừng thêm đồi vắng

Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo mẫu 7

I. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh nhớ kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

Sáng sớm, tôi đang xách nước tưới hoa thì ngoài đường bỗng rộn ràng tiếng trẻ nhỏ xôn xao. Tụi nhỏ mặc một bộ độ trắng tinh đang chuẩn bị cho ngày đầu đi học. nhìn tụi nhỏ mà tôi chợt nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Tôi không thể tin được là mình giờ đã trưởng thành và những điều đó chỉ còn là kỉ niệm. Ôi, ngày đầu tiên đi học thật là nôn nao và háo hức làm sao, giờ nhớ lại lòng tôi cũng nôn nao theo.

II. Thân bài

1. Trước ngày khai giảng

– Trước ngày khai giảng tôi còn vui chơi, nô đùa với lũ bạn trong xóm

– Mẹ tôi mua cặp sách, quần áo, bút vở cho tôi

– Tối sao tôi không thể ngủ, tôi cứ lại mân mê nhìn ngắm chiếc cặp mới và tưởng tượng cảnh ngày mai đến trường

– Sáng tôi dậy thật sớm để chuẩn bị đi học, lòng tôi rất náo nức.

2. Trên đường đến trường

– Tôi cảm thấy như tôi đã lớn, không còn trẻ con như hôm qua

– Tôi mặc bộ quần áo mẹ mua thật chỉnh tề và đi bên mẹ, nắm tay mẹ thật chặt

– Bầu trời sáng hôm đó trong xanh, gió thổi nhẹ nhàng

– Hai bên đường hoa mọc um tùm, sao cảm thấy khác mọi khi, đẹp lạ thường

– Tôi đi cạnh những anh chị khóa trên, cảm thấy thật hạnh phúc

– Sao mọi cảnh vật thường ngày hôm nay lại đổi khác

3. Vào sân trường

– Trường to và rộng hơn nhiều so với trường mẫu giáo của tôi

– Sân trường nhộn nhịp và tấp nập người: Người thì đi học, người thì đưa con đến trường,…

– Tiếng trống vang lên: Tôi phải rời xa mẹ, sao việc đó thật khó khăn nhường nào

– Thầy hiệu trường chào mừng năm học mới

– Thầy cô giáo chủ nhiệm dắt chúng tôi vào lớp

4. Vào lớp

– Chọn chỗ ngồi, đón tiết học đầu tiên trong cuộc đời

– Quan sát bạn bè, khung cảnh xung quanh

III. Kết bài

Đây là kỉ niệm mà em không bao giờ quên trong cuộc đời mình.

Lập dàn ý Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo được TaiLieuViet sưu tầm và đăng tải, hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Ngữ văn lớp 9, hoàn thành tốt bài tập mà giáo viên giao cho. Mời các bạn cùng tham khảo

  • Đóng vai người cháu kể lại câu chuyện Bếp lửa
  • Lập dàn bài thuyết minh về chiếc áo bà ba truyền thống
  • Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều
  • Lập dàn ý tưởng tượng 20 năm sau về thăm trường vào một ngày hè

……………………………………………………………..

Ngoài Lập dàn ý Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của mình và thầy cô giáo. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9, đề thi học học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với Tài liệu học tập lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt