Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Kỹ thuật trồng cây nhãn được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu tới quý độc giả tìm hiểu và tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô học và giảng dạy tốt môn Công nghệ 9 hiệu quả hơn.

I – GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ NHÃN

Cây nhãn thuộc nhóm cây ăn quả á nhiệt đới, có tích thích nghi rộng.

Cùi nhân chứa đường, axit hữu cơ, vitamin C, K, các chất khoáng Ca, P, Fe… nên có giá trị dinh dưỡng cao. Trồng nhân mang lại thu nhập cao hơn một số cây trồng khác.

II – ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật

Cây nhân có bộ rễ phát triển. Rễ cọc có thể ăn sâu từ 3 – 5m và lan rộng gấp 1- 3 lần tán cây. Rễ con tập trung trong khu vực hình chiếu của tán cây với độ sâu 10 – 15 cm.

Hoa xếp thành chùm mọc ở ngọn và nách lá. Có 3 loại hoa quả trên một chùm hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

a) Nhiệt độ: Cây nhãn chịu được nóng và lạnh tốt hơn cây vải nên được trồng ở các vùng trong cả nước. Nhiệt độ thích hợp từ 21°C – 27°C.

b) Lượng mưa: cần cho cây nhãn sinh trưởng và phát triển là 1200mm/năm. Độ ẩm không khí 70 – 80%. Thời kì phân hoá mầm hoa và phát triển quả cần nhiều nước. Là cây chịu hạn nhưng nếu bị ngập nước từ 3 – 5 ngày cũng không bị ảnh hưởng như các cây ăn quả khác.

c) Ánh sáng: Cây cần đủ ánh sáng, nhưng không ưa ánh sáng mạnh và chịu được bóng râm.

d) Đất: Cây nhãn không kén đất nên trồng được trên nhiều loại đất, trong đó đất phù sa là thích hợp nhất, độ pH= 6 – 6,5.

III – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Một số giống cây nhãn

Nhãn lồng, nhân đường phèn, nhân cùi, nhãn cùi điếc, nhãn nước… (các tỉnh phía Bắc); nhãn long, nhãn tiêu, nhân giống da bò.

2. Nhân giống cây

Phương pháp nhân giống chủ yếu là chiết cành và ghép.

a) Chiết cành

– Chọn cành chiết ở những cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, phẩm chất quả thơm, ngon.

– Đường kính gốc cành chiết từ 0,5 – 1,5cm. Cành nhỏ có khả năng ra rễ tốt hơn cành to.

– Bầu chiết có đường kính 6 – 8cm, dài 10 – 12cm.

Sau khi chiết được 2,5 – 3 tháng, bầu chiết có nhiều rễ thì cắt đem giâm ở vườn ươm với khoảng cách 20cm x 20cm; 30cm x 30cm; 40cm x 60cm. Tiến hành tưới nước phân chuồng pha loãng hay phân hoá học với nồng độ từ 0,5 – 1%.

b) Ghép

Tạo gốc ghép bằng cách gieo hạt các giống nhân nước, nhãn long… vào vườn ươm, tiến hành chăm sóc đầy đủ cho đến khi gốc ghép có đường kính 1cm là tiến hành ghép.

Các phương pháp ghép nhãn được áp dụng là ghép áp, ghép chẻ bên, ghép mắt cửa sổ, ghép nêm.

3. Trồng cây

a) Thời vụ trồng

Thời vụ trồng phụ thuộc vào khí hậu từng vùng sinh thái.

b) Khoảng cách: Đối với đất tốt ở vùng đồng bằng, trồng với khoảng cách 8m x 8m. Đối với đất đồi, trồng với khoảng cách 7m x 7m hay 6m x 8m

Tùy thuộc vào loại đất mà có khoảng cách trồng và mật độ khác nhau.

Loại đất Kích thước (cm) Khối lượng phân bón (kg/hố)
Sâu Rộng Hữu cơ Lân (P) Kali (K) Vôi
Đất đồng bằng 50 – 60 50 – 60 20 – 30 0.5 0.5 0
Đất đồi 80 – 100 80 – 100 30 – 50 0.5 – 1 0.5 0.2 – 0.5

a) Làm cỏ vun xới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và làm đất tơi xốp. Hàng năm có thể dùng bùn ao hay phù sa vun vào gốc một lớp mỏng từ 5 – 10cm từ gốc cây rộng ra cho hết tán cây.

b) Bón phân thúc vào 2 thời kì quan trọng là khi ra hoa (tháng 2 – 3) và sau khi thu hoạch quả (tháng 8 – 9) bằng phân chuồng hoại từ 30 – 50kg/cây và phân hoá học với lượng tối đa cho 1 cây: 1,5 – 2kg đạm; 1 – 1,5kg lân; 1,5 – 2kg kali.

c) Tưới nước: Tháng đầu tiên sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây theo định kì 1 – 2 ngày/lần. Tháng thứ hai định kì 3 – 5 ngày/lần. Tưới từ ngoài vào trong gốc.

d) Tạo hình, sửa cành: Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ.

e) Phòng trừ sâu bệnh

– Bọ xít thường phát sinh nhiều vào lúc nhiệt độ môi trường lên cao và phá hại từ tháng 1 – tháng 3, 4 năm sau.

Tiến hành rung cây, rung cành vào ban đêm cho bọ xít rơi xuống rồi bắt giết. Phun thuốc Basudin 0,1 – 0,2% hoặc Diazinon 0,04%, Dichovot 0,05% từ tháng 4 để trừ trứng, sâu non; đợt hai phun vào tháng 8 – 9.

– Sâu đục quả: Con trưởng thành đẻ trứng trên vỏ quả. Sâu non nở đục vào phần cuống quả làm rụng quả hoặc làm giảm chất lượng quả.

Tiến hành tỉa cành cho thoáng cây.

– Sâu gặm vỏ cành

– Nhện lông nhung

– Bệnh thối hoa

– Bệnh thối hoa

– Bệnh mốc sương

IV – THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN

1. Thu hoạch: Quả nhân khi chín, vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu vàng sáng; vỏ quả xù xì, hơi dày chuyển sang mỏng và nhẵn, hạt màu đen.

Bẻ hay cắt từng chùm quả, chú ý không cắt trụi hết cành lá và cắt cuống quá dài sẽ ảnh hưởng đến các mầm ngủ ở phía dưới chùm quả.

2. Bảo quản: Quả được hái xuống để ở nơi râm mát, sau đó cho vào sọt, hộp giấy các tông để đưa đến nơi tiêu thụ hoặc vào kho lạnh bảo quản ở nhiệt độ 5oC – 10oC.

Ngoài ra có thể dùng hoá chất không độc hại và được phép sử dụng bảo quản.

3. Chế biến: Sấy cùi làm long nhãn bằng lò sấy.

Với nội dung bài Kỹ thuật trồng cây nhãn các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững giá trị dinh dưỡng, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây nhãn….

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 9: Kỹ thuật trồng cây nhãn. Các bạn học sinh cùng quý thầy cô có thể tham khảo một số tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải vở bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9