Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi, …) được TaiLieuViet sưu tầm và giới thiệu tới quý độc giả tìm hiểu và tham khảo để học và giảng dạy tốt môn Công nghệ 9 hiệu quả hơn.

I – GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA QUẢ CÂY CÓ MÚI

Các cây ăn quả có múi như cam, chanh, quýt, bưởi, quất… có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được trồng rộng rãi ở nước ta. Trong thịt quả còn có chứa 6 – 12% đường, vitamin từ 40 – 90mg/100g quả tươi, axit hữu cơ từ 0,4 – 1,2% cùng với các chất khoáng

II – ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH

1. Đặc điểm thực vật

Cam, quýt và các cây ăn quả có múi thuộc họ Cam là những loại có nhiều cành. Bộ rễ phát triển: rễ cọc cắm sâu xuống đất, rễ con phân bố nhiều ở lớp đất mặt từ 10 – 30cm trở lên. Hoa thường ra rộ cùng với cành non phát triển. Hoa có mùi thơm hấp dẫn.

2. Yêu cầu ngoại cảnh

lý thuyết môn công nghệ 9

III – KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

1. Một số giống cây ăn quả trồng phổ biến

a) Các giống cam: Cam Xã Đoài, cam Sông Con, cam Vân Du, phân bố ở một số địa phương của các tỉnh phía Bắc; ở các tỉnh phía Nam có cam giấy, cam mật, cam sành…

b) Các giống quýt: Quýt tích Giang (Hà Nội), quýt vỏ vàng Lạng Sơn, quýt đường, quýt tiêu hồng ở Vĩnh Long, Cần Thơ. Ngoài ra có cam sành (là giống lai giữa cam và quýt) được trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang.

c) Các giống bưởi: Bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Tân Triều (Biên Hoà), bưởi hồng không hạt (Tiền Giang), bưởi Thanh Trà (Thừa Thiên Huế)…

d) Các giống chanh: Chanh giấy, chanh núm, chanh tứ thời, chanh đào (còn gọi là chanh lòng tôm) và một số giống nhập nội như chanh Ơrêka (Eureka), chanh Limê (Lime), chanh Pecsa.

2. Nhân giống cây

Để có cây giống tốt, kịp thời, cần tiến hành nhân giống tại vườn ươm từ 1 – 2 năm (từ khi gieo hạt đến khi bắt đầu ghép cần từ 12 – 16 tháng. Sau khi ghép cần từ 4 – 8 tháng mới trồng được).

Hiện nay việc nhân giống được thực hiện bằng phương pháp chiết cành, giâm, cành, ghép. Trong đó chiết cành và ghép là phổ biến.

– Chiết cành có thể áp dụng cho hầu hết các giống cam, chanh, quýt, bưởi… Chọn cành để chiết có kích thước nhỏ mọc ở giữa tầng tán cây. Cành chiết phải được ra ngôi ở vườn ươm từ 2 – 3 tháng mới đem trồng.

– Giâm cành thường áp dụng cho các giống chanh và cành giâm được xử lí chất kích thích với nồng độ cao trong thời gian ngắn.

– Ghép đối với cam, chanh, quýt nên ghép theo kiểu chữ T và ghép mắt nhỏ gỗ. Đối với bưởi còn áp dụng kiểu ghép cửa sổ.

Các cây được chọn làm gốc ghép là bưởi chua, cam chua, chanh Euroka, quýt clopat, cam mật, chanh yên, chấp…

3. Trồng cây

a) Thời vụ

Đặc điểm Thời gian
Các tỉnh phía Bắc Từ tháng… đến tháng…
Các tỉnh phía Nam Từ tháng… đến tháng…

b) Khoảng cách trồng

Khoảng cách trồng phụ thuộc từng loại cây, chất đất.

c) Đào hố, bón phân lót

Đào hố trồng, kích thước hố rộng từ 60 – 80cm, sâu 40 – 60cm tùy theo địa hình, loại đất. Lớp đất đào lên được trộn với phân (30kg phân chuồng; 0,2 – 0,5kg phân lân và 0,1 – 0,2kg kali), cho vào hố rồi phủ đất kín, để 20 – 25 ngày sau mới trồng cây vào hố.

4. Chăm sóc

a) Làm cỏ, vun xới: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để diệt cỏ dại, làm mất nơi ẩn náu của sâu, bệnh và đất tơi xốp.

b) Bón phân thúc: bằng phân hữu cơ và phân hoá học, khối lượng phân và thời kì bón tuỳ tình hình phát triển của cây và tuổi cây.

e) Phòng trừ sâu, bệnh: Cây ăn quả có múi thường bị nhiều loại sâu, bệnh phá hại làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả.

– Sâu vẽ bùa: ban ngày bướm ẩn kín trong tán cây, ban đêm mới hoạt động, đẻ trứng ở gần lá chính hai bên mặt lá. Sâu non đục vào biểu bì làm thành các đường ngoằn ngoèo làm cho lá quăn queo. Sâu thường phát sinh vào mùa xuân, khi

– Sâu xanh: Bướm hoạt động ban ngày, đẻ trứng vào lá non trên ngọn cây. Sâu non ăn lá và chúng phát sinh quanh năm.

– Sâu đục cành: Con trưởng thành đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành. Sâu non phá hại mạnh vào tháng 5.

– Bệnh loét: Bệnh do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Xanthomonas citri, phát triển ở nhiệt độ 200C – 300C, độ ẩm không khí cao, lá ướt. Vi khuẩn xâm nhập vào cây mạnh nhất từ tháng 3 – 4, qua lỗ khí khổng, thuỷ khổng và vết thương gây sát.

– Bệnh vàng lá: Bệnh do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Libero bacter asiaticum. Bệnh được lan truyền qua một loại cây; gốc ghép, mắt ghép mang bệnh.

Tiến hành chọn giống sạch bệnh để trồng. Bón phân đầy đủ, cân đối giúp cho cây tăng sức chống, chịu bệnh. Phun thuốc Bassan, Copperam… diệt trừ rầy chổng cánh.

IV – THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN

1. Thu hoạch:

Thu hoạch cần đúng độ chín. Ví dụ: với cam, quýt, khi xuất hiện màu đỏ da cam hoặc vàng da cam từ 1/3 – ¼ diện tích vỏ quả thì tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch vào ngày nắng ráo. Dùng kéo cắt sát cuống quả, tránh làm gây sát vỏ quả. Quả được lau sạch, phân loại, xử lí bằng hoá chất không gây độc hại và được phép sử dụng, rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ vào bảo quản. Hái quả không làm xước cây và vỏ quả, không làm bầm dập quả

2. Bảo quản:

Quả được xử lí tạo màng parafin có thể bảo quản được trong 2 tháng.

Nếu bảo quản trong kho lạnh, xe lạnh, yêu cầu nhiệt độ 1oC – 3oC, độ ẩm là 80 – 850%. Thời gian và bảo quản càng lâu nếu quả được lau sạch sẽ. tráng parafin, gói giấy mỏng và không chất thành đống.

Với nội dung bài Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi, …) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững giá trị dinh dưỡng của các quả cây có múi, đặc điểm thực vật và yêu cầu ngoại cảnh, kĩ thuật trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi….

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết Công nghệ 9: Kỹ thuật trồng cây ăn quả có múi (cam, chanh, quýt, bưởi, …). Các bạn học sinh cùng quý thầy cô có thể tham khảo một số tài liệu Lý thuyết môn Công nghệ lớp 9, Giải bài tập Công nghệ 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà TaiLieuViet tổng hợp và giới thiệu tới các bạn đọc.