TaiLieuViet xin giới thiệu bài viết Kiến thức chung tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Ngữ văn lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

1. Hoàn cảnh sáng tác 

– Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được sáng tác năm 1966. Đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ.

– Truyện được in trong tập truyện ngắn cùng tên.

2. Ý nghĩa nhan đề

– Chiếc lược ngà là hình ảnh, chi tiết trung tâm của tác phẩm, gắn kết cuộc đời, tính cách của các nhân vật và góp phần khắc họa sâu nội dung truyện.

– Với bé Thu, chiếc lược ngà là ước mơ, là món quà đầu tiên và cũng là kỉ vật cuối cùng của người cha.
=> Chiếc lược ngà là kỉ vật, hình ảnh của cha.

– Với ông Sáu, chiếc lược ngà không chỉ là món quà ông dành tặng con mà còn là hình bóng của cô con gái yêu quý.
=> Chiếc lược ngà là tất cả tình thương, nỗi nhớ của ông Sáu.

– Với bác Ba, chiếc lược ngà là sự trao gửi thiêng liêng giữa người cán bộ cách mạng với người con gái của đồng đội đã nằm lại nơi chiến trường.

– Với hai cha con ông Sáu, chiếc lược ngà là biểu tượng thiêng liêng bất diệt và cầu nối tình cảm sâu nặng của hai cha con.

3. Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà

Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến 8 năm trở về thăm gia đình và con gái. Bé Thu- con gái ông không chịu nhận cha vì vết thẹo dài trên mặt làm ông không giống người cha trong tấm ảnh chụp chung với má. Em tỏ ra lạnh nhạt đối xử với ông Sáu như người lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cảm cha con trong em trỗi dậy mạnh mẽ nhưng đó cũng là lúc ông Sáu phải đi. Ở khu căn cứ ông dồn hết tâm lực, tình cảm làm cây lược tặng con.Chưa kịp trap cho con thì ông đã hi sinh. Trước khi nhắm mắt ông trút hơi sức cuối cùng trao cây lược cho bác Ba- người bạn của ông nhờ trao lại cho ông Sáu.

4. Tình huống trong truyện Chiếc lược ngà

+ Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách (chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi.

+ Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thị người cha đã hi sinh.

Ý nghĩa của tình huống truyện:

+ Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con đối với cha. Còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha đối với con.

+ Tác giả đã tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh đầy éo le, mất mát.

5. Giá trị nội dung tác phẩm Chiếc lược ngà

Qua truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng thể hiện được sâu sắc tư tưởng, chủ đề của tác phẩm, đó là sự khẳng định ngợi ca tình phụ tử thiêng liêng như một giá trị nhân văn sâu sắc. Tình cảm ấy là cội nguồn, sức mạnh vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của chiến tranh.

6. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Chiếc lược ngà

– Tạo dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên và hợp lí, thành công

– Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc qua suy nghĩ, hành động và lời nói.

—————————————

Trên đây TaiLieuViet đã giới thiệu nội dung bài Kiến thức chung tác phẩm Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng). Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn bài lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 9, Soạn văn 9 siêu ngắn.