TaiLieuViet xin giới thiệu bài Giải Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát được chúng tôi sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Mở đầu trang 84 Bài 20 KHTN 8: Vì sao vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra?

Trả lời:

Vào những ngày hanh khô, khi chải tóc bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì khi đó tóc và lược nhựa đã bị nhiễm điện do cọ xát với nhau.

I. Vật nhiễm điện

Hoạt động 1 trang 84 KHTN 8: Thí nghiệm 1

Chuẩn bị:

– Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thủy tinh.

– Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa.

– Một số mẩu giấy vụn.

Tiến hành:

– Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra không?

– Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra.

– Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.

– Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

– Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

– Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.

– Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.

Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

Giải KHTN 8 trang 85

Hoạt động 2 trang 85 KHTN 8: Thí nghiệm 2

Chuẩn bị:

– Hai đũa nhựa và một đũa thủy tinh.

– Mảnh vải len (hoặc dạ) và mảnh vải lụa.

– Giá thí nghiệm và dây treo.

Tiến hành:

– Lấy một đũa nhựa cọ vào mảnh vải len, sau đó treo lên giá thí nghiệm. Lấy chiếc đũa nhựa thứ hai cọ vào mảnh vải len rồi đưa lại gần đầu đũa nhựa kia (Hình 20.2 a). Quan sát hiện tượng xảy ra.

– Thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh đã cọ vào mảnh vải lụa, rồi đưa lại gần đũa nhựa (Hình 20.2b). Quan sát hiện tượng xảy ra.

Khoa học tự nhiên 8

Câu hỏi 1 trang 85 KHTN 8: Từ các kết quả thí nghiệm, rút ra nhận xét gì? Điện tích trên đũa thủy tinh có cùng loại với điện tích trên đũa nhựa không?

Trả lời:

– Chiếc đũa nhựa và đũa thủy tinh sau khi cọ sát đều bị nhiễm điện.

– Điện tích trên đũa thủy tinh khác loại với điện tích trên đũa nhựa.

Câu hỏi 2 trang 85 KHTN 8: Các điện tích cùng loại và khác loại tác dụng với nhau như thế nào?

Trả lời:

– Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

– Các điện tích khác loại thì hút nhau.

Câu hỏi 3 trang 85 KHTN 8: Trả lời câu hỏi ở phần mở đầu.

Trả lời:

Khi lược nhựa chải vào tóc nhiều lần thì cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện (lược nhựa nhiễm điện âm, tóc nhiễm điện dương), hai vật nhiễm điện trái dấu nhau nên hút nhau.

II. Giải thích sơ lược về sự nhiễm điện do cọ sát

Hoạt động 3 trang 86 KHTN 8: Hãy thảo luận để trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? Hãy vẽ hình mô tả cấu tạo nguyên tử.

2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển như thế nào?

Trả lời:

1. Cấu tạo nguyên tử gồm có hạt nhân và lớp vỏ electron. Trong đó:

Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử, gồm các hạt proton và nơtron.

Vỏ nguyên tử bao gồm các electron chuyển động trong không gian xung quanh hạt nhân.

=> Nguyên tử được cấu tạo bởi 3 loại hạt cơ bản là: electron, proton và nơtron.

Khoa học tự nhiên 8

2. Electron trong nguyên tử có thể dịch chuyển rời khỏi nguyên tử và di chuyển sang nơi khác.

Câu hỏi 4 trang 86 KHTN 8: Giải thích tại sao bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.

Trả lời:

Bụi bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng là do khi cánh quạt quay, ma sát nhiều với không khí xung quanh làm cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xát. Do đó, cánh quạt có thể hút được các vật nhỏ nhẹ như bụi trong không khí. Sau mỗi lần sử dụng quạt thì cánh quạt lại bị nhiễm điện và hút thêm một lượng bụi nên ta thấy bụi bám nhiều ở cánh quạt điện sau một thời gian sử dụng.

Câu hỏi 5 trang 86 KHTN 8: Vì sao vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào?

Trả lời:

Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi bông bám vào vì khăn bông khô khi lau chùi sẽ cọ xát với các bề mặt được lau gây ra hiện tượng nhiễm điện do cọ xát làm các bề mặt được lau bị nhiễm điện có thể hút được các vật nhỏ nhẹ mà khăn bông khô lại gồm nhiều sợi bông nhỏ nhẹ nên dễ bị chúng hút bám vào các bề mặt được lau.

Em có thể trang 87 KHTN 8: Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.

Trả lời:

Vào mùa đông thời tiết hanh khô khi ta mặc nhiều quần áo, đội mũ, đắp chăn,… thì trong lúc mặc, cởi, kéo dãn quần áo, bỏ mũ, xoay chăn,… hoặc các hành động cọ xát khác sẽ thấy hiện tượng bị “giật điện”, lóe sáng hay nghe được các tiếng lách tách, đó chính là do các vật đã bị nhiễm điện do cọ xát.

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 20: Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát KNTT.

  • Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 21

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
  • Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
  • Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều