Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 26: Sự nở vì nhiệt được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Mở đầu trang 123 Bài 26 KHTN 8: Tháp Eiffel (hình 26.1) được xây dựng tại Paris (Pa – ri) nước Pháp, là một công trình kiến trúc nổi tiếng toàn cầu. Tháp được làm bằng sắt. Khi xây xong tháp cao 325 m. Vào mùa đông và mùa hè, tháp có chiều cao chênh lệch khoảng 17 cm. Vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy?

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Vì tháp được làm bằng sắt mà sắt là chất rắn có tính chất co lại khi lạnh đi và nở ra khi nóng lên. Do vậy, vào mùa đông có nhiệt độ thấp nên tháp co lại còn vào mùa hè có nhiệt độ cao hơn nên tháp nở ra dẫn tới sự chênh lệch về chiều cao.

I. Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Thực hành 1 trang 123 KHTN 8:

Chuẩn bị

(1) Ống kim loại rỗng, trên thân có bộ phận gắn ống dẫn nước nóng vào và ra, có lỗ để cắm nhiệt kế.

(2) Đồng hồ chỉ thị độ giãn nở có độ chia nhỏ nhất 0,01 mm;

(3) Hai thanh kim loại đồng chất (nhôm và đồng) chiều dài bằng nhau;

(4) Giá đỡ ống kim loại rỗng, một đầu giá có bộ phận định vị thanh kim loại và điều chỉnh được, đầu còn lại có bộ phận gá lắp đồng hồ;

(5) Ngoài ra cần nước đun sôi 100oC và nước ở nhiệt độ phòng.

Tiến hành

– Lần 1: Đổ nước sôi qua phễu vào ống kim loại rỗng, trong ống có thanh nhôm, đợi kim đồng hồ chỉ giá trị ổn định, đọc giá trị. Sau đó đổ nước lạnh vào ống kim loại rỗng để nhiệt độ ống trở về nhiệt độ phòng.

– Lần 2: Thay thanh nhôm bằng thanh đồng và tiến hành tương tự như lần 1.

Sau khi được làm nóng, chiều dài của thanh đồng và thanh nhôm tăng thêm bao nhiêu? Độ tăng chiều dài của thanh nào lớn hơn?

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Qua thí nghiệm ta thấy: Độ tăng chiều dài của thanh nhôm nhiều hơn độ tăng chiều dài của thanh đồng.

Câu hỏi 1 trang 123 KHTN 8: Khi nhận thêm hay mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật thay đổi thế nào?

Trả lời:

– Khi nhận thêm năng lượng nhiệt, kích thước của vật lớn hơn kích thước ban đầu.

– Khi mất bớt năng lượng nhiệt, kích thước của vật nhỏ hơn kích thước ban đầu.

Giải KHTN 8trang 124

Câu hỏi 2 trang 124 KHTN 8: Chiều cao của tháp Eiffel vào mùa đông hay mùa hè lớn hơn? Vì sao?

Trả lời:

Chiều cao của tháp Eiffel vào mùa hè lớn hơn vì vào mùa hè, nhiệt độ tăng cao, sắt nở ra.

II. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí

Giải KHTN 8trang 125

Thực hành 2 trang 125 KHTN 8:

– Điều chỉnh mực chất lỏng trong mỗi bình ngang nhau (đánh dấu vị trí mực chất lỏng ban đầu) (hình 26.3).

– Đặt ba bình chất lỏng vào cùng một khay, từ từ đổ nước nóng vào khay.

So sánh mực chất lỏng ở mỗi bình sau khi đổ nước nóng vào khay.

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Quan sát thí nghiệm ta thấy: Mực chất lỏng ở bình rượu dâng cao hơn mực chất lỏng ở bình dầu, mực chất lỏng ở bình dầu dâng cao hơn mực chất lỏng ở bình nước.

Câu hỏi 3 trang 125 KHTN 8: Chất lỏng và chất khí nở vì nhiệt như thế nào?

Trả lời:

Chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.

Chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn so với chất khí khi nở ra vì nhiệt.

Luyện tập 1 trang 125 KHTN 8: Chuẩn bị dụng cụ như hình 26.3, nếu đổ nước lạnh vào khay, hãy dự đoán sự thay đổi mực chất lỏng ở mỗi bình, sau đó làm thí nghiệm kiểm chứng dự đoán của em.

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Quan sát thí nghiệm ta thấy: Mực chất lỏng ở bình rượu tụt thấp hơn mực chất lỏng ở bình dầu, mực chất lỏng ở bình dầu tụt thấp hơn mực chất lỏng ở bình nước.

Câu hỏi 4 trang 125 KHTN 8: Dựa vào bảng 26.1, hãy nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi.

Chất khí Chất lỏng Chất rắn
Không khí: 183 cm3 Rượu: 58 cm3 Nhôm: 3,45 cm3
Hơi nước: 183 cm3 Dầu hỏa: 55 cm3 Đồng: 2,55 cm3
Khí oxy: 183 cm3 Thủy ngân: 9 cm3 Sắt: 1,80 cm3

Trả lời:

Sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi: Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

III. Ứng dụng sự nở vì nhiệt trong thực tiễn

Giải KHTN 8trang 126

Luyện tập 3 trang 126 KHTN 8: Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích.

Trả lời:

Ví dụ: Những chiếc khinh khí cầu có thể bay lên nhờ không khí khi được đốt nóng giãn nở ra, dòng không khí nóng này di chuyển lên cao tạo thành lực đẩy hướng lên trên làm cho khinh khí cầu nhẹ hơn và có thể bay lên cao.

Luyện tập 4 trang 126 KHTN 8: Ở nhiệt độ bình thường khoảng 20oC, thanh băng kép có hình dạng thẳng như trong hình 26.5a.

– Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh thay đổi hình dạng như thế nào?

– Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c), sau đó làm nóng thanh thì có hiện tượng gì xảy ra?

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

– Nếu làm nóng thanh như ở hình 26.5b thì thanh nóng lên sẽ nở dài ra và cong về phía thanh dài ra ít hơn.

– Lắp thanh vào mạch điện (hình 26.5c), sau đó làm nóng thanh thì thanh nóng lên sẽ nở dài ra và cong về phía thanh dài ra ít hơn làm chạm vào tiếp điểm giúp mạch kín, có dòng điện chạy qua bóng đèn và bóng đèn sáng.

IV. Tác hại của sự nở vì nhiệt

Giải KHTN 8trang 127

Vận dụng trang 127 KHTN 8: Lọ thủy tinh có nắp xoay bằng sắt khi để lâu ngày, rất khó dùng tay mở nắp. Nếu hơ nóng nắp sắt này rồi mới xoay thì xoay dễ dàng hơn. Giải thích vì sao?

Trả lời:

Khi hơ nóng nắp sắt thì nắp sắt nóng lên nở ra không bám chặt vào miệng lọ thủy tinh nữa giúp ta xoay mở được dễ dàng hơn.

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 26: Sự nở vì nhiệt CD.

  • Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài tập Chủ đề 6

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
  • Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
  • Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều