Giải Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 19: Đòn bẩy được TaiLieuViet sưu tầm và tổng hợpvới lời giải chi tiết, rõ ràng theo khung chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo để nắm được nội dung bài học

Mở đầu trang 94 Bài 19 KHTN 8: Để đưa một vật lên cao, người công nhân có thể trực tiếp tác dụng lên vật một lực hướng thẳng đứng lên trên (hình 19.1). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do kích thước hay khối lượng của vật lớn sẽ khó nâng trực tiếp theo cách này. Có cách nào để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng?

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Để nâng được vật lên mà không cần tác dụng lực theo phương thẳng đứng người ta sử dụng đòn bẩy.

I. Đòn bẩy có thể làm đổi hướng tác dụng của lực

Câu hỏi 1 trang 94 KHTN 8: Nêu một số ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng.

Trả lời:

Ví dụ về dùng đòn bẩy làm đổi hướng của lực tác dụng:

+ Đưa vật lên khỏi hố.

Khoa học tự nhiên 8

+ Nhổ đinh

II. Các loại đòn bẩy

Giải KHTN 8trang 95

Câu hỏi 2 trang 95 KHTN 8: Dùng các dụng cụ học tập, thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm làm một đòn bẩy. Vẽ hình biểu diễn đòn bẩy, điểm tựa và lực trong thí nghiệm này.

Trả lời:

Các em có thể sử dụng các dụng cụ học tập để làm một đòn bẩy. Ví dụ như phương án sau, dụng cụ gồm có: 1 thước kẻ làm thanh đòn, bút làm điểm tựa và cục tẩy làm vật.

Khoa học tự nhiên 8

Câu hỏi 3 trang 95 KHTN 8: Nêu một số ví dụ về mỗi loại đòn bẩy trong thực tiễn.

Trả lời:

– Ví dụ đòn bẩy loại 1: Mái chèo thuyền, kéo.

– Ví dụ đòn bẩy loại 2: kẹp làm vỡ hạt, xe rùa.

– Ví dụ đòn bẩy loại 3: cần câu, đũa.

III. Sử dụng đòn bẩy trong thực tiễn

Giải KHTN 8trang 96

Câu hỏi 4 trang 96 KHTN 8: Mỗi hình trong hình 19.7a, b, c tương ứng với loại đòn bẩy nào?

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

– Hình 19.7 a tương ứng với đòn bẩy loại 3.

– Hình 19.7 b tương ứng với đòn bẩy loại 1.

– Hình 19.7 c tương ứng với đòn bẩy loại 2.

– Cái kéo là đòn bẩy.

– Điểm tựa và sự thay đổi hướng của lực thể hiện như trong hình vẽ.

+ vec{F1 } là lực tác dụng của tay vào kéo.

+ vec{F2} là lực tác dụng của tay trực tiếp khi không dùng kéo (tác dụng lên sợi dây).

Khoa học tự nhiên 8

Giải KHTN 8trang 97

Câu hỏi 5 trang 97 KHTN 8: Trong hình 19.9, bộ phận nào có vai trò như một đòn bẩy?

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Thân chày cùng đầu chày có vai trò như một đòn bẩy.

Khoa học tự nhiên 8

Câu hỏi 6 trang 97 KHTN 8: Chỉ ra bộ phận đóng vai trò đòn bẩy ở hình 19.10.

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

Cần gạt, trục bơm, piston là bộ phận đóng vai trò đòn bẩy trong máy bơm nước bằng tay.

Khoa học tự nhiên 8

Luyện tập 2 trang 97 KHTN 8: Để nhổ một chiếc đinh ra khỏi tấm gỗ, người ta sử dụng một chiếc búa nhổ đinh hoặc một chiếc kìm (hình 19.11). Em hãy:

a. Mô tả cách dùng hai dụng cụ này để nhổ đinh.

b. Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đòn bẩy để giải thích cách làm.

Khoa học tự nhiên 8

Trả lời:

a.

Mô tả cách dùng búa nhổ đinh: Đặt đầu búa sao cho đinh nằm chặt ở khe búa và đầu búa tì vào tấm gỗ làm điểm tựa, tay cầm vào cán búa, càng cách xa đầu búa thì càng nhổ dễ, dùng lực từ cánh tay hướng theo chiều lực xrightarrow[F]{} như hình vẽ khi cán búa quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.

Khoa học tự nhiên 8

Mô tả cách dùng kìm nhổ đinh: kẹp mũi kìm vào đinh, ấn mũi kìm xuống tấm gỗ để lấy điểm tựa, tác dụng lực vào cán kìm theo chiều lực vec{F} như hình vẽ khi cán kìm quay thì đinh cũng được nhổ dần lên.

Khoa học tự nhiên 8

b. Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng của lực tác dụng và khi một vật quay do chịu lực tác dụng thì nó có thể tác dụng lực lên một vật khác.

– Dùng búa nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 1 cho ta lợi về lực.

Khoa học tự nhiên 8

– Dùng kìm nhổ đinh là áp dụng đòn bẩy loại 2 cũng cho ta lợi về lực.

Khoa học tự nhiên 8

Vận dụng trang 97 KHTN 8: Nêu một số công việc trong thực tiễn có sử dụng đòn bẩy. Dùng hình vẽ để mô tả rõ tác dụng của đòn bẩy trong công việc đó.

Trả lời:

Ví dụ một số công việc sử dụng đòn bẩy:

– Dùng xà beng để bẩy vật.

Khoa học tự nhiên 8

– Dùng mái chèo để chèo thuyền

Khoa học tự nhiên 8

————————————-

Trên đây, TaiLieuViet đã gửi tới các bạn Giải Khoa học tự nhiên 8 bài 19: Đòn bẩy CD.

  • Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài tập Chủ đề 4

Bắt đầu năm học 2023 – 2024 trở đi sẽ được giảng dạy theo 3 bộ sách: Chân trời sáng tạo; Kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Việc lựa chọn giảng dạy bộ sách nào sẽ tùy thuộc vào các trường. Để giúp các thầy cô và các em học sinh làm quen với từng bộ sách mới, TaiLieuViet sẽ cung cấp lời giải bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, trắc nghiệm toán từng bài và các tài liệu giảng dạy, học tập khác. Mời các bạn tham khảo qua đường link bên dưới:

  • Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo
  • Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
  • Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều