Mời các bạn tham khảo Giải Khoa học tự nhiên 7 CTST Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật do TaiLieuViet đăng tải sau đây. Tài liệu tổng hợp câu hỏi và đáp án cho các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Chân trời sáng tạo, hướng dẫn chi tiết nội dung câu hỏi bài tập, thảo luận, bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28, giúp các em nắm chắc kiến thức được học, từ đó luyện giải KHTN 7 hiệu quả.
Mục Lục
ToggleMở đầu trang 128 Bài 28 SGK KHTN 7 CTST:
Tại sao nhiều loại cây trồng (lúa, ngô, cây ăn quả,…) không được tưới nước đầy đủ sẽ héo dần, thậm chí sẽ chết?
Hương dẫn trả lời:
Nước tham gia trong các phản ứng trong tế bào thực vật, làm tế bào thực vật được tươi tốt do đó nếu không được tưới nước đầy đủ, các tế bào thực vật sẽ không thể thực hiện chức năng sống bình thường.
1. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
Câu hỏi thảo luận 1 trang 128 SGK KHTN 7 CTST:
Em hãy cho biết nước có những tính chất gì.
Hương dẫn trả lời:
Tính chất của nước:
– Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
– Sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC.
– Có tính phân cực nên có khả năng hòa tan nhiều chất nhưng không hòa tan được dầu, mỡ,…
– Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
– Có khả năng kết hợp với các chất hóa học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 128 SGK KHTN 7 CTST:
Quan sát Hình 28.1, em hãy mô tả cấu trúc của phân tử nước.
Hương dẫn trả lời:
Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 128 SGK KHTN 7 CTST:
Em có nhận xét gì về sự phân bố của các electron trong phân tử nước?
Hương dẫn trả lời:
Sự phân bố của các electron trong phân tử nước: Trong phân tử nước, các liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen do nguyên tử oxygen có khả năng hút các electron mạnh hơn.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 128 SGK KHTN 7 CTST:
Cho biết tính chất của phân tử nước. Vì sao phân tử nước có tính chất đó?
Hương dẫn trả lời:
– Tính chất của phân tử nước: Nước có tính chất phân cực.
– Giải thích tính phân cực của nước: Phân tử nước có tính chất phân cực do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu (đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích điện dương một phần).
Luyện tập trang 128 SGK KHTN 7 CTST:
Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất?
Câu hỏi thảo luận 5 trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Nước có những vai trò gì đối với sinh vật? Cho ví dụ?
Hương dẫn trả lời:
Những vai trò của nước đối với sinh vật:
– Nước tạo môi trường liên kết các thành phần trong tế bào.
– Nước tham gia nhiều hoạt động sống khác nhau trong cơ thể sinh vật như: điều hoà thân nhiệt, là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất, làm nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hoá các chất trong cơ thể (tiêu hoá ở động vật, quang hợp ở thực vật, …).
– Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Em hãy kể tên một số loài sinh vật sống trong môi trường nước?
Hương dẫn trả lời:
Một số loài sinh vật sống trong môi trường nước: Hoa sen, hoa súng, rong biển, cá heo, bạch tuộc, rùa biển, cá chép, ốc, cua, tôm, trai sông,…
Câu hỏi thảo luận 7 trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Điều gì sẽ xảy ra đối với cơ thể sinh vật khi thiếu nước kéo dài? Giải thích?
Hương dẫn trả lời:
Khi thiếu nước kéo dài, cấu trúc tế bào bị ảnh hưởng đồng thời quá trình chuyển hóa các chất trong tế bào cũng bị chậm do thiếu nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng hóa học. Điều này khiến cơ thể không duy trì được các hoạt động sống và chết.
Luyện tập trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Tại sao khi cơ thể đang ra mồ hôi, nếu có gió thổi ta sẽ có cảm giác mát hơn?
Hương dẫn trả lời:
Khi có gió thổi, nước trong mồ hôi sẽ bay hơi nhanh và mang theo nhiệt cơ thể đang tỏa ra dẫn đến giảm nhiệt độ bề mặt cơ thể nên sẽ có cảm giác mát mẻ.
Vận dụng trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Tại sao khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol?
Hương dẫn trả lời:
Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, chúng ta cần phải bổ sung nước bằng cách uống dung dịch oresol vì:
– Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy sẽ làm cho cơ thể bị mất đi một lượng lớn nước và các chất điện giải (muối khoáng). Mà nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể. Bởi vậy, trong các trường hợp này, cần bổ sung nước và chất điện giải kịp thời.
– Oresol là dung dịch có thành phần chủ yếu là nước và các chất điện giải. Bởi vậy, uống oresol trong các trường hợp này sẽ giúp bù nước và điện giải cho cơ thể kịp thời, giúp các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra bình thường.
2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Câu hỏi thảo luận 8 trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Chất dinh dưỡng là gì? Sinh vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ những nguồn nào?
Hương dẫn trả lời:
– Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.
– Động vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ môi trường qua thức ăn; còn thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ đất, phân bón,…
Câu hỏi thảo luận 9 trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Ở sinh vật, các chất dinh dưỡng được chia thành những nhóm nào? Dựa vào đâu để chia thành các nhóm đó?
Hương dẫn trả lời:
Phân loại các nhóm chất dinh dưỡng:
– Ở động vật: Các chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm dựa vào bản chất hóa học cơ thể là: carbohydrate (chất đường bột), lipid (chất béo), protein (chất đạm), vitamin và chất khoáng. Trong đó, carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng; còn vitamin và chất khoáng là các chất không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
– Ở thực vật: Các chất dinh dưỡng là muối khoáng, được chia thành 2 nhóm lớn: nhóm có tỉ lệ lớn (C, H, O, N, P,…); nhóm có tỉ lệ nhỏ (Fe, Zn, Cu, Mo,…).
Câu hỏi thảo luận 10 trang 129 SGK KHTN 7 CTST:
Chất dinh dưỡng có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật?
Hương dẫn trả lời:
Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật: Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển; cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật; tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Luyện tập trang 130 SGK KHTN 7 CTST:
Tại sao chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau?
Hương dẫn trả lời:
– Mỗi loại thức ăn chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định.
– Cơ thể người cần đủ lượng và đủ loại chất dinh dưỡng cần thiết để cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, cung cấp đủ năng lượng, tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
→ Chúng ta cần ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, không thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng nào.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 trang 130
Bài 1 trang 130 SGK KHTN 7 CTST:
Hình bên mô tả ba người A, B, C đang ở các mức cân nặng khác nhau. Trong đó, người B có mức cân nặng bình thường. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau:
a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện vấn đề gì?
b) Theo em, vấn đề đó có thể xuất phát từ những nguyên nhân nào?
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp nào?
Hương dẫn trả lời:
a) Hình ảnh của người A và người C đang thể hiện: người A bị thiếu cân, gầy; người C bị thừa cân, béo phì.
b) Vấn để này có thể xuất phát từ những nguyên nhân:
– Nguyên nhân bên ngoài ( nguyên nhân chủ quan):
+ Chế độ ăn không hợp lý, không cân đối các chất dinh dưỡng: ở người A, có thể họ đang nhịn ăn quá mức; còn người C đang ăn quá nhiều, lạm dụng các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,…
+ Chế độ vận động không hợp lý: Người A có thể đang vận động quá nhiều, quá sức; người C có thể lười vận động dẫn đến sự tích tụ mỡ thừa.
– Nguyên nhân bên trong: Do cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng (ở người A) hoặc do gene di truyền gây bệnh béo phì (người C); do một số bệnh làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, mất cân bằng trong hấp thu dinh dưỡng.
c) Để khắc phục được vấn đề trên, chúng ta cần có những biện pháp:
– Cần có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ và đa dạng dinh dưỡng từ thức ăn, hạn chế ăn các thực phẩm như đồ nhiều dầu, mỡ; nước ngọt, đồ ăn nhanh,…
– Có chế độ tập luyện thể dục, thể thao, lao động hợp lý: Không hoạt động quá mức, tập các bài thể dục có tác dụng tăng cơ (người A) hoặc thường xuyên vận động, tập luyện các bài tập giảm mỡ, tăng cơ (người B).
– Thường xuyên đi khám định kỳ để phát hiện các bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hấp thu dinh dưỡng trong cơ thể.
Bài 2 trang 130 SGK KHTN 7 CTST:
Nước là một yếu tố điều tiết nhiệt độ môi trường vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi môi trường quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ ra không khí khi môi trường quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường.
Dựa vào thông tin trên, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Tại sao môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn so với môi trường trên cạn?
b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp ích gì cho cây?
Hương dẫn trả lời:
a) Môi trường nước có nhiệt độ ổn định hơn so với môi trường trên cạn vì chúng có khả năng hấp thụ một lượng nhiệt tương đối lớn từ không khí khi quá nóng hoặc thải nhiệt dự trữ khi quá lạnh cho phép các cơ thể sống có thể thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường
b) Khi nghe dự báo thời tiết sắp trở nên giá rét, những người nông dân thường tưới nước cho cây trồng vào buổi sáng khi có ánh nắng mặt trời. Việc làm này giúp cho cây có thể giữ được nguồn nhiệt trong đất tốt hơn, giảm bớt tác động của thời tiết giá lạnh đến cây.
……………………
Trên đây là Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 28. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK, từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7 hơn.
Để xem lời giải các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Giải Khoa học tự nhiên 7 CTST trên TaiLieuViet nhé. Chuyên mục tổng hợp lời giải theo từng đơn vị bài học giúp các em dễ dàng theo dõi, chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt.
Related posts
Tài liệu nổi bật
Categories
- Âm Nhạc – Mỹ Thuật Lớp 9 (17)
- Âm nhạc lớp 6 – KNTT (31)
- Âm Nhạc Lớp 7- CTST (23)
- Bài tập Toán 9 (8)
- Chưa phân loại (32)
- Chuyên đề Hóa học 12 (196)
- Chuyên đề Sinh học lớp 12 (61)
- Chuyên đề Toán 9 (50)
- Công Nghệ Lớp 10- CD (58)
- Công Nghệ Lớp 10- KNTT (52)
- Công nghệ Lớp 11 – KNTT (22)
- Công Nghệ Lớp 6 – CTST (15)
- Công Nghệ Lớp 6 – KNTT (16)
- Công Nghệ Lớp 7- CTST (18)
- Công Nghệ Lớp 7- KNTT (19)
- Công nghệ Lớp 8 – CD (21)
- Công nghệ Lớp 8 – CTST (18)
- Công nghệ Lớp 8 – KNTT (7)
- Công Nghệ Lớp 9 (114)
- Đề thi học kì 2 lớp 9 môn Văn (35)
- Địa Lí Lớp 10- CD (99)
- Địa Lí Lớp 10- KNTT (77)
- Địa lí Lớp 11 – CD (31)
- Địa lí Lớp 11 – CTST (23)
- Địa lí Lớp 11 – KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 12 (134)
- Địa lí Lớp 6 – CTST (36)
- Địa lí Lớp 6 – KNTT (30)
- Địa Lí Lớp 7- CTST (22)
- Địa Lí Lớp 7- KNTT (19)
- Địa Lí Lớp 9 (290)
- GDCD 12 (28)
- GDCD Lớp 6 – CTST (8)
- GDCD Lớp 6 – KNTT (12)
- GDCD Lớp 9 (94)
- Giải bài tập Địa Lí 12 (12)
- Giải bài tập SGK Toán 12 (8)
- Giải bài tập Sinh học 12 (45)
- Giải SBT Hóa học 12 (71)
- Giải vở BT Văn 9 (122)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- CTST (12)
- Giáo Dục Công Dân Lớp 7- KNTT (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CD (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – CTST (10)
- Giáo dục công dân Lớp 8 – KNTT (10)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- CD (12)
- Giáo Dục Quốc Phòng Lớp 10- KNTT (12)
- Hóa Học Lớp 10- CD (30)
- Hóa Học Lớp 10- KNTT (61)
- Hoá Học Lớp 11 – CD (19)
- Hoá học Lớp 11 – CTST (19)
- Hoá học Lớp 11 – KNTT (25)
- Hóa Học Lớp 12 (130)
- Hóa Học Lớp 9 (717)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 10- KNTT (52)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- CTST (40)
- Hoạt Động Trải Nghiệm Lớp 7- KNTT (16)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CD (19)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – CTST (9)
- Hoạt động trải nghiệm Lớp 8 – KNTT (18)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – CTST (46)
- Khoa học tự nhiên Lớp 6 – KNTT (57)
- Khoa Học Tự Nhiên Lớp 7- CTST (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CD (51)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – CTST (33)
- Khoa học tự nhiên Lớp 8 – KNTT (37)
- Kinh Tế & Pháp Luật Lớp 10 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CD (21)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – CTST (11)
- Kinh tế & Pháp luật Lớp 11 – KNTT (11)
- Lịch Sử Lớp 10- CD (34)
- Lịch Sử Lớp 10- CTST (20)
- Lịch Sử Lớp 10- KNTT (42)
- Lịch sử Lớp 11 – CTST (13)
- Lịch sử Lớp 11 – KNTT (13)
- Lịch sử Lớp 6 – CTST (21)
- Lịch sử Lớp 6 – KNTT (22)
- Lịch Sử Lớp 7- CTST (19)
- Lịch sử lớp 7- KNTT (18)
- Lịch Sử Lớp 9 (148)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – CTST (40)
- Lịch sử và Địa lí Lớp 8 – KNTT (33)
- Lý thuyết Địa lý 12 (4)
- Lý thuyết Lịch sử lớp 9 (33)
- Lý thuyết Ngữ Văn (83)
- Lý thuyết Ngữ Văn 12 (18)
- Lý thuyết Sinh học 12 (41)
- Mở bài – Kết bài hay (55)
- Mở bài lớp 12 hay (24)
- Nghị luận xã hội (34)
- Ngữ Văn Lớp 10- CD (113)
- Ngữ Văn Lớp 10- CTST (79)
- Ngữ Văn Lớp 10- KNTT (198)
- Ngữ Văn Lớp 11 – CD (51)
- Ngữ văn Lớp 11 – CTST (89)
- Ngữ Văn Lớp 11 – KNTT (107)
- Ngữ Văn Lớp 12 (379)
- Ngữ Văn Lớp 6 – KNTT (293)
- Ngữ Văn Lớp 7- CTST (103)
- Ngữ Văn Lớp 7- KNTT (66)
- Ngữ văn Lớp 8 – CD (48)
- Ngữ văn Lớp 8 – CTST (123)
- Ngữ văn Lớp 8 – KNTT (196)
- Ngữ Văn Lớp 9 (28)
- Phân tích các tác phẩm lớp 12 (12)
- Sinh Học Lớp 10- CD (49)
- Sinh Học Lớp 10- CTST (61)
- Sinh Học Lớp 10- KNTT (71)
- Sinh Học Lớp 11 – CD (16)
- Sinh học Lớp 11 – CTST (18)
- Sinh học Lớp 11 – KNTT (18)
- Sinh Học Lớp 9 (229)
- Soạn Anh 12 mới (86)
- Soạn văn 9 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 1 (50)
- SOẠN VĂN 9 BÀI 2 (50)
- Tác giả – Tác phẩm (41)
- Tác giả – Tác phẩm Ngữ Văn 12 (13)
- Thi THPT QG môn Địa lý (12)
- Thi THPT QG môn Sinh (8)
- Tiếng Anh Lớp 10 Friends Global (57)
- Tiếng Anh Lớp 10 Global Success (604)
- Tiếng Anh Lớp 10 iLearn Smart World (98)
- Tiếng anh Lớp 11 Friends Global (171)
- Tiếng anh Lớp 11 Global Success (368)
- Tiếng anh Lớp 11 iLearn Smart World (104)
- Tiếng Anh Lớp 12 cũ (168)
- Tiếng Anh Lớp 6 Friends Plus (114)
- Tiếng Anh Lớp 6 Global Success (174)
- Tiếng Anh Lớp 7 Friends Plus (160)
- Tiếng Anh Lớp 8 Friends plus (71)
- Tiếng anh Lớp 8 Global Success (79)
- Tiếng anh Lớp 8 iLearn Smart World (40)
- Tiếng Anh Lớp 9 Mới (211)
- Tin Học Lớp 10- CD (24)
- Tin Học Lớp 10- KNTT (33)
- Tin học Lớp 11 – KNTT (21)
- Tin Học Lớp 6 – CTST (41)
- Tin Học Lớp 6- KNTT (17)
- Tin Học Lớp 7- CTST (14)
- Tin Học Lớp 7- KNTT (16)
- Tin học Lớp 8 – CD (36)
- Tin học Lớp 8 – CTST (10)
- Tin học Lớp 8 – KNTT (5)
- Tin Học Lớp 9 (21)
- Toán 10 sách Chân trời sáng tạo (42)
- Toán Lớp 1 – KNTT (1)
- Toán Lớp 10- CD (44)
- Toán Lớp 10- CTST (39)
- Toán Lớp 10- KNTT (161)
- Toán Lớp 11 – CD (19)
- Toán Lớp 11 – CTST (44)
- Toán Lớp 11 – KNTT (46)
- Toán Lớp 12 (123)
- Toán Lớp 6 – CTST (62)
- Toán Lớp 6 – KNTT (102)
- Toán Lớp 7- CTST (52)
- Toán Lớp 7- KNTT (74)
- Toán Lớp 8 – CD (23)
- Toán Lớp 8 – CTST (21)
- Toán Lớp 8 – KNTT (34)
- Toán Lớp 9 (194)
- Tóm tắt Ngữ văn (16)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn (75)
- Trắc nghiệm Toán 9 (61)
- Trải nghiệm hướng nghiệp Lớp 11 – KNTT (8)
- Văn mẫu 12 phân tích chuyên sâu (12)
- Văn mẫu 9 (273)
- Vật Lí Lớp 10- CD (39)
- Vật Lí Lớp 10- KNTT (61)
- Vật Lí Lớp 11 – CD (18)
- Vật lí Lớp 11 – CTST (20)
- Vật lí Lớp 11 – KNTT (26)
- Vật Lý Lớp 9 (217)