Kết bài Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng được TaiLieuViet tổng hợp các cách kết bài cho tác phẩm “Chiếc lược ngà” hay nhất. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn tải về tham khảo, chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới

1. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 1

Nguyễn Quang Sáng đã đem đến cho người đọc một câu chuyện đầy xúc động về tình cảm cha con, tình yêu quê hương đất nước. “Chiếc lược ngà” còn là hồi chuông lên án sự khốc liệt của chiến tranh đã tước đi hạnh phúc con người. Càng hiểu, càng cảm phục những con người như ông Sáu, thương yêu những em bé như bé Thu, ta càng trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay ta đang sống.

2. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 2

Trang sách khép lại nhưng tiếng “Ba…a…a…Ba!” đầy yêu thương đến xé lòng của bé Thu vẫn day dứt mãi trong tâm hồn người đọc. Với “Chiếc lược ngà”, Nguyễn Quang Sáng không chỉ là một nhà văn mà còn trở thành một “nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”, ôm ấp và nâng niu những nỗi đau và khát vọng cao đẹp của con người.

3. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 3

Một vết sẹo, một tấm ảnh, một tiếng “Ba”, một cây lược ngà, chỉ ngần ấy thôi mà gieo vào lòng ta biết bao yêu thương lẫn nỗi đau khắc khoải. Không cầu kì gọt đẽo, không viết về những điều xa xôi, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã chạm đến trái tim người đọc bởi sự chân thành, mộc mạc. Chắc chắn, dẫu thời gian qua đi, trái tim ta vẫn sẽ ngân lên những thanh âm như lần đầu rung động trước câu chuyện này.

4. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 4

Qua câu chuyện cảm động về tình phụ tử, “Chiếc lược ngà” đã cho ta thấy một góc khuất khác của chiến tranh. Chiến tranh đâu chỉ hào hùng, khí thế “Xẻ dọc Trường Sơn” mà chiến tranh còn chồng chất đau thương, mất mát. Hướng ngòi bút về hiện thực, để cuộc đời là “nơi đi tới” và cũng là “nơi xuất phát” cho các tác phẩm của mình, Nguyễn Quang Sáng đã chứng tỏ được vị thế của “cây đại thụ trong văn học Nam Bộ”.

5. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 5

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là bức tranh đầy xúc động về tình cảm phụ tử trong chiến tranh. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh, tình cảm cha con giữa ông Sáu và bé Thu vẫn hiện lên thật đẹp, đúng như ai đó từng nhận xét: “Vượt qua bi kịch của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã cất cao bài ca thiêng liêng về tình phụ tử”. Không chỉ gợi nhắc về tình cảm cha con, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng còn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc khi lên án tố cáo tội ác, sự bất nhân của chiến tranh đã khiến bao cuộc chia li màu nước mắt đã diễn ra.

  • Mở bài Chiếc lược ngà

6. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 6

Truyện ngắn Chiếc lược ngà là bản tình ca tha thiết về tình cảm cha con. Qua “Chiếc lược ngà”, nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ mở ra một thế giới tình cảm gia đình thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu mà còn gợi cho chúng ta những suy ngẫm sâu sắc về cái mất mát, đau thương mà chiến tranh mang lại. Từ câu chuyện, chúng ta có thêm sự quý trọng đối với cuộc sống hòa bình, nhắc nhở chúng ta – mỗi người con cần biết trân trọng hơn nữa, yêu thương hơn nữa đối với cha mẹ, những người đã hi sinh cả đời để chúng ta được khôn lớn, trưởng thành.

Kết bài truyện ngắn Chiếc lược ngà

7. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 7

Chiếc lược ngà mang đến cho chúng ta một câu chuyện thật đẹp nhưng cũng thật buồn về tình cha con. Bom đạn chiến tranh đã khiến ông Sáu mãi mãi rời xa bé Thu, ngày gặp lại và trao cho con chiếc lược chính tay mình làm cũng không thể thực hiện, thế nhưng tình thương của ông Sáu dành cho bé Thu thì mãi vẹn nguyên, không bom đạn kẻ thù nào có thể phá hủy, và tôi cũng tin chắc rằng, cầm trong tay chiếc lược ngà, bé Thu sẽ cảm nhận được tình cảm của cha dành cho mình và thứ tình cảm thiêng liêng ấy sẽ sống mãi trong trái tim của em giống như lời nhận định của nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn “…tình cha con cũng đạt dào muôn đời bất diệt trong lòng đứa con. Tình người thiêng liêng ấy không kẻ thù nào có thể tiêu diệt được, trái lại nó càng sáng đẹp hơn, bền bỉ hơn…”.

8. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 8

Bằng sự tài tình trong xây dựng tình huống truyện, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác và để rồi đọng lại cuối cùng trong cảm nhận chính là tình cảm cha con thiêng liêng, cảm động giữa ông Sáu và bé Thu. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc của Nguyễn Quang Sáng trở nên đẹp đẽ hơn, thiêng liêng hơn bao giờ hết, sau tất cả Nguyễn Quang Sáng như muốn khẳng định sức sống bất tử của tình cảm cha con, bom đạn của kẻ thù có thể hủy diệt về sự sống thể xác nhưng không may may tác động, hủy diệt được tình cảm cha con thiêng liêng, bất diệt ấy.

9. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 9

Truyện Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của cha con anh Sáu. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và ngời sáng. Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thiêng liêng mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thía những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Vì vậy mà ý nghĩa tố cáo, lên án chiến tranh xâm lược của truyện khá sâu sắc.

10. Kết bài Chiếc lược ngà – Mẫu 10

Truyện Chiếc lược ngà là bài ca đẹp về tình cha con. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và càng ngời sáng. Truyện không chỉ nói lên tình cảm cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho ta suy nghĩ thấm thía về những éo le, đau thương, mất mát mà chiến tranh gieo rắc cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Ta càng thấm thía rằng tình cảm gia đình là sức mạnh , niềm tin để con người có thể vượt qua tất cả, ngay cả cái chết. Ta hiểu ” Nếu trên đời có những nguồn vui chân chính và niềm hạnh phúc thật sự , thì nó sẽ nằm trong tổ ấm gia đình”.

……………………………………………………………..

Ngoài bài viết trên, kho tài liệu của TaiLieuViet vẫn còn rất nhiều tài liệu phong phú, bổ ích luôn sẵn sàng cho bạn đọc ghé thăm tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. TaiLieuViet luôn là trợ thủ đắc lực cho các bạn học sinh trong quá trình học tập! Chúc các bạn đạt được kết quả cao!